Thư Nguyễn Thái Học Gởi Toàn Quyền Đông Dương (1930)
Sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng 10-02-1930 đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc bị thất bại, đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học bị sa lưới và bị hành hạ trong ngục tù. Ông khẳng khái viết thư cho Toàn Quyền Đông Dương người Pháp. Nội dung bức thư nói rằng những biến đồng chính trị giết quan lính Pháp đều do VNQDĐ chủ trương và hành động và ông xin chịu hoàn toàn trách nhiệm….
(Đây là tấm hình chụp trước khi bị bắt, tấm hình mà thường thấy trong các buổi lễ đó là chân dung, tuy không khác hình thật là bao nhiêu. Chữ ký của Nguyễn Thái Học)
[Đọc tiếp]
Thư Nguyễn Thái Học Viết Cho Nghị Viện Pháp (1930)
Sau cuộc khởi nghĩa ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập bi thất bại, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ngục Yên Bái, Bắc Việt. Dù trong ngục tù tăm tối, bị tra tấn dã man, Nguyễn Thái Học đã viết một bức thư cho Nghị Viện pháp. Nội dung bức thư nói lên sự bạo tàn của quân xâm lược và có ngày họ phải đền tội. (trên đây là chữ ký của đảng trưởng VNQDĐ-Nguyễn Thái Học) [Đọc tiếp]
Đôi giòng suy tư khi đọc Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống
Khi đọc xong sách “Nguyễn Thái Học – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của Nhượng Tống, một cuốn sử sống của một thời đại lịch sử hào hùng dân tộc. Người đọc ai không ngậm ngùi thương tiếc trước sự hy sinh cao cả của những tâm hồn yêu nước trong sáng vĩ đại ấy. Bài “Đôi Giòng Suy Tư Khi Đọc Sách Nguyễn Thái Học” của anh Lê Thành Nhân nói lên tâm trạng của chính mình đối với người yêu đất nước.
Quý vị bấm vào đây để nghe lời đọc bài nay – toàn bộ bài văn thì bấm vào [Đọc Tiếp]
Phó Đức Chính thành viên lãnh đạo VNQDĐ
Phó Đức Chính (1907-1930)
Phó Đức Chính Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng, sinh năm 1907, đền nợ nước tại pháp trường Yên Bái ngày 17-06-1930. Đúng ra ông sống trên đời có 23 năm, nhưng tên ông đã đi vào lịch sử.
Phó Đức Chính sinh năm 1907, người làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến) huyện Văn Giang, xuất thân trong một gia đình nho học. Ông học Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội.
Tháng 12 năm 1927, Phó Đức Chính tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, phụ trách công tác tổ chức và phát triển Đảng.
Tốt nghiệp trường Công chính, Phó Đức Chính được bổ nhiệm sang làm việc ở Lào. Ngày 9 tháng 2 năm 1929 một đảng viên của VNQDĐ là Nguyễn Văn Viên ám sát tên mộ phu người Pháp tên là Bazin ở phố Huế, Hà Nội. Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp khủng bố. Có người khai báo nên Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước, tuy nhiên thực dân không có chứng cớ gì để buộc tội ông.
Được trả tự do, Phó Đức Chính dấn thân vào con đường cách mạng đánh đuổi Thực Dân Pháp ra khỏi đất nước giành độc lập cho dân tộc, ông về quê Thanh Hóa trả hết những kỷ vật cho vị hôn thê là cô Thắm để dấn thân vào con đường cách mạng.
Sau khi giết tên mộ phu Bazin, Thực Dân Pháp tăng cường khủng bố Việt Nam Quốc Dân Đảng ở khắp nơi. Ngày 17-9-1929 Tổng bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã triệu tập Hội Nghị tại xã Lạc Đạo (Văn Lâm) để bàn việc Tổng khởi Nghĩa. Cuộc họp đã quyết định tổng khởi nghĩa với một câu nói lịch sử của Nguyễn Thái Học “Không thành công thì thành nhân”.
Chủ Tịch Ban Lập Pháp VNQDĐ, Nguyễn Khắc Nhu
Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930) là một chí sĩ yêu nước thời cận đại. Ông là một trong những cột trụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng trước năm 1930.
Cuộc đời cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu
Ông sinh năm 1881, tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, mồ côi cha năm 13 tuổi, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu.
Năm 1903, ông từng dẫn đường cho Phan Bội Châu lên đồn Phồn Xương gặp Đề Thám. Sau nhiều lần thi Hội không đậu, ông về quê dạy học và tham gia Phong Trào Đông Du, lập Hội Quốc Dân Dục Tài theo kiểu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, thực hiện một số cải cách tại quê nhà, tuy nhiên đều bị chính quyền thực dân Pháp cấm không cho phép hoạt động.
Vào năm 1909, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, có cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, và trong số đó có Xứ Nhu. Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Tàu, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần xu hướng đấu tranh bất bạo động sang xu hướng bạo động. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập hội Việt Nam Dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại… với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sát nhập hội Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng và ông được cử tham gia với vai trò là trưởng ban Lập Pháp của Đảng
VNQDĐ trong giòng sử Việt – Thành Lập Đảng
Dưới đây là bài nói về thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 25-12-1927 với những chú thích và chi tiết đặc biệt. [Đọc tiếp]
Đại Hội VNQDĐ Kỳ III-Chủ Trương và Đường Lối VNQDĐ (phần 4)
Đại Hội Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng Kỳ III, ngày 7,8,9,10 và 11 tháng 6 năm 2006 tại miền Nam California, Hoa Kỳ đã thông qua Bản Đánh Giá Tình Hình và Chủ Trương, Đường lối của VNQDĐ do Đồng chí Lê Thành Nhân, Tổng Bí Thư VNQDĐ trình bày, gồm có 4 phần chính như sau:
Phần 1: Đánh Giá hướng đi của thế giới ngày nay.
Phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Công cuộc đấu tranh của toàn dân giải thể chế độ độc tài CSVN.
Phần 4: Đánh Giá VNQDĐ trước hiện tình, và đề xuất Chủ Trương của Đảng.
Mời qúy vị nhấn vào “Đọc Tiếp” để xem phần 4, (trong phần này có những điều chỉ phổ biến trong nội bộ VNQDĐ nên Ban Điều Hành chỉ đăng những phần có thể phổ biến ra ngoài quần chúng) [Đọc tiếp]
Đại Hội VNQDĐ Kỳ III-Chủ Trương và Đường Lối VNQDĐ (Phần 3)
Đại Hội Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng Kỳ III, ngày 7,8,9,10 và 11 tháng 6 năm 2006 tại miền Nam California, Hoa Kỳ đã thông qua Bản Đánh Giá Tình Hình và Chủ Trương, Đường lối của VNQDĐ do Đồng chí Lê Thành Nhân, Tổng Bí Thư Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương trình bày, gồm có 4 phần chính như sau:
Phần 1: Đánh Giá hướng đi của thế giới ngày nay.
Phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Công cuộc đấu tranh của toàn dân giải thể chế độ độc tài CSVN.
Phần 4: Đánh Giá VNQDĐ trước hiện tình, và đề xuất Chủ Trương của Đảng.
[Mời qúy vị bấm vào đây để đọc phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay]
Mời qúy đọc phần 3: Công cuộc đấu tranh của toàn dân giải thể chế độ độc tài CSVN. [Đọc tiếp]
Đại Hội VNQDĐ Kỳ III-Chủ Trương và Đường Lối VNQDĐ (Phần 2)
Đại Hội Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng Kỳ III, ngày 7,8,9,10 và 11 tháng 6 năm 2006 tại miền Nam California, Hoa Kỳ đã thông qua Bản Đánh Giá Tình Hình và Chủ Trương, Đường lối của VNQDĐ do Đồng chí Lê Thành Nhân, Tổng Bí Thư Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương trình bày, gồm có 4 phần chính như sau:
Phần 1: Đánh Giá hướng đi của thế giới ngày nay.
Phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Công cuộc đấu tranh của toàn dân giải thể chế độ độc tài CSVN.
Phần 4: Đánh Giá VNQDĐ trước hiện tình, và đề xuất Chủ Trương của Đảng.
[xin bấm chuột vào đây để đọc phần 1: Đánh Giá hướng đi của thế giới ngày nay]
Mời qúy vị đọc tiếp để xem phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay
Đại Hội VNQDĐ Kỳ III-Chủ Trương và Đường Lối VNQDĐ (Phần 1)
Đại Hội Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng Kỳ III, ngày 7,8,9,10 và 11 tháng 6 năm 2006 tại miền Nam California, Hoa Kỳ đã thông qua Bản Đánh Giá Tình Hình và Chủ Trương, Đường lối của VNQDĐ do Đồng chí Lê Thành Nhân, Tổng Bí Thư Trung Ương trình bày, gồm có 4 phần chính như sau:
Phần 1: Đánh Giá hướng đi của thế giới ngày nay – Toàn Cầu Hóa
Phần 2: Đánh Giá tình hình Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Công cuộc đấu tranh của toàn dân giải thể chế độ độc tài CSVN.
Phần 4: Đánh Giá VNQDĐ trước hiện tình, và đề xuất Chủ Trương của Đảng.
Mời qúy vị đọc phần 1: Hướng đi của thế giới ngày nay
Tiểu Sử Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học
Nguyễn Thái Học: Người anh hùng dân tộc trong lịch sử đấu tranh cận đại, người khai sinh ra Việt Nam Quốc Dân Đảng, người đề cao thể chế chính trị tự do dân chủ từ năm 1927. Người thanh niên 25 tuổi là tấm gương sáng ngời cho những tấm lòng yêu nước. Lịch sử của đảng trưởng VNQDĐ, Nguyễn Thái Học trích trong cuốn: Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954 Việt Nam Quốc Dân Đảng của Hoàng Văn Đào do trung tâm phát hành của VNQDĐ, nhà xuất bản Tân Việt, in lần thứ 4 tại Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]