Tham Luận

Hiểu về phiên điều trần Mark Zuckerberg (CEO Facebook)

Mark Zuckerberg tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Recode.

Nhiều người đang theo dõi buổi điều trần kéo dài 2 ngày của Mark Zuckerberg, người sáng lập và CEO của Facebook, trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Song buổi điều trần này nhằm mục đích gì? Tại sao lại có nó? Và hệ quả của nó là gì đối với Zuckerberg và Facebook nói chung?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần hiểu về chức năng điều tra, giám sát của Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là các uỷ ban thuộc Quốc Hội.
Điều tra và Giám sát được xem là một phần của quyền lực lập pháp (legislative power) mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã trao cho lưỡng viện Quốc Hội. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng có phải là cường quốc công nghệ – sáng tạo?

Trung Cộng có phải là cường quốc công nghệ và sáng tạo không? Đó là câu hỏi đã được thế giới đặt ra trong 5-7 năm trước. Giới chuyên gia công nghệ thế giới đã không thẳng thắn trả lời, chỉ mỉm cười như ám chỉ rằng, Trung Cộng chỉ đang ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Trong khi đó, tự bản thân Trung Cộng coi mình là cường quốc công nghệ của thế giới. 

Ru ngủ và tự huyễn hoặc mình
Cách đây vài trăm năm về trước, Trung Cộng là một quốc gia hùng mạnh, có một nền văn minh rực rỡ. Nền văn hóa Trung Hoa, cho dù được bao phủ bởi thuyết âm mưu và luận anh hùng, bởi ân oán và trả thù, bởi mưu bá đồ vương, tranh đoạt quyền lực liên miên và đẫm máu, vẫn là nền văn hóa sống động bậc nhất thế giới. Thời trung cổ, bốn phát minh vĩ đại nhất của nhân loại đều xuất phát từ Trung Hoa, đó là: giấy, thuốc súng, in ấn và la bàn. Bốn phát minh này đã giúp nước Tàu lan tỏa quyền lực mềm của mình một cách thành công, chủ yếu sang Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản. Nhưng, Châu Âu với thời kỳ Phục Hưng kỳ diệu đã thực sự cất cánh về khoa học và học thuật trong một thời gian ngắn, và bỏ xa Trung Hoa trung thành với các tín điều của Khổng giáo.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những Điều Bạn Cần Biết

Tóm tắt bài viết

  • Nếu sắp tới xẩy ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung, thì chúng ta nên tìm hiểu về tình hình kinh tế của Trung Cộng
  • Nhìn vào số liệu, nền kinh tế của đất nước này không phát triển mạnh như các nhà lãnh đạo đã phát biểu. Nền kinh tế Trung Cộng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
  • Điều đó nói lên rằng, các nước theo chế độ chuyên chế sẽ không phải lo ngại về các cuộc bầu cử trong nước, cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ đối mặt với một ngưỡng cao hơn trên phương diện bất ổn về kinh tế

Chiến tranh thương mại đang diễn ra ở đây, vì vậy đã đến lúc phải nhìn vào nền kinh tế Trung Cộng để biết những gì mà người Hoa Kỳ đang phải đối mặt. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á: Mỹ làm rõ chiến lược mới với vai trò quan trọng của Ấn Độ

Phụ tá ngoại trưởng Mỹ, đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Alex Wong.

Washington đã đề cập nhiều đến khái niệm Ấn Độ-Thái Bình Dương, thay cho khái niệm cũ là châu Á-Thái Bình Dương, với chủ trương được tuyên bố là thiết lập một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do. Ngày 02/03/2018, chiến lược châu Á mới của Mỹ đã được làm rõ, với yếu tố nổi bật là vai trò của Ấn Độ được coi trọng.

Phát biểu với báo chí tại Washington, ông Alex Wong, phụ tá ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương đã giải thích rõ hơn về chiến lược của chính quyền Donald Trump ở khu vực được gọi là Ấn Độ – Thái Bình Dương mà mục tiêu là tạo ra được một vùng “tự do (free) và mở (open)”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga-Mỹ trước nguy cơ Chiến tranh lạnh…

Có vẻ như Nga và Mỹ đang đối đầu trong một cuộc chiến tranh lạnh. Giống như đã từng diễn ra trong quá khứ, cuộc chiến tranh lạnh này có thể biến thành xung đột vũ trang bất kỳ lúc nào.
Ba tuần trước, Nga bị cáo buộc là đã sử dụng chất độc thần kinh để ám sát cựu điệp viên người Nga, Sergei Skripal và con gái tại thành phố Salisbury, nước Anh.
Các cơ quan tình báo phương Tây cho rằng Nga muốn thông qua hành động này để gửi thông điệp đến các điệp viên khác đang có ý định bỏ chạy sang các nước phương Tây. Thời điểm xẩy ra vụ việc trùng hợp đúng lúc ông Putin vừa tái đắc cử Tổng thống, tiếp tục vị trí ở đỉnh cao quyền lực lên đến 20 năm.
Các nước đã ngay lập tức gay gắt phản ứng lại vụ mưu sát. Trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần này, Anh đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Tiếp đó, Mỹ trục xuất 60 cán bộ ngoại giao gồm 48 người đang làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington và 12 người tại Liên Hợp Quốc ở New York. Mỹ cũng cho đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle, Tiểu bang Washington.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ai là kẻ bán nước?

Song Chi

Một người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền và nỗ lực giúp dân oan tìm lại công lý, cho dù người ấy có nhận tiền của người nước ngoài hay một tổ chức chính trị nào đó từ bên ngoài có tính đối lập, thậm chí là cựu thù với đảng cầm quyền vẫn không thể gọi họ là kẻ bán nước.
Một người nhận tiền của một người hay một tổ chức chính trị đối lập nào đó đứng ra kêu gọi lật đổ chế độ cầm quyền, cho dù đứng trên góc độ chính thống của đảng cầm quyền để luận tội họ, họ có thể là phản động nhưng (cũng) không phải là kẻ bán nước!
Một người hay nhiều người tổ chức biểu tình hàng loạt sau một sự cố về môi trường hay tài nguyên nào đó, cuộc biểu tình phát triển đến cấp độ kêu gọi lật đổ chính quyền và ngày càng lộ rõ chân tướng của người chủ mưu. Càng không thể gọi người chủ mưu tổ chức biểu tình là kẻ bán nước cho dù họ có âm mưu phản động lại nhà nước đương quyền.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dấu ấn tuần qua: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hệ quả “tức nước vỡ bờ”…

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Tóm tắt bài viết

1) Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế lên đến 60 tỷ USD đối với hơn 1.000 mặt hàng nhập khẩu từ Tàu Cộng. Bắc Kinh đáp trả bằng gói thuế 3 tỷ USD.
2) Bước đi của ông Trump được xem vì “tức nước vỡ bờ” trước những vi phạm nghiêm trọng của Tàu Cộng về công bằng thương mại trong hàng thập kỷ qua.
3) Đây cũng được xem là một phép thử của ông Trump với Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình. Dù có giao tình, ông Trump xưa nay vẫn thẳng thắn với ông Tập cả về vấn đề Bắc Hàn, Biển Đông và nhân quyền.

Tuần qua, những doanh nhân-doanh nghiệp từng bị hàng “made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gói thuế quan lên đến 60 tỷ USD đối với hàng hóa Tàu Cộng.

Tuy nhiên, Tàu Cộng và những người phản đối cho rằng ông Trump đang thực hiện những bước đi nguy hiểm, vì có nguy cơ đẩy 2 nền kinh tế đứng đầu thế giới vào một cuộc chiến tranh thương mại có thể dẫn đến “lưỡng bại câu thương”, thậm chí gây nguy hại cho các nền kinh tế khác. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao Trung Cộng sẽ thua cuộc chiến tranh thương mại với Trump

Cui Tiankai, đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ, nói với tờ China Daily, tờ báo tiếng Anh chính thức của Bắc Kinh, “Tôi cam đoan với những người có ý định khai chiến một cuộc chiến tranh thương mại. Chúng tôi chắc chắn sẽ đánh trả. Chúng tôi sẽ trả đũa. Nếu người ta muốn chơi khó, chúng tôi sẽ chơi khó với họ và xem ai sẽ tồn tại lâu hơn.”
Hầu hết cho rằng, khi mà tình trạng căng thẳng mậu dịch tăng lên, Trung Cộng sẽ tồn tại lâu hơn Hoa Kỳ – tuy nhiên chính nước Mỹ, vì đã quen thuộc với việc liên tục thâm hụt thương mại và vì những lý do khác, cuối cùng Mỹ sẽ thắng thế.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Học sinh, dân quân Trung Cộng trong một cuộc mít tinh ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của  Việt Nam năm 1966. Nguồn: Gettyimage.

Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Tàu Cộng. Theo đó Tàu Cộng sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn !?! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát có thể làm sụp đổ chế độ hiện tại của Trung Quốc

Tập (trái) – Trump (Phải)

Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Cộng, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Cộng không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Cộng.
Chiều 22/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với kế hoạch tăng thuế trên một số hàng hóa Trung Cộng, qua đó số hàng Trung Cộng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lên đến 60 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Trump nhấn mạnh lại các khoản thuế đối ứng, ông nói: “Các nước khác áp dụng bao nhiêu loại thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng làm như vậy đối với họ”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Con Dao Trung Cộng và Giấc Mộng Cận Bình

Giấc mơ của Tập giống của Hitler năm 1945

Cuối năm rồi FB Bùi Năng Phán  đã gửi đến cộng đồng mạng một mẩu tin (“Dùng dao ‘made in China’ đi ăn cướp, bị nạn nhân bẻ gãy làm đôi”) ngăn ngắn:

Bản tin South China Morning Post hôm qua nói rằng: Một người đàn ông tên Lu, hôm Thứ năm (23/11) đã xông vào căn chung cư một phụ nữ độc thân ở Tô châu. Người đàn ông này rút dao đe dọa người phụ nữ và ra lệnh cho bà ta phải vào phòng ngủ để lấy tiền.

Nhân lúc kẻ cướp sơ hở, người phụ nữ kia bất ngờ chụp lấy lưỡi dao [made in China], khiến con dao gẫy làm đôi trong lúc giằng co, kẻ cướp chỉ còn cái cán dao nên người phụ nữ chạy thoát ra khỏi phòng hô hoán, tên cướp bỏ chạy nhưng đã bị Công an bắt ngay sau đó vì nhận diện được qua hình ảnh video. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sự khác nhau giữa Trung Cộng và Nga

Tập Cận Bình (T) – Putin (P)

Ngày 17/03/2018, Tập Cận Bình được toàn thể 2.970 đại biểu Quốc Hội Trung Cộng bỏ phiếu thông qua nhiệm kỳ thứ hai. Một ngày sau, 18/03, đến lượt Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 với hơn 76% phiếu bầu. Theo góc nhìn từ phương Tây, đây là thắng lợi của hai nhà độc tài. Nhưng thắng lợi Putin lại không giống với chiến thắng của Tập. Nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro (20/03/2018) đưa ra “Những lý do của sự chênh lệch lớn” này.
Theo tác giả, cả Trung Cộng lẫn Nga đều không phải là Nhà nước pháp quyền theo định nghĩa của phương Tây, sau khi hệ tư tưởng cộng sản bị xóa bỏ vào năm 1989. Điểm khác biệt giữa hai thể chế chuyên quyền lớn là đối lập được Moscow nhắm mắt cho tồn tại ở một mức độ nào đó, còn Bắc Kinh thì nghiêm cấm. Dân Nga có thể phê phán trên một số báo chí hoặc mạng xã hội; điều này không thể xẩy ra tại Trung Cộng.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu phó thủ tướng Nga bình luận thất bại của quân đội Nga ở Syria ngày 7 tháng 2

Alfred Kox; Cựu Phó Thủ Tướng Nga

“Đoàn quân tấn công chẳng thể biết họ trở thành mục tiêu để pháo binh Mỹ biến thành “cháo”. Theo các thông tin phía Mỹ công khai thì họ đã sử dụng phương tiện chiếu đấu điện tử làm cho tê liệt hoàn toàn liên lạc của đối phương (người Nga)…

Cựu phó thủ tướng Nga Alfred Kox: Trận đụng độ Nga-Mỹ ngày 7 tháng hai ở Syria là sự đụng độ hai trường phái quân sự:

Phía Nga thì vũ khí Nga, phía Mỹ thì vũ khí Mỹ, nhưng phía Nga đã thua về độ hiện đại của vũ khí, tổ chức chiến dịch và thông tin. Đây là sự kiểm tra hiệu quả của các mặt quân sự trên chiến trường của hai trường phái – từ lập kế hoạch chiến dịch tới kết thúc chiến dịch, kể cả trinh sát, ngụy trang cho đến các hành động tác chiến. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người ngoại quốc nghĩ về Việt Nam ngày nay


Nếu ai hỏi Việt Nam có điều gì đặc biệt?
Tôi sẽ trả lời rằng, Việt Nam là đất nước của những điều vô lý được coi như là chân lý và những chuyện ngược đời được coi như là lẽ đương nhiên: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lời bàn Mao Tôn Cương chuyện chú Ủn – ông Trùm – ông Tập – ông Putin…

Trước đây có một bài của Ông Cử Mậu tôi đã đăng trên trang nhà https://vietquoc.org  “chuyên lùm xùm giữa chú Ủn và ông Trùm”  đã bàn rằng chú Ủn và ông Trùm (Trump) chỉ ồn ào để báo chí có đề tài thổi phồng tung tin “nóng”.  Cả hai bên, chẳng dại gì mà nhả đạn vào nhau.

Số là:

1) Chiến tranh gây ra Mỹ đâu có lợi gì? Mà không chừng lún sâu vào cuộc chiến không rút chân ra được. Còn chú Ủn có vợ đẹp, con thơ, sống vương giả như hoàng đế, chú còn trẻ “tham sống sợ chết” dại gì mà đùa với mấy đầu đạn nguyên tử của Mỹ ở đâu đó dưới tàu ngầm nguyên tử đang lảng vảng ở ngoài khơi vùng biển Bắc Hàn.  

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt