Tham Luận

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Cộng

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Cộng gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

Hình minh họa

Hình minh họa

Nguồn: Professor Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum. Biên dịch: Chu Tuấn Việt.
Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.
Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. [Đọc tiếp]

“Con ngựa hoang” Trump sẽ bị thuần phục?

GS Nouriel Roubini

GS Nouriel Roubini

Bài của Giáo sư kinh tế chính trị Nouriel Roubini:
Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch tranh cử của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.
Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Hoa Kỳ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. [Đọc tiếp]

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

Joseph Nye

Joseph Nye

Bài giáo sư của Joseph Nye: Trong chiến dịch tranh cử, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa. [Đọc tiếp]

Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông

Tin VOA: Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump không xem vấn đề Biển Đông là trọng điểm trong chiến dịch tranh cử, và biện pháp giải quyết các tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng ở châu Á vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán rằng ông Trump sẽ thực hiện một số hành động quân sự cứng rắn đối với Bắc Kinh để chứng tỏ lập trường của Hoa Kỳ và sau đó sẽ lui lại để tập trung vào phát huy mối quan hệ thương mại với Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

Tác giả: Donald Trump

Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. [Đọc tiếp]

Những ngày tháng tới

Dù nói ra hay không hay dù ủng hộ ai, hầu hết người Mỹ gốc Việt khi cầm lá phiếu bầu tổng thống Mỹ đều nghĩ tới Việt Nam và hy vọng qua lá phiếu sẽ đóng góp một chút gì đó, chắc chắn là rất nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Hôm 9 tháng 11, người Mỹ, qua phương pháp cử tri đoàn, đã chọn Donald Trump làm tổng thống (Bà Hillary Clinton thắng phiếu phổ thông nhưng không tính). Sự kiện Donald Trump là tổng thống đã tạo ra nhiều hy vọng nơi những người ủng hộ ông ta, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều lo lắng nơi những người ủng hộ bà Hillary Clinton. [Đọc tiếp]

Lịch trình làm việc 100 ngày đầu của Tổng Thống Trump.

Donal TRump nói chuyện tại Gettysburg về chương trình 100 ngày đầu tại Tòa Bạch Ốc (ngày 22/10)

Donal Trump nói chuyện tại Gettysburg, PA về chương trình 100 ngày đầu tại Tòa Bạch Ốc (ngày 22/10)

Trong buổi tập trung tại thành phố Gettysburg bang Pennsylvania hôm thứ Bảy (22/10), ứng viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thông báo kế hoạch trong 100 ngày đầu nếu ông đắc cử tổng thống.
Ông hứa sẽ làm sạch bãi lầy tham nhũng Washington và nhắc lại câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, cam kết lập “một chính phủ mới, của dân, do dân, vì dân”. Donald Trump giải thích: “Đây là một hợp đồng giữa Donald J. Trump và các cử tri Mỹ và điều này sẽ khởi sự với việc buộc chính quyền trở nên tử tế và có trách nhiệm”. [Đọc tiếp]

Ẩn số Donald Trump…

Tổng Thống-đắc cử Trump gặp TT Obama tại Tòa Bạch Ốc để bàn giao chính phủ (ảnh ngày 11/11/2016)

Tổng Thống-tân cử Trump gặp TT Obama tại Tòa Bạch Ốc để bàn giao chính phủ (ảnh ngày 11/11/2016)

Dù muốn dù không, ông Trump đã được dân Mỹ bầu làm tổng thống thứ 45  của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trong thể chế dân chủ, sự chọn lựa người lãnh đạo là do lá phiếu người dân quyết định… những người bênh hay chống ông Trump lúc này không nên dùng cảm tính của mình cho việc đánh giá Tân Tổng Thống Hoa Kỳ trong tương lai, và nên nhìn vào thực tế ông Trump sẽ làm gì cho nước Mỹ, cho an ninh toàn thế giới.
Trong những ngày tới, dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, ông Trump nói riêng và đảng Cộng Hòa nói chung sẽ có điều kiện tối ưu để quyết định nhiều chính sách quan trọng của nước Mỹ, vì đảng Cộng Hòa đang làm chủ Tòa Bạch Ốc, Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ…Trong tương lai ông Trump cũng tấn phong những vị Tối Cao Pháp Viện đang khiếm khuyết, xem như cả ngành Tư Pháp Hoa Kỳ cũng thành phần cảm tình với ông Trump. Dưới đây là những bài bình luận của báo chí Pháp giúp ta tìm ra ẩn số của ông Trump….dĩ nhiên không đúng hoàn toàn, nhưng cũng giúp cho chúng ta những dữ liệu cần thiết về một nhân vật từng gây sóng gió và ngạc nhiên cho thế giới hiện đang nắm vận mệnh Hoa Kỳ và có thể nói cả thế giới. [Đọc tiếp]

“Với Donald Trump, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ diều hâu hơn”

Tòa Bạch Ốc - Washington DC

Tòa Bạch Ốc – Washington DC

Sự kiện ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ tiếp tục được giới quan sát phân tích và bình luận rộng rãi. Trong một bài phỏng vấn dành cho ban Việt Ngữ từ viện Đông Nam Á tại Singapore nơi ông đang được mời đến nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason (Hoa Kỳ) đã nêu bật ý nghĩa của sự kiện ông Trump đắc cử, cũng như một số hệ quả đối với nước Mỹ và thế giới.
Trong lãnh vực đối ngoại, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh đến khả năng đường lối của Mỹ sẽ “diều hâu và cứng rắn hơn”, trong lúc thách thức đặt ra là cần phải trấn an các đồng minh ở cả châu Âu lẫn châu Á.

[Đọc tiếp]

Ông Trump làm Tổng thống, quan hệ Việt-Mỹ không nồng ấm hơn?

Học sinh Việt Nam tự chụp hình với

Học sinh Việt Nam tự chụp hình với “hình giấy” của Trump

Việt Nam không ở vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Mỹ, quan hệ giữa hai nước sẽ không nồng ấm hơn so với hiện nay khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Đó là những nhận định giống nhau của ba người Mỹ gốc Việt là giáo sư, nhà văn và doanh nhân.
Ông Donal Trump của đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 8/11, trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Ông sẽ chính thức nhậm chức vào cuối tháng 1/2017. [Đọc tiếp]

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ dưới con mắt của cử tri…

Ứng cử viên TT Mỹ: Donal Trumo và bà Hillary Clinton (P)

Bình luận của VOA: “Thành thực” và “đáng tin cậy” không phải là những từ ngữ mà cử tri Mỹ dùng để miêu tả hai ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hoà. Trong một cuộc thăm dò do Viện Gallup thực hiện trong tuần này, chỉ có 32% cử tri Mỹ dùng những từ vừa kể để miêu tả bà Hillary Clinton, trong khi 36% miêu tả ông Trump bằng những từ ngữ đó.
Các con số này không thay đổi bao nhiêu từ sau cuộc thăm dò tháng 9 vừa rồi, theo đó 34% cử tri được thăm dò tin rằng bà Clinton là người thành thật và đáng tin cậy. Về phần ông Trump con số này là 33%. [Đọc tiếp]

“Ảo tưởng Trung Quốc” của nước Mỹ thật nguy hiểm

Trong suốt những năm của thập niên 1990 và đầu những năm 2000, các nhà lãnh đạo kinh tế của Mỹ quốc, các lãnh đạo chính trị của cả hai đảng ở Mỹ đều liên tục đưa ra những quan điểm mà tôi gọi là “Ảo tưởng Trung Quốc”: quan điểm cho rằng thương mại, đầu tư nước ngoài và sự gia tăng thịnh vượng sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Tổng thống George W. Bush từng nói: “Hãy buôn bán tự do với Trung Quốc, và thời gian sẽ đứng về phía chúng ta”. TT Bush chỉ lập lại quan điểm của vị TT tiền nhiệm thuộc đảng Dân chủ, Bill Clinton, người đã tuyên bố sự cởi mở của hệ thống chính trị Trung Quốc là “không thể tránh khỏi, cũng giống như bức tường Bá Linh sụp đổ là điều không thể tránh khỏi.”

[Đọc tiếp]

Giải mã quan hệ tay ba Phi-Mỹ-Trung thời Duterte

Nhìn mặt Duterte bên cạnh thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tại Thượng Đỉnh ASEAN+3 ở Vientiane (Lào) ngày 07/09/2016 - Trông thần phục của kẻ Phi gian.

Nhìn mặt Duterte bên cạnh thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tại Thượng Đỉnh ASEAN+3 ở Vientiane (Lào) ngày 07/09/2016 – Trông vẻ mặt thần phục của Duterte là kẻ Phi gian.

Sau khi mắng mỏ đồng minh lâu năm là Mỹ, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chính thức đi thăm Trung Quốc (18-21/10/2016), với mục tiêu rõ ràng là chiêu dụ Trung Quốc. Theo hãng tin Mỹ AP ngày 17/10, chuyến đi này có thể giúp hiểu rõ thêm là ông Duterte muốn xa rời đồng minh kết ước Washington đến đâu để xích lại gần một siêu cường châu Á đang cương quyết tranh giành lãnh thổ của một quốc gia nhỏ và nghèo như nước ông.

[Đọc tiếp]

Thảm Họa Formosa và Những Thảm Họa Khác Nữa Trong Tương Lai

Forsoma: cá chết đầy biển 4 tỉnh miền Trung

Forsoma: cá chết đầy biển 4 tỉnh miền Trung

Hai hôm nay trên mạng xã hội facebook tràn ngập những hình ảnh nhà nước cộng sản VN chuẩn bị đối phó với những cuộc biểu tình phản đối Formosa của ngư dân các tỉnh miền Trung, sau sự bị động, bất ngờ của nhà cầm quyền và thắng lợi giòn giã của ngư dân, giáo dân Hà Tĩnh trong cuộc biểu tình lên đến hơn mười ngàn người ngày 2-10. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt