Tham Luận

Những nước cờ bành trướng của Trung Cộng sau Gạc Ma 1988

Trung Cộng hút cát để bồi lấp đảo nhân tạo trái phép ở bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS/AMTI)

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài thực hiện tham vọng từ đánh chiếm Hoàng Sa đến đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía Nam.

 

Từ Hoàng Sa tới Gạc Ma cho thấy:

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình. Từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật Bản nỗ lực làm sống lại Vòng Cung Dân Chủ

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) thăm, Ấn Độ, ngày 11/12/2015

Tàu ngầm Nhật có thể sẽ được bán cho cho Úc, tàu tuần duyên Nhật được cung cấp cho Việt Nam và Philippines, Hải Quân Nhật sẽ tập trận cùng với Mỹ và Ấn Độ ở vùng biển phía Bắc Philippines, ngay sát Biển Đông: Những diễn biến gần đây, trong đó có cả những lời tuyên bố hầu như thường nhật của các giới chức ngoại giao hay quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm sống lại khái niệm “Vòng Cung Dân Chủ”, liên kết Nhật, Mỹ, Ấn, Úc, được Nhật Bản đề xướng cách đây 10 năm, nhưng sau đó đã bị chìm vào quên lãng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

Kevin Rudd

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Cộng, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Cộng, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Cộng và trật tự thế giới đang thay đổi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bình Nhưỡng hung hăng nhưng Bắc Kinh vẫn ủng hộ

Kim Jong Un xem một đầu đạn hỏa tiễn (Ảnh 15/03/2016)

Bắc Hàn gần đây liên tục thử vũ khi hạt nhân và hoả tiễn tầm xa, bị Liên Hiệp Quốc lên án, các nước Nam Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ dùng biện pháp trừng phạt kinh tế, nhưng Bắc Hàn vẫn ngỗ ngáo tiếp tục các dự án thử nghiệm hạt nhân.RFI phỏng vấn ông Mathieu Duchâtel, phó chủ nhiệm Chương Trình Châu Á tại tổ chức Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu ECFR (European Council on Foreign Relations).  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những tham vọng về hàng không mẫu hạm của Trung Cộng

HKMH Liêu Ninh của Trung Cộng

Vào cuối năm 2015, trong một kỳ họp báo, bộ Quốc Phòng Trung Cộng xác nhận hiện đang tự đóng những chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cho mình. Như vậy đây cũng sẽ là chiếc thứ hai dành cho Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), sau khi chiếc Liêu Ninh đã đi vào hoạt động từ ngày 25/09/2012. Ông Koh Swee Lean Collin, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Khoa Nghiên cứu Quốc tế, thuộc trường Nanyang Technological University, Singapore, trên trang mạng The Diplomat, ngày 18/01/2016 có bài giải mã về “Những tham vọng hàng không mẫu hạm của Trung Cộng”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lễ Hai Bà Trưng và Truyền Thống Anh Hùng Chống Ngoại Xâm của Phụ Nữ Việt Nam

Hình minh họa 2 Bà Trưng

Lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng có lúc nhục, lúc vinh. Tại châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ý. . . từng bị Hy Lạp rồi La Mã đô hộ cả ngàn năm. Tây Ban Nha bị một nước nhỏ ở bắc Phi là Ma Rốc cai trị gần 1 ngàn năm.
Trung Hoa, một nước từ trước tới nay thường tự đề cao là thiên triều, xưa kia đã từng có thởi kỳ phải triểu cống dưới hình thức thuế cho các dân tộc ở bên kia Vạn Lý Trường Thành hàng năm để được sống yên ổn.  Nhưng cũng không được yên ổn mãi mãi mà bị hết người Mông Cổ đến người Mãn Châu cai trị rồi người phương Tây như Anh, Pháp, Nga, Đức, Bồ . . . xâu xé làm bao nhiêu mảnh, chưa kể người Nhật sát nhập quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ thành lãnh thổ Nhật cho tới năm 1945, khi Nhật đầu hàng người Mỹ bởi 2 trái bom nguyên tử mới lại trở về dưới sự cai trị của người Trung Hoa! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dân oan đến thế là cùng

Tại sao Dân oan đến thế là cùng! Dân nước người ta, ngay cả dân Việt Nam mình thời Thực dân Phong Kiến nói chung, thời “Mỹ Ngụy kìm kẹp cực kỳ, bóc lột hoành tráng” nói riêng, dân oan không phải là không có, nhưng còn được mở miệng kêu oan, thậm chí kêu lên tòa án, được tòa xử đúng theo luật pháp, chẳng hạn như vụ Nọc Nạn năm 1928 (1). Tức là dân oan còn có lối thoát, nếu không được giải oan, thì nỗi oan cũng ngừng lại ở mức đó. Phải đợi cho đến thời đại Hồ Chí Minh, dân Việt Nam mới… oan đến thế là cùng!…. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Putin

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.
Nhiều máy bay của Nga vẫn đang dội bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải chạy qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chế độ toàn trị Trung Cộng và Nga chưa bao giờ nguy hiểm như bây giờ

Tổng thống Nga-Putin và Chủ tịch Trung Cộng-Tập Cận Bình tại một hội nghị quốc tế

Các chế độ toàn trị Trung Cộng và Nga, hiện trong thế phòng thủ sau những thất bại gần đây, chưa bao giờ lại tỏ ra nguy hiểm như thời điểm đầu năm 2016 này. Theo ghi nhận của François Hauter, nhà văn – nhà báo, nguyên chủ bút tờ Figaro, tác giả bài “Gió lạnh thổi tại Trung Cộng và Nga” (Vents glacés sur la Chine et la Russie), được Le Temps (tháng 2/2016) đăng tải. 
Tin xấu đầu tiên trong năm 2016: tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố là Hoa Kỳ và do vậy cả các đồng minh phương Tây của họ, là một “mối đe dọa” đối với nước Nga.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại Sự ký Biển Đông

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Cộng đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Cộng đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Cộng đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng[1] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất

Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh lưu niệm tại Sunnylands ở Rancho Mirage, California, ngày 16/2/2016.

Sau gần hai nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ra rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran, vì thế Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN hôm 15 và 16/2 vừa qua ở Sunnylands, nam California cũng không có đột xuất trong cách giải quyết những hành động lấn chiếm quyền kiểm soát Biển Đông của Trung Cộng, vì ông Obama còn chưa đến một năm nữa sẽ giã từ Bạch Ốc và cũng vì quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng, với 1.3 tỉ người, thì quan trọng hơn so với giữa Mỹ và khối ASEAN với 600 triệu dân. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Cộng đặt hệ thống radar, và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Cộng cho đặt hệ thống hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Cộng không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ, trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc tế nào. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cặp Putin-Tập Cận Bình muốn viết lại trật tự thế giới, nhưng rất khó…

Tập (p) và Putin (t) dự lễ duyệt binh của Trung Cộng trên quảng trường Thiên An Môn 3/9/2015. Ảnh: AFP

Việc Nga và Trung Cộng thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh đã khiến tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã “mong manh” càng trở nên phức tạp hơn.
Đại sứ Nga tại Trung Cộng Andrei Denisov hôm thứ Tư, 3/2/2016, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch thăm chính thức Trung Cộng trong năm 2016, đồng thời Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sẽ thăm Nga vào cuối năm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Năm Cạm bẫy tiềm tàng của Trung Cộng…

Sau khi phát triển nhanh chóng trong gần suốt 40 năm, Trung Cộng hiện ở một bước ngoặt của sự tăng trưởng kinh tế lẫn phát triển xã hội và chính trị. Trong loạt bài tới đây, Tiến sĩ Xue Li sẽ bình luận năm thách thức chủ yếu và cũng là năm cạm bẫy tiềm tàng mà Trung Cộng phải đương đầu hiện nay và mai hậu.

Cạm bẫy tiềm tàng thứ 1 của Trung Cộng: Môi trường  

Nguồn: http://thediplomat.com/2015/11/chinas-potential-pitfalls-1-the-environment/

Ô nhiễm môi trường sinh thái là thách thức lớn nhất mà Trung Cộng phải đương đầu trong giai đoạn phát triển kế tới. Dần dần, ai cũng nhận ra thách thức ấy, mặc dù một số chính quyền địa phương vẫn cương quyết cho rằng phát triển kinh tế phải là mục tiêu tối ưu. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác vốn đã hy sinh vài sự phát triển kinh tế cho lợi ích môi trường.
Theo kinh nghiệm của các nước tiền tiến, khắc phục các rắc rối ô nhiễm và phục hồi môi trường  là khả dĩ nhưng rất đắt đỏ. Điều đó có nghĩa là các rắc rối môi trường  của Trung Cộng, tới một mức độ nào đó, chỉ có thể giải quyết được bằng một sự phát triển kinh tế khác. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Cộng chọc mù

Vệ tinh SMOS

Cho đến nay, uy lực quân sự của Mỹ được cho là chủ yếu dựa trên kỹ thuật và vũ khí, kết nối với nhau qua màng lưới vệ tinh. Thế nhưng, đây chính là “tử huyệt” mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Cộng và Nga, có thể đánh vào.
Trong một bài viết ngày 07/02/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc phòng của nhật báo The Washington Post có trụ sở ở Washington DC, đã nêu bật nguy cơ này trong bài Giới phân tích hối thúc Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh không gian với Nga, Trung Cộng”.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt