Mỹ phải chuẩn bị cho cuộc chiến chống Nga xâm lăng Ukraine

Tiến sĩ Evelyn N. Farkas: Cựu Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ


Tác giả
: Tiến sĩ Evelyn N. Farkas

– Cựu Phụ Tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đặc trách về  Nga, Ukraine, Âu-Á dưới thời TT Barack Obama, Cựu cố vấn cao cấp của Tư Lệnh Đồng Minh Tối Cao khối NATO.

 

 

 

 

 

Tổng thống Vladimir Putin có nhiều khả năng sẽ xâm lược Ukraine trong những ngày tới. Tôi là người đã giúp Tổng thống Barack Obama điều hợp phản ứng của Hoa Kỳ và quốc tế đối với cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào Ukraine năm 2014 và nỗ lực của chúng tôi để ngăn Moscow chiếm đóng toàn bộ đất nước Ukraine vào năm 2015. Với những kinh nghiệm đó, cho tôi có cảm giác mạnh mẽ Nga sẽ xâm lăng Ukraine trong tương lai không xa.

Tại sao? Tôi thấy hình thức điều động lực lượng quân đội Nga một cách quy mô, từ cách dàn trận của họ, tối hậu thư do Putin và các bộ trưởng của ông đưa ra gần đây với lời lẽ hiếu chiến, cho đến sự thiếu kiên nhẫn và thiện chí trong các cuộc đàm phán của phái đoàn đàm phán Nga cũng như thái độ của ngoại trưởng Nga. Thêm vào đó là sự lo lắng của Putin do các cuộc biểu tình tuần trước ở Kazakhstan, Nga sợ “cách mạng màu”, nên  Putin đã nhanh chóng đưa quân vào đàn áp thành công.

Nhưng lý do chính mà tôi nghĩ là ở các cuộc đàm phán với Nga sẽ thất bại là vì Mỹ và các đồng minh của Mỹ không có gì trong tay đưa ra ngay lập tức cho Moscow để đổi lấy việc giảm leo thang.  Và,  nếu Putin không bị ngăn cản chiếm giữ một phần lãnh thổ của Ukraine lần nay, thì ông ta sẽ không dừng lại ở đó.

Nếu Nga thắng thế một lần nữa, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong một cuộc khủng hoảng không chỉ đối với Ukraine mà còn về tương lai của trật tự toàn cầu vượt ngoài biên giới của nước Nga. Không bị kiềm chế, Putin sẽ nhanh chóng chiếm lấy một số lãnh thổ, củng cố lợi ích của mình và  nhìn tiếp theo trong trò chơi dài hơi của mình để lấy lại tất cả các vùng đất trước năm 1991 [của khối Liên Xô] trong phạm vi ảnh hưởng địa lý mà ông cho là đã bị tước bỏ một cách bất công khỏi nước Nga Vĩ Đại”

Thế giới đang theo dõi phản ứng của Mỹ. Bất kỳ sự làm ngơ nào của Mỹ đối với Nga xâm lăng sẽ đánh dấu  khởi đầu của sự chấm dứt trật tự quốc tế. Nếu Châu Âu, NATO và các đồng minh của Mỹ ở châu Á và các nơi khác không bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về sự tôn nghiêm về biên giới và chủ quyền quốc gia, thì không ai sẽ làm. Mọi sự xoa dịu sẽ chỉ dẫn đến việc xâm lấn lãnh thổ trong tương lai không chỉ từ Putin, mà còn từ Trung Cộng ở Đài Loan và các nơi khác…Và nếu các nền dân chủ trên thế giới thiếu nghị lực để ngăn chặn chúng, những trật tự quốc tế dựa trên luật pháp sẽ sụp đổ. Liên Hiệp Quốc sẽ đi vào vết xe cũ của Hội Quốc Liên. Thế giới sẽ trở lại cạnh tranh kinh tế và quân sự không khoan nhượng, và chiến tranh thế giới sẽ bùng nổ ngoài tầm kiểm soát.

Điều này thật đáng báo động, chúng ta nên cảnh giác. Nga là trung tâm của cường quốc nguyên tử theo chủ nghĩa xét lại, hành động của Nga sẽ phá nát trật tự quốc tế, đốt luôn căn nhà Liên Hiệp Quốc, phớt lờ các Công ước Genève, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Hiệp định Helsinki hoặc bất kỳ hiệp định nào mà Moscow đã ký kết đều không còn có giá trị.

Tôi tin rằng có cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine, thậm chí còn có khả năng xảy ra cao hơn sau khi chứng kiến ​​các lực lượng Nga dập tắt các cuộc biểu tình ở Kazakhstan. Các cuộc biểu tình ở thành phố lớn Almaty và lan khắp cả nước tăng thêm sự lo lắng của Putin về các cuộc nổi dậy dân chủ, hay cái mà Putin gọi là “cách mạng da màu” và Nga cam kết sử dụng quân đội đè bẹp  trong toàn khu vực.

Việc tập hợp các lực lượng Hoa Kỳ và Châu Âu ngày nay để đối phó với hành động xâm lược quân sự và chính trị của Nga phải được mô tả như một cuộc chiến bảo tồn trật tự quốc tế và Liên Hiệp Quốc được thành lập để bảo vệ trật tự, bao gồm cả NATO. Hãy nhớ rằng, Liên Minh Phương Tây được thành lập dưới sự bảo trợ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trong đó công nhận vai trò của các tổ chức an ninh khu vực trong việc giúp giữ gìn hòa bình. Nhưng gần đây các tổ chức đó và các quốc gia thành viên của họ đã chứng tỏ không thể ngăn chặn sự bành trướng của Nga.

Kể từ khi khối Cộng Sản Liên Xô sụp đổ cách đây 30 năm,  Nga đã từng bước chiến đấu để duy trì và giành lại quyền thống trị của các nước trong Khối Liên Xô và Khối Đông Âu cũ, đặc biệt là sau khi Putin lên nắm quyền. Nga đã thiết lập các căn cứ quân sự ở Armenia, Georgia, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Belarus và Moldova. Nga khuyến khích những người ly khai ở Moldova và Georgia, tạo ra các vùng đất ly khai vào năm 2008 để xâm lược Georgia. Năm 2014, Nga chiếm Crimea thuộc Ukraine, tuyên bố biên giới Ukraine được quốc tế công nhận, từ đó được sửa đổi thông qua bằng lực lượng quân sự. Đây là lần đầu tiên lực lượng quân sự được sử dụng để thay đổi biên giới ở châu Âu kể từ khi Hitler xâm lược và chiếm đóng. Đó là một sự nhục mạ táo bạo đối với trật tự thế giới được thiết lập vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến.

Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế đã lên án thảm họa năm 2014 khi Nga chiếm Crimea , giống như nó đã xảy ra khi Saddam Hussein của Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990. Trong trường hợp với Kuwait, cộng đồng quốc tế yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức – và các nước đồng minh cho phép sử dụng sức mạnh quân sự nếu Iraq từ chối rút quân trước ngày 15/01/1991. Sau đó, cộng đồng quốc tế đoàn kết và chứng minh cho thế giới thấy trong việc bảo vệ biên giới quốc tế và các quyền chủ quyền của Kuwait.

Ngược lại, khi Putin chiếm Crimea, phần lớn cộng đồng quốc tế quyết định rằng sẽ làm ngơ. Do đó, nhà lãnh đạo Nga hiện đang đưa ra những mưu đổ to lớn hơn. Ông yêu cầu NATO chấp thuận những hiệp ước mới: Ngăn NATO chấp nhận các thành viên mới, rút quân khỏi các quốc gia gia nhập NATO t sau năm 1997, đặt nguyên tử trên lãnh thổ của các thành viên và bắt tay vào bất kỳ hoạt động nào ở Trung và Đông Âu cũng như Trung Á.

Như một cựu đại sứ Hoa Kỳ đã nói gần đây, “tại một thời điểm của sự thật.” Nếu Putin từ chối đàm phán về những điều có thể thương lượng, như kiểm soát vũ khí, và kiên quyết cắt giảm tư cách thành viên NATO cũng như hoạt động và căn cứ quân sự, chúng ta sẽ bế tắc ngoại giao. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ ở trong cuộc Chiến Tranh Lạnh mới.

Cách duy nhất để khẳng định lại tính ưu việt của luật pháp quốc tế và tính tôn nghiêm của các biên giới lãnh thổ quốc tế, đồng thời kiềm chế Nga, có thể là đưa ra tối hậu thư của chính chúng ta. Chúng ta không chỉ lên án việc Nga chiếm đóng trái phép Ukraine và Gruzia mà còn phải yêu cầu Nga rút quân khoải hai nước này vào một ngày nhất định,  và tổ chức các lực lượng liên minh sẵn sàng hành động để cưỡng chế nó.

Chắc chắn, Nga có vũ khí nguyên tử mạnh hơn Iraq của Saddam Hussein rất nhiều. Nhưng từ người cha 96 tuổi của tôi, người đã chứng kiến ​​Đệ II Thế Chiến, tôi đã học được từ “si vis speedm, para bellum”: ai “muốn hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Chỉ có sự cân bằng về sức mạnh quân sự – một lực lượng răn đe và ý chí chính trị phù hợp- mới có thể ngăn chặn chiến tranh.

Khả năng khủng khiếp của nó là Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu của chúng ta, phải sử dụng quân đội của mình để đánh lui Nga – ngay cả khi có nguy cơ trực tiếp chiến đấu. Nhưng nếu chúng ta không làm bây giờ, Putin sẽ buộc chúng ta phải chiến đấu vào một ngày khác, có khả năng là để bảo vệ vùng Baltic hoặc các đồng minh Đông Âu khác của chúng ta.

Khi các cuộc đàm phán trong tuần này kết thúc và Moscow chuyển quân về phía trước, Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới phải thực hiện tất cả các bước mà chính quyền Biden đã đề ra, bao gồm các biện pháp trừng phạt, kiểm soát xuất khẩu công nghệ và trang bị vũ khí cho Ukraine. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. TT Biden nên đến Liên Hiệp Quốc ngay lập tức để tập hợp cộng đồng các quốc gia toàn cầu. Chúng ta phải xây dựng một liên minh mới sẵn sàng thực thi chủ quyền quốc gia được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Biên dịch: Lê Thành Nhân
Source: https://www.defenseone.com/ideas/2022/01/us-must-prepare-war-against-russia-over-ukraine/360639/

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt