Tham Luận

Bẫy nợ: Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Cộng

Hình minh họa: Những quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội không ai bằng, thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế (hay còn gọi là quyền lực mềm) để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hán tộc. Thông qua kinh phí “Một Vành Đai, Một Con Đường” với 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược trên trục “Một Vành Đai, Một Con Đường” thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ tuyên bố về Trung Cộng

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ bắt tay với đồng nhiệm Indonesia Đại Tướng Andika Perkasa trong chuyến viếng thăm Indonesia ngày 24/07/2022 (AP Photo/Achmad Ibrahim)

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Mark Milley đến thăm Indonesia hôm 24/07 tuyên bố: “Trung Cộng trong 5 năm qua đã trở nên hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều”.

Lời tuyên bố này là ông chưa am tường lịch sử Trung Hoa: Tàu hung hãn từ thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 Trước Công Nguyên) tức cách đây 2281 năm. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt sáu nước chung quanh và lập nên nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Rồi tới nhà Hán thời Lưu Bang. Nay Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều là người Hán. Do đó người ta thường gọi “tham vọng Đại Hán” là vậy. Còn đại tướng Mark Milley nói chỉ mới 5 năm qua thôi là sai rồi, xin ông đọc lại lịch sử nước Tàu! [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Bà Nancy Pelosi “dancing” nguy hiểm ở eo biển Đài Loan

Bà Nancy Pelosi họp báo tại Washington DC ngày 22/07/2022

Bà chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi lộ tin đi thăm Đài Loan cho tờ Financial Times của Anh biết. Trung Cộng nghe tin nổi giận lôi đình tuôn lời đe dọa: “nếu bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, Mỹ sẽ nhận những hậu quả nghiêm trọng – lại là “hậu quả nghiêm trọng!”. Trên vấn đề ngoại giao, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc nói với tạp chí Asia Times liên quan bà Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ là người đứng thứ ba của nước Mỹ trên phương diện giao tế thế giới. Việc bang giao giữa Trung Cộng và Mỹ trong một Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972, Hoa Kỳ và Trung Cộng đã thiết lập ngoại giao với chính sách Một Trung Hoa (One China). Chuyến thăm của Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ là mang tính ngoại giao chính thức giữa chính phủ với chính phủ. Điều này thể hiện ra mặt sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan như một chính phủ, đồng nghĩa với sự ủng hộ Đài Loan độc lập. [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Giám đốc CIA Hoa Kỳ tuyên bố về Đài Loan

Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ: William Burn

Ông William Burn, giám đốc cơ quan tình báo CIA của Mỹ cách đây mấy ngày tuyên bố trên truyền thông rằng: “đừng đánh giá thấp Tập Cận Bình về việc Trung Cộng tấn công Đài Loan”. Ông Burn là một nhà ngoại giao cao cấp từng giữ chức Đại Sứ Mỹ tại Nga, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông được đánh giá là một giám đốc tình báo CIA xuất sắc.
Sao lại cho ông là một Giám Đốc CIA xuất sắc: Về cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine ông đã theo dõi chính xác và quả quyết rằng Nga sẽ tấn công Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Đúng như lời ông nói, chiến tranh Ukraine nổ ra ngày 24/02/2022. Trong khi đó lãnh đạo các nước châu Âu Pháp, Đức trước đó chừng một tuần vẫn còn ỡm ờ làm con thoi điều đình còn chưa biết Nga có đánh qua Ukraine hay không? Còn Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg thậm chí còn cho việc Nga dàn quân biên giới chỉ để hù dọa!

[Đọc tiếp]

Các cuộc cách mạng màu và Sri Lanka tác động đến Việt Nam ra sao?

Cảnh người dân xuống đường ở Sri Lanka

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Nhiều người cho rằng Sri Lanka hôm nay là Lào và Việt Nam ngày mai. Đó là điều mong ước của dân tộc Việt Nam và Lào nhưng thực tế thì khác. Cần nghiên cứu tình hình chính trị và lịch sử của mỗi một nước như thế nào? Để khỏi đưa chúng ta vào ảo vọng.
Trong gần vài thập niên trở lại đây, thế giới có những cuộc cách mạng màu do người dân đứng lên thay đổi lãnh đạo. Nó xảy ra ở đâu và như thế nào? [Đọc tiếp]

Cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo tiết lộ: Tập Cận Bình Kiểm soát Kim Jong-un chặt chẽ trong việc phi nguyên tử Bắc Hàn

Cưu Ngoại Trưởng Mike Pompeo trả lời phỏng vấn UPI ngày 13/07/2022

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một phỏng vấn trên truyền hình quốc tế United Press International (UPI), ông đã vạch trần việc Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ Kim Jong-un và cản trở việc phi nguyên tử bán đảo Bắc Hàn.

Trung Cộng và Bắc Hàn cùng song ca điệp khúc để lừa dối cộng đồng quốc tế, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo tiết lộ câu chuyện bên trong.

Việc Đảng Cộng Sản Tàu (Trung Cộng) và Bắc Hàn cùng song ca “điệp khúc” để đánh lừa quốc tế trong nhiều năm là một bí mật, nhưng đây là lần đầu tiên cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tiết lộ câu chuyện bên trong. Bởi vì trên thực tế, cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác đều không sẵn sàng công khai chọc giận và quay lưng lại với Trung Cộng. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn United Press International (UPI), cựu ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Tập Cận Bình thực sự đang kiểm soát chặt chẽ Kim Jong-un và cản trở việc phi nguyên tử của Bắc Hàn. [Đọc tiếp]

Mỹ: Tiểu bang màu đỏ phục hồi kinh tế nhanh hơn màu xanh

50 tiểu bang nước Mỹ: Xanh là đảng Dân Chủ lãnh đạo, Đỏ là đảng Cộng Hòa lãnh đạo (Ảnh năm 2021)

Lời người post: Tình trạng chung của thế giới bị kinh tế suy thoái sau 2 năm đại dịch virus Vũ Hán tiếp theo cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine. Hai điều khó khăn mà các nước đang đối diện là vật giá leo thang và giá xăng dầu tăng vọt. Đất nước Mỹ có 50 tiểu bang, có những tiểu bang đảng Cộng Hòa nắm quyền (màu đỏ) và ngược lại có tiểu bang đảng Dân Chủ đang giữ ghế Thống Đốc (màu xanh)

Một nghiên cứu của ông Nicholas Dolinger, phóng viên kinh tế thương mại cho rằng hiện nay những tiểu bang màu đỏ có nền kinh tế phục hồi nhanh hơn các tiểu bang màu xanh. Chúng ta thử tìm hiểu xem bài viết của Nicholas Dolinger có giá trị như thế nào? [Đọc tiếp]

Đại kế hoạch của Putin đang sụp đổ

Hình minh họa

Một Vladimir Putin bị dồn vào đường cùng có thể trở nên tàn nhẫn và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Vladimir Putin là một “thiên tài”, Donald Trump cười cười, nói nói. Cựu tổng thống Mỹ phát biểu ngay trước cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine mấy ngày, và tỏ ra ngưỡng mộ người đàn ông “hiểu sâu biết rộng” ở Điện Kremlin.

Vậy thiên tài này đã đạt được những gì? Bốn tháng sau cuộc xâm lược và quân đội Nga vẫn không thể giành được chiến thắng nhanh chóng mà Putin trông đợi. Sự kháng cự của Ukraine mãnh liệt hơn nhiều so với dự đoán của Putin ở Crimea, quân đội Ukraine thì liên tục chống trả, trong khi toàn dân nhanh chóng huy động lực lượng. Những người lính Nga bị quay phim lại đã phàn nàn rằng họ chỉ được thông báo tham gia một nhiệm vụ huấn luyện nào đó. [Đọc tiếp]

Litva: Nước nhỏ nhất thế giới là anh hùng chống cộng

Địa lý Lithuania (Litva) ở vùng Baltic

Lê Thành Nhân 

Một nước rất nhỏ, có thể nói là nhỏ nhất thế giới thuộc vùng Baltic ở Bắc Âu, nhưng có lá gan rất lớn và con tim thật vĩ đại, đứng hẳn về công lý, tự do sẵn sàng hy sinh bằng mọi giá chống lại hai nước độc tài cộng sản lớn nhất hoàn vũ Nga-Tàu. Năm 2021, một mình đương đầu với Trung Cộng và năm nay đương đầu với Nga không khoan nhượng. Thật đáng kính, đáng nể!

Gần đây chúng ta thấy báo chí đăng tin, Litva có thể là thùng thuốc nổ Thế Chiến III. Thật ra, trước đây ít ai để ý đến Litva. Nhờ chuyện “anh hùng tí hon” chống Tàu Cộng rồi chống Nga mới đi tìm hiểu thì Litva là nước thật nhỏ, diện tích 65,000 km2, dân số 2.8 triệu người. Nhìn trên bản đồ châu Âu, ba nước nước vùng Baltic gồm: Estonia, Latvia, Lithuania thì Litva chính là Lithuania, thủ đô Vilnius, từ đây người viết dùng Litva cho gọn. [Đọc tiếp]

Cựu thủ tướng Đức Schroder quyết tâm làm bạn với Nga?

Cựu Thủ Tướng Đức từ 1998-2005 Gerhard Schroder đang căng thẳng.

Lời người post: Không biết trước những áp lực của quốc hội và chính quyền Đức, Nghị Viên Châu Âu, Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroder có rút ra khỏi Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị công ty năng lượng Rosneft của Nga hay không? Đây là câu chuyện của cựu Thủ Tướng Đức Schroder thân Nga và người bạn thân của Putin. Hy vọng ông Schroder đặt vấn đề chung lên tình riêng của mình và rút ra khỏi Hội Đồng Quản Trị Rosneft.

Tối 9/12/2005, 17 ngày sau khi thủ tướng Đức Gerhard Schroder rời ghế Thủ Tướng Đức, ông nhận được cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Vladimir Putin lúc đó thúc giục ông Schroder chấp nhận lời đề nghị trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản trị của Nord Stream, công ty do Nga kiểm soát, phụ trách xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển Baltic đầu tiên từ Nga sang Đức gọi là Nord Stream (đầu tiên là Nord Stream I và sau này là Nord Stream II).

Trên điện thoại hôm ấy ông Putin hỏi đùa: “Ngài sợ làm việc với chúng tôi sao?”. Ông Schroder tỏ ra lưỡng lự, bởi dự án đường ống Nord Stream được đồng ý trong những tuần cuối nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Nhưng cựu thủ tướng Schroder cuối cùng đã chấp nhận lời đề nghị của Putin, bởi ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 1. [Đọc tiếp]

Trung Cộng là nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Hoa Kỳ – Mỹ đối phó như thế nào?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Giám Đốc FBI – Christopher Wray, nói chuyện trên truyền hình.

Nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành tình báo Mỹ từ hành pháp, lập pháp đến tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ đều lên tiếng báo động rằng Trung Cộng là mối hoạ nguy hiểm cho tương lai nền an ninh Hoa Kỳ. Sự báo động này càng ngày càng cao, càng cấp bách. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đang làm gì để đối phó?

1) Giám Đốc FBI: tuyên bố: Mối đe dọa của Trung Cộng “chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ”

Trên truyền hình vào 24/04 ông Christopher Wray, Giám Đốc FBI, trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” (1): cho rằng “Trung Cộng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề phản gián và an ninh mạng. Ông cũng từng cảnh báo, Trung Cộng đang nhắm vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ”.  [Đọc tiếp]

Chi tiêu quá mức của chính phủ đang kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống

Vào tháng 3 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã đứng đầu các cuộc thăm dò với tỷ lệ ủng hộ 59% khi vừa ký xong “Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ” hay ARP (American Rescue Plan), một cứu trợ tài chánh kích thích mà chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ “cung cấp cứu trợ trực tiếp cho người Mỹ, bao gồm đại dịch virus Vũ Hán và giải cứu nền kinh tế”

Một năm sau, sau khi thông qua kế hoạch chi tiêu ARP 1900 tỷ USD và 1 ngàn tỷ USD chi tiêu khác cho cơ sở hạ tầng, nền kinh tế Mỹ bị lung lay, lạm phát tăng cao và tăng trưởng thấp, trong tỉ lệ thăm dò về tín nhiệm của ông Biden xuống rất thấp. [Đọc tiếp]

Bóng ma thế chiến thứ ba: Một lời dọa dẫm thực sự hay biểu hiện của sự yếu kém của Nga?

Bộ Trưởng Noại Giao Nga: Serguei Lavrov (đệ tử trung thành của Putin)

Thứ Hai, 25/04/2022, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trên đài truyền hình Nga cảnh cáo phương Tây chớ xem nhẹ rủi ro thế chiến thứ ba khi cho rằng “mối nguy này là nghiêm trọng, hiện hữu”.  Phải chăng đây là lời đe dọa thật sự từ Nga?  

GIỌT LỆ CHO 30 THÁNG 4 NĂM 1975: BỎ RƠI HAY PHẢN BỘI?

Ngày 30-04-1975: Đoàn người lên tàu vĩnh viễn rời quê hương

Sau ngày 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho TT Nguyễn Văn Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây đã 44 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho TT Thiệu thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.

TT Nguyễn Văn Thiệu cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm. [Đọc tiếp]

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Sói hạm Moskva của Nga nghiêng về một bên sắp bị chìm xuống Biển Đen

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Soái hạm Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng radar vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các hoả tiễn S-300F và OSA-MA để bắn hạ các đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, xác nhận lời tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt