Tham Luận

Chiến tranh Nga-Ukraine: Tây Phương đừng ảo tưởng Bắc Kinh làm trung gian hoà giải!

Tổng thống Pháp Macron tham dự hội đàm trực tuyến về chiến tranh Nga-Ukraina, với Tổng Bí thư ĐCST Tập Cận Bình và thủ tướng Đức Olaf Scholz từ điện Elysée, ngày 08/03/2022. (ảnh: CCTV. – Reuters – Bennoit Tessier)

Hơn hai tuần kể từ khi quân đội Putin tấn công Ukraina, trong chính giới phương Tây, nhiều người đặt hy vọng vào vai trò trung gian hòa giải của Trung Cộng, trong bối hình điện Kremlin khăng khăng chủ trương chiến tranh đến cùng, bất chấp sự lên án dữ dội, và nhiều trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Một mặt, Bắc Kinh được coi là đồng minh quan trọng nhất của cường quốc hạt nhân thứ hai thế giới, mặt khác, Trung Cộng cũng khuyến khích thương lượng giữa Moscow và Kyiv. Liệu Trung Cộng có khả năng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xâm lăng Ukraina của Nga hay không? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này. [Đọc tiếp]

Giá nào Putin phải trả trong cuộc xâm lăng Ukraine?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đánh giá Vladimir Putin

(Trái) Adolf Hitler và (Phải) Vladimir Putin

Sau Chiến Tranh Lạnh, trật tự mới thế giới do Mỹ chủ trương dường như bị phá vỡ. Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh đang xuất hiện trở lại! Tại Châu Á, Trung Cộng một nước Cộng Sản đang dồn nỗ lực chế thêm đầu đạn nguyên tử và vũ khí huỷ diệt hàng loạt tối tân hơn để chuẩn bị cho những cuộc tắm máu ở Đài Loan, Biển Đông và Hoa Đông. Ở Châu Âu, Putin xâm lăng quân sự Ukraine điên cuồng phóng hỏa tiễn, dội bom vào người dân vô tội.
Trước những tình hình trật tự mới thế giới bị đảo lộn, hoà bình trên trái đất không còn bảo đảm. Nhân loại trông chờ vào những bộ óc lãnh đạo của các cường quốc trên thế giới tỉnh táo để đưa thế giới thoát khỏi nạn huỷ diệt chiến tranh nguyên tử. Thế giới đang gửi gắm niềm tin hoà bình vào những người có quyền quyết định bấm nút đỏ vũ khí hạt nhân. Và cầu mong thượng đế sẽ giúp họ được sáng suốt để tránh đưa nhân loại đến diệt vong. [Đọc tiếp]

Tại sao Do Thái muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

(Trái) Thủ Tướng Do Thái Naftali Bennett, gặp Tống Thống Nga Putin (phải) vào ngày thứ Bảy mồng 5 tháng 3, 2022 tại Moscow

Cho đến nay, người Châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại, Do Thái (Israel) muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở Châu Âu để chấm dứt cuộc chiến giữa Nga-Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy (5/03) vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Do Thái Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai người đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ. [Đọc tiếp]

Nga đã xâm lăng Ukraine

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hai tỉnh Luhansk và Donetsk (xanh)  của Ukraine, nay Nga công nhận hai nước Độc Lập chư hầu của Nga

Tối nay, thứ Hai ngày 21/02/2022, Putin có một bài phát biểu bừa bãi dẫm đạp lên lịch sử, văn hóa của một quốc gia độc lập với nhà nước pháp quyền Ukraine; Putin nói: “Ukraine chưa bao giờ có truyền thống về nhà nước của riêng mình, và gọi miền Đông của Ukraine là vùng đất cổ đại của Nga”. Putin thổi phồng sự liên kết an ninh ngày càng tăng giữa Ukraine với các quốc gia phương Tây, rồi tự mô phỏng lịch sử của Liên Xô là sự hình thành của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraine… [Đọc tiếp]

Liên Minh NATO rạn nứt trên trận tuyến đối đầu với Nga!

Các ước châu Âu (EU)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Càng ngày càng thấy một số cường quốc khối NATO có khuynh hướng đu dây hai bờ Washington và Moscow (thủ đô Nga). Chả trách thế gian này có câu: “Lúc gian nan mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai”. Các lãnh đạo Hoa Kỳ cần suy ngẫm thấu đáo câu nói trên, nó là bài học nhãn tiền cho nước Mỹ hôm nay và thế hệ mai sau. [Đọc tiếp]

Năm Nhâm Dần 2022 nói chuyện cọp


Ngày tết Nhâm Dần Âm lịch nhằm vào ngày 1 tháng 02 năm 2022, tại Việt Nam đó là ngày tết đầu năm. Tại hải ngoại ở Mỹ và các nước châu Âu, nơi nào có người Việt định cư đông đúc cũng có tổ chức lễ hội mừng Xuân năm mới. Mấy năm nay, do đại dịch virus Vũ Hán, tổ chức bị hạn chế không còn tưng bừng như những năm trước đây.  Việc tổ chức cũng nhờ những thế hệ người Việt còn lưu lại tính phong tục Việt Nam. Không biết sau này con cháu chúng ta còn tổ chức như vậy hay không hãy để thời gian trả lời!  

Năm nay là Nhâm Dần tức là  năm con cọp chúng thử bàn về cọp liên hệ dân gian như thế nào mà nó nằm trong 12 con giáp. [Đọc tiếp]

Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.

Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. [Đọc tiếp]

Tổng Tư Lệnh quân ly khai Miến Điện nói chuyện với Asian Times

Tỉnh Arakan màu đỏ là một tỉnh của Miến Điện 

Có bao giờ chúng ta lại nghĩ đến một nước Miến Điện láng giềng cách Việt Nam bởi nước Lào chật hẹp, lại phức tạp đến như vậy? Miến Điện ngày nay gọi là Myanmar. một quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương với diện tích 676,578 cây số vuông lớn gấp 2 nước Việt Nam (331,699 km2) cộng lại, dân số Miến Điện 53.5 chỉ bằng nửa dân số Việt Nam. Chúng ta nghe nhiều về Miến Điện khi có bà Aung Sang Sui Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình, bà từ giả chồng con ở nước Anh đơn thân độc mã trở về tranh đấu cho một nước Miến Điện được tự do dân chủ.
Nhìn thấy bà có tướng sang trọng nhưng số lận đận về già, tình duyên trắc trở nay lại bị bọn thảo khấu quân phiệt Miến Điện bạo ngược tuyên án tù bà đến 100 năm. Năm nay bà đã 74 tuổi, lại thêm 100 năm tù là thì bà phải sống đến 174 năm để bóc lịch cho hết hạn, nếu bà mất ở tuổi đại thọ 100 thì còn 74 năm tù ở âm ty. 

Hôm nay đọc Asia Times mới nhìn ra một góc khuất khác của Miến Điện, qua bài phỏng vấn mới thấy đây một đất nước không phải như mình được biết, ở đó vô cùng phức tạp với các dân tộc thiểu số trong đó có người Arakan. Một tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương (xem hình giải màu đỏ là tỉnh Arakan).

Gần đây các nước trong khối ASEAN đang đánh bóng một nhân vật trẻ ở Miến Điện, anh ta là thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, Tổng Tư Lệnh tư lệnh quân kháng chiến Arakan có 30,000 quân. Tỉnh này trước đây độc lập (thiết nghĩ nó như vùng cao nguyên của người thượng du Việt Nam xưa kia, sau này thành đất của Hoàng Triều Cương Thổ).

Arakan có biên giới phía Tây giáp bờ biển Vịnh Bengal, Phía Bắc giáp Bangladesh và Ấn Độ, Phía Đông có dãy  núi cao Arakan làm bình phong ngăn với phần còn lại của Miến Điện. Xưa kia, vùng đất này chỉ tiếp cận với biển Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1937, Arakan thành một tỉnh của Miến Điện lấy tên Rakhine. Tuy là một tỉnh của Miến Điện nhưng người Arakan vẫn mơ về chủng tộc và lịch sử của họ, cho nên họ thành lập quân đội, hành chánh và thuế khóa….

Dưới đây là phần phỏng vấn của nhà báo Asian Times với thiếu tướng Tổng Tư Lệnh quân Arakan gọi là Arakan Army  (AA): [Đọc tiếp]

Tổng Thống Biden gặp nhiều thất bại và khó khăn sau 1 năm nhậm chức

TT Hoa Kỳ Joe Biden lo lắng khi điểm tín nhiệm bị hạ thấp sau 1 năm.

Ngày 20 tháng 1 năm 2022 là đúng một năm TT Joe Biden chấp chính. Hãng thông tấn Associated Press (AP), thường ủng hộ Tổng Thống (TT) Joe Biden, đã đăng một bài báo duyệt lại có lời bình đối với những lời hứa mà ông đã không thực hiện trong một năm qua, cho thấy TT Joe Biden đã đánh giá quá cao khả năng của mình đối với những thực tế đầy khó khăn và trở ngại.

Bài phân tích của AP hôm thứ Sáu (14/1) nói rằng ông Biden cho rằng sẽ phá vỡ thế bế tắc trong Quốc Hội Hoa Kỳ để thúc đẩy ngành lập pháp, chấm dứt đại dịch và đưa nền kinh tế nước Mỹ trở lại đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, trước những ngày tròn một năm (20/01) ông nhậm chức, một loạt tin xấu tiếp tục ập đến, làm hỏng giấc mơ mà ông cho mình có kinh nghiệm chính trường trong khi tranh cử để nắm ghế tổng thống. [Đọc tiếp]

Có phải Trung Cộng đang điều hướng nước Anh?

Hình biểu tượng Internet: Trung Cộng đã vương cao lên trên đất Anh

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Thật là lo ngại nếu không muốn nói đáng sợ khi đọc tiêu đề “Có phải Trung Cộng đang điều hướng nước Anh?” Đây không phải là đề tài người viết tự đặt ra mà những tiêu đề tương tự từng đưa ra thảo luận trên các phương tiện truyền thông và kể cả cuộc hội thảo ở Anh Quốc bấy lâu nay. Đáng sợ thật! chúng ta từng biết Anh là quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, có thời gian cầm đầu thế giới về tài chánh, kinh tế và quân sự. Người ta thường có câu “mặt trời không bao giời lặn trên đất Anh” đủ nói lên thuộc địa của nước Anh một thời trải rộng khắp năm châu bốn bể. Anh có chính sách trả lại các thuộc địa khá khôn ngoan, nên hầu hết các thuộc địa của Anh đều nằm trong Liên Hiệp Anh để giao thương hợp tác làm ăn với nhau thân thiện. Nước Anh lại có ngôn ngữ English đang trở thành một ngôn ngữ quốc tế như một lợi điểm tuyệt đối… Thế tại sao lại bi mấy anh Chệt giọng nói “con cọn, xi xị…” điều hướng chứ? [Đọc tiếp]

Mỹ phải chuẩn bị cho cuộc chiến chống Nga xâm lăng Ukraine

Tiến sĩ Evelyn N. Farkas: Cựu Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ


Tác giả
: Tiến sĩ Evelyn N. Farkas

– Cựu Phụ Tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đặc trách về  Nga, Ukraine, Âu-Á dưới thời TT Barack Obama, Cựu cố vấn cao cấp của Tư Lệnh Đồng Minh Tối Cao khối NATO.

 

 

 

 

 

Tổng thống Vladimir Putin có nhiều khả năng sẽ xâm lược Ukraine trong những ngày tới. Tôi là người đã giúp Tổng thống Barack Obama điều hợp phản ứng của Hoa Kỳ và quốc tế đối với cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào Ukraine năm 2014 và nỗ lực của chúng tôi để ngăn Moscow chiếm đóng toàn bộ đất nước Ukraine vào năm 2015. Với những kinh nghiệm đó, cho tôi có cảm giác mạnh mẽ Nga sẽ xâm lăng Ukraine trong tương lai không xa. [Đọc tiếp]

Olympic Bắc Kinh 2022: Cá lội ngược giòng, chuyện khó tin mà có thật! Bởi đâu, vì đâu?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hình internet: Tổng Thống Nam Hàn Moon Jea-in gửi phái đoàn dự Olympic Bắc Kinh 2022.

Nam Hàn rầm rộ cử phái đoàn tham dự Olympic Bắc Kinh 2022, trong khi Bắc Hàn lại tẩy chay!
Hãng tin Reuters đưa tin: “Bắc Hàn không tham gia Olympic Bắc Kinh 2022, tuy nhiên các vận động viên Bắc Hàn đủ điều kiện vẫn có thể thi đấu với tư cách cá nhân”. Lời tuyên bố này y hệt những lời tuyên bố của Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật và nhiều nước khác trên thế giới tẩy chay ngoại giao Olympic 2022 tại Bắc Kinh.

Bắc Kinh nổi giận tuyên bố Bắc Hàn bị cấm tham dự Olympic 2022.

Theo nội dung bản tin Reuters đưa ra, trong thư Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un từ chối tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2022 vì những lý do: “các thế lực thù địch”, nguy cơ đại dịch COVID-19, cáo buộc “Hoa Kỳ cố gắng ngăn cản Thế Vận Hội Bắc Kinh” (1). Điều này nói lên sự rạn nứt trầm trọng giữa đàn em thân tín Cộng Sản Bắc Hàn đối với Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Nga-Trung Cộng đang gầm gừ khúc xương Kazakhstan

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Bản đồ Kazakhstan va đường biên giới với Nga và Tàu

Kazakhstan trước năm 1990 nằm trong khối Cộng Sản Liên Xô. Khi khối này sụp đổ, thì Kazakhstan được độc lập và thành nước Cộng Hòa Kazakhstan vào tháng 12/1991. Nhưng vẫn bị kềm kẹp dưới cái dù chính trị của Nga (Putin).

Diện tích Kazakhstan rất rộng 2.7 triệu cây số vuông, đứng hàng thứ 9 trên thế giới; Dân số 18 triệu, đa số theo đạo Hồi; Bình quân đầu người chừng $822/tháng. Tổng Thống hiện nay là Kassym Tokayev. Kazakhstan có đường biên giới với nước Nga dài 6648 cây số và với Trung Cộng là 1533 cây số.

Dân nghèo, nhưng Kazakhstan rất giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản…

Đất rộng chứa tài nguyên phong phú, dân ít lại nghèo, quốc phòng yếu kém, đó là miếng mồi ngon cho các cường quốc xâu xé. Nhất là Nga và Trung Cộng đang nằm sát biên giới, làm sao để miếng mồi này lọt vào các nước tây phương… Họ đang dành nhau, thì có ngày sẽ đánh nhau đó là quy luật. [Đọc tiếp]

Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Tài Chánh An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 viết tắc là NDAA (National Defense Authorization Act for Fiscal year 2022) (1), được Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 27/12/2021 với ngân sách khổng lồ $777.7 tỷ USD.

Đối với Mỹ tiền đi đôi với dự án, không có tiền nhất định không có dự án. Cách làm việc của Mỹ để thông qua NDAA là đầu tiên đưa ra những những chiến lược an ninh quốc gia ưu tiên, thảo luận chiến lược rất kỹ lưỡng để chuẩn y ngân sách (budget). Khi có ngân sách rồi thì họ trở lại vạch ra những dự án chi tiết và cung cấp tài chánh để thực hiện cho dự án đó nhằm thực hiện thành công chiến lược.
Thông thường ngân sách an ninh quốc gia của Mỹ được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua vào cuối năm cho tài khóa năm tới (ví dụ tài khóa cho năm 2022 phải được Quốc Hội thông qua cuối năm 2021).
[Đọc tiếp]

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

hình minh họa: Thế Chiến Thứ III

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa bùng nổ chiến tranh.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Nga. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của Tây phương. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nguyên tử. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt