“Hoàng đế xấu xa” của Tàu tái xuất
Francis Fukuyama: China’s ‘bad emperor’ returns
Washington Post, 6 March 2018
Francis Fukuyama
Người dịch: TQNam
(Song ngữ Việt Anh)
Francis Fukuyama là senior fellow của Đại học Stanford và là Giám đốc Center on Democracy, Development and Rule of Law. Cuốn sách của ông “Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment” sẽ được phát hành vào tháng Chín tới.
Kể từ năm 1978, hệ thống chính trị độc đoán của Tàu Cộng có phần khác với hầu hết các chế độ độc tài khác vì Đảng CS cầm quyền tuân thủ các nguyên tắc về kế nhiệm. Giới hạn nhiệm kỳ đối với giới lãnh đạo cấp cao gói gọn trong một thời hạn mỗi 10 năm đến nay đã ba thời kỳ, rồi hệ thống của đảng rèn luyện và đào tạo các nhà lãnh đạo mới để thay thế cho những người sắp mãn nhiệm kỳ cho phép họ tránh được sự đình đốn của các nước như Ai Cập, Zimbabwe, Libya hoặc Angola, ở đó các vị tổng thống đã cai trị trong nhiều thập kỷ.
Ván bài Trung Cộng ở Biển Đông

Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở dùng vào mục tiêu quân sự (Ảnh Reuters/Erik de Castro)
Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 12/05/2018 là tờ tuần báo hiếm hoi quan tâm đến Biển Đông với một bài phân tích của phóng viên tại Washington mang tựa đề khá châm biếm: “Quậy phá: Trung Cộng đã bố trí hỏa tiễn trên các đảo ở Biển Đông”. Điểm đáng chú ý là tác giả bài báo đã có một cái nhìn khác với xu hướng hiện nay, theo đó Mỹ đã để mất Biển Đông vào tay Trung Cộng. Đối với The Economist, mọi sự chưa hẳn đã được an bài.
Bài báo mở đầu bằng lời báo động vào tháng Tư (2018) vừa qua của đô đốc Philip Davidson, người được tổng thống Donald Trump đề cử lãnh đạo lực lượng vũ trang Mỹ ở Thái Bình Dương.
Theo viên tướng này, sau gần 5 năm nạo vét và bồi đắp các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Philippines, Malaysia và Việt Nam, “Trung Cộng hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ“. [Đọc tiếp]
“Trải qua một cuộc bể dâu những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Những truyên ngắn nhưng tình dài… âu đây cũng là thân phận người Việt dước chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa
1- Nồi cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi đầu, lận đận đời chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù. Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần. Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ đi thăm trên đường về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt.
[Đọc tiếp]
Vì sao trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Cộng kém xa Đài Loan?
Lời người post: Muốn Việt Nam tiến lên phải có tự do… không thể ở dưới chế độ độc tài Cộng Sản được.

Ảnh minh họa: Ở TC các ngành công nghiệp bị nhà nước khống chế mất tự do sáng tạo
Tóm tắt bài viết:
– Trung Cộng và Đài Loan xuất phát từ một quốc gia, một dân tộc, một văn hóa, nhưng trong khi Đài Loan là một trong những nhà sản xuất chip công nghệ cao hàng đầu thế giới thì Trung Cộng vẫn phải nhập khẩu chip.
– Xét về sức mạnh kinh tế và số dân, Trung Cộng cao hơn Đài Loan gấp bội lần, nhưng lại quá kém về khoa học công nghệ như vậy, vấn đề nằm ở đâu?
– Không có sự bùng nổ trí tuệ cá nhân thì cả đất nước sẽ đi xuống; không tôn trọng sự khám phá trong ý tưởng thì không thể nào sáng tạo khoa học kỹ thuật được. Từ cổ chí kim, sự phồn thịnh của một quốc gia đều không phụ thuộc vào sự quản thúc của chính quyền mà nó bắt nguồn từ việc các cá nhân trong đó có thể hoàn toàn tự do phát huy hết khả năng vốn có của mình hay không. [Đọc tiếp]
Thống Nhất và nỗi đau ly tán của dân tộc…
… Các mảnh vỡ từ hai bên cố ráp vào vẫn rời ra,
xộc lệch không tài nào ăn khớp.
(Trăm Năm Ly Hợp- Lê Khắc Hoan)
Cảnh sum họp của những người con có Cha tập kết ra Bắc trở về Nam sau ngày 30 tháng 4-1975, tưởng chừng vui tươi cảm động đầy nước mắt trong một màn tái ngộ, đã trở thành một cảnh ngỡ ngàng xót xa.
Lưu Quý Kỳ, Vụ Trưởng Báo Chí Ban Tuyên Huấn Trung Ương và Tổng Thư Ký Hội Nhà Báo Bắc Việt, năm 1954, đã cùng vợ ra đi tập kết, để lại miền Nam hai đứa con, một trai mới lên một tuổi và một gái mới lên ba, cho bà Ngoại nuôi. Người con trai bị bỏ lại miền Nam khi mới một tuổi nay là Thiếu uý Lưu Đình Triều thuộc Sư Đoàn 7BB, chờ đợi cái ngày hội ngộ với Cha Mẹ sau thời gian ly tán 30 năm, đã thấy rõ ràng mình vẫn là kẻ thù của cha mẹ và những đứa em sinh ra ở miền Bắc, khi chúng đã hát trước mặt anh câu “xô lên xác thù hung bạo!” Kẻ thù đó là đứa con bị bỏ lại 30 năm về trước, đang bị kết án là dắt lính hành quân đi bắt heo, bắt gà của dân! [Đọc tiếp]
Quốc hận 30-04: 1975-2018, 43 năm “giải phóng !!!”
Sau 30/4/1975, CSVN đã có 3 lần đổi tiền mỗi lần đều có giới hạn khác nhau, tiền gởi trong Ngân hàng bị tịch thu, đổi theo quy định của từng gia đình, số tiền còn lại thành giấy vụn, nhiều người buồn lòng tự tử, vì tiền để dành nhiều năm làm bằng mồ hôi nước mắt bị cướp mất hết giá trị. Nhà cầm quyền mới muốn bần cùng hoá dân miền Nam để dễ trị (mời xem chú thích cuối bài).
Người miền Nam không bao giờ quên ngày 30.4.1975 ngày của thảm họa, của kinh hoàng khủng khiếp, đời sống sung túc của miền Nam không còn nửa, người miền Nam trở nên trắng tay, sống trong điêu đứng và sợ hãi mất tự do. Nhiều gia đình giàu có trở thành nghèo đói phải bán đồ đạc trong nhà từ cái quạt máy, radio, đồng hồ, bàn ủi, máy may đến cả quần áo cũ…để sống qua ngày, phải xếp hàng để mua thực phẩm… [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ: Chế độ Trung Cộng của Tập Cận Bình sẽ suy tàn

“Hoàng đế đỏ” Tập Cận Bình tại Berlin ngày 05/07/2017.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Figaro hôm nay 24/04/2018, David Shambaugh, một trong những chuyên gia Mỹ giỏi nhất về Trung Cộng, tỏ ra lo ngại về việc đảng Cộng Sản toàn quyền khống chế xã hội, đồng thời cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Đài Loan.
Ông David Shambaugh, giáo sư khoa học chính trị ở George Washington University là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Cộng. Năm 2015, ông đã gây tranh cãi khi cho đăng một bài báo trên Wall Street Journal, dự báo sự suy tàn của chế độ cộng sản Trung Cộng.
Nay Tập Cận Bình đã nắm trọn quyền lực chính trị chưa từng thấy, với nhiệm kỳ trọn đời qua việc sửa đổi Hiến Pháp hồi tháng Ba. Tân hoàng đế đỏ nay thách thức Donald Trump, giương móng vuốt đe dọa châu Á. Từ Washington, giáo sư Shambaugh phân tích cho đặc phái viên Le Figaro về sự đảo lộn nhanh chóng đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia.
Thế giới có thể tin được trùm Cộng sản Kim Jong-un ?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Kim Jong Un le lói trong cảnh đói khổ của dân Bắc Hàn
Hơn ai hết, người Việt chúng ta là nạn nhân của chế độ cộng sản. Đó là nạn nhân của sự dối trá, lọc lừa của một chế độ phi nhân. Cộng sản nói dối có đẳng cấp, nói dối đến nỗi mọi người nghe quen rồi thì lời dối trá như là thật. Dưới chế độ Cộng sản sự dối trá mặc nhiên đi vào cuộc sống hằng ngày của mọi người lúc nào không hay. Thế nên, tại Việt nam có câu truyền tụng trong dân gian: “cán bộ cộng sản biết họ nói dối mà vẫn nói, người dân biết mình nghe CS nói dối mà vẫn nghe” – Chế độ Cộng sản làm cho cả quan lẫn dân như bị tê liệt sợi giây “thần kinh mắc cỡ”! (nói dối rất mắc cỡ).
Dối trá là bản năng sinh tồn của cộng sản. Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, từng sống với chế độ cộng sản Đông Đức hơn nửa đời người, đã xác nhận: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”. Nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Mikhail Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.” [Đọc tiếp]
Hãy cảnh giác trước thủ đoạn xâm nhập của Việt Cộng

Hình minh họa
Tác giả Nguyễn Lương Truyền đã viết một bài rất xuất sắc, có viễn kiến rất cao với tựa đề: “Người Việt hải ngoại và viễn ảnh một nước Việt thứ hai tại hải ngoại, ở ngoài dải đất hình chữ S” đăng trên Dân Làm Báo. Tại sao xuất sắc và viễn kiến sâu sắc, xin tạm khoan bàn ở đây. Bài viết này chỉ xin viết tiếp ý của tác giả. Đó là tác giả nhìn thấy được điều này thì bọn Việt Cộng cũng nhìn thấy được điều này. Do đó, Việt Cộng cũng ra sức nỗ lực xâm nhập, chia rẽ và chống phá Cộng đồng Quốc dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại bằng mọi cách. Các phương thức xâm nhập của Việt Cộng rất tinh vi, kín đáo khó mà có thể ngờ được, tạm thời xin tóm tắt như sau: [Đọc tiếp]
Cái Tôi của người Việt lớn hơn cả vận mệnh dân tộc

Nhà Bác Học Albert Einstein
Gặp một người bạn. Trong một giờ, anh ta nói về anh 57 phút, anh đã làm những gì khiến Tây phải le lưỡi. Ba phút còn lại, trước khi chia tay, anh ta mới hỏi: À, hồi này bạn làm gì, sống chết ra sao.
Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?
Một lần ngồi nhậu với 5 ông , có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Nói chuyện với một ông bác sĩ trong hẻm, tưởng ông ta đã kiếm ra Pénicilline. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông”, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. [Đọc tiếp]
30 tháng 4: Các Lữ Đoàn Nhảy Dù VNCH chiến đấu trong những tháng cuối cùng….

Lính Nhảy Dù ngày 29 tháng 4, 1975 đang giữ thủ đô Sài Gòn
Cuộc chiến đã chấm dứt ngày 30 tháng 4, 1975. Sau đó những người ra hải ngoại viết sách, viết báo theo lời kể hay suy diễn theo cảm hứng, thiếu nghiên cứu và không đúng với sự thực chiến trường, nhất là khi ghi lại những ngày cuối cùng cuộc chiến Việt Nam, ở đó khó tìm kiếm vì không ai ghi lại trong buổi giao thời. Trong đó có một cuốn sách mà nhiều người dùng làm tài liệu “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của ký giả chiến trường Phạm Huấn viết về một dơn vị thiện chiến Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (LĐ3ND). Rất may, được Trung Tá Lê Minh Ngọc, sĩ quan xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Đà Lạt, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4 nhảy dù đính chính để làm sáng tỏ nhiều vấn đề. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Tưởng Nhớ về Người Anh Hùng bị Lãng Quên

Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn 22 BB. QLVNCH
Lời người post: Sắp tới ngày Quốc Hận 30 tháng 4. 43 năm trôi qua, Đất Nước chìm đắm trong nền cai trị độc tài, người Dân chưa bao giờ thấy được thấy ánh sáng của tự do dân chủ. Càng ngày càng ngập sâu vào cảnh bắt bớ, tù đầy, đánh đập, hành hạ… Những ai đụng tới quan thầy Trung Cộng của Việt Cộng thì bị vào tù ngồi “đếm” hàng chục cuốn lịch! Trí thức không dám lên tiếng về những thảm trạng mà Trung Cộng gây ra cho dân tộc Việt Nam! Những hệ lụy đau thương của dân tộc đó làm cho chúng ta nhớ tới Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế tự do dân chủ. Đặc biệt, những người Chiến sĩ Quân Lực VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ cho nền Tự do Dân chủ đó. Bài này tưởng nhớ vị Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH, Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam… với hình ảnh kiêu hùng của những ngày sau cùng cuộc chiến 30/04/1975. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Những Ngộ Nhận Lịch Sử
Kể từ sau biến cố lịch sử 30-4-1975, một số sử gia, nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chính của cuộc chiến tại Việt Nam như sau:
– Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến ủy nhiệm?
– Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận?
– Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt kể từ ngày 30-4-1975?
Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bầy trung thực những sự kiện chính của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đi trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Những Nhân Cách Lớn của Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa

Nhân cách của các Tướng – Tá Quân Lực Việt nam Cộng Hòa
Một chế độ có nền giáo dục tốt sẽ sản sinh những hiền tài cho quốc gia đó. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tuy tồn tại trên bản đồ thế giới chỉ có 20 năm, nhưng đã để lại một di sản rất lớn về nhân cách của những người phục vụ cho nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người đã hấp thụ được một nền giáo dục tốt từ các ngôi trường đào tạo có tầm vóc nhất trong khu vực. Và nền giáo dục được định hướng Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Triết lý nhân bản của nền giáo dục VNCH là đặt con người vào vị trí trung tâm để định vị cho hướng đào tạo, nên đã cung cấp hàng hàng lớp lớp những con người tinh anh để phục vụ trong quân đội cũng như các cơ sở công quyền thuộc 49 tỉnh với 247 quận. [Đọc tiếp]
Nợ công của Mỹ khác nợ công của Việt Nam thế nào?

Tòa nhà của FED tại Washington, D.C. (Ảnh qua Wikipedia)
Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System – FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ (hành pháp) Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang.
Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.
Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật dành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này rất là ổn định. [Đọc tiếp]