Lịch Sử VNQDĐ

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 2

Nhà lao An Nam ở Guyane, con cháu của những người tù biệt xứ (Danh Đức)

Một tấm bảng của các nhà sử học Marchal nước Pháp để lại dấu tích của những người tù là những người quốc gia làm cách mạng chứ không phải tù tội phạm

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (của Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa (Danh Đức)

Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tinh Vinasat-1, tôi (nhà báo Danh Đức) cứ ám ảnh làm sao tìm lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, vì gần 80 năm đã qua… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 1

525 nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng bỏ mình trên trại tù Guyane, Nam Mỹ – sưu tầm: Lê T. Nhân 

Vùng lãnh thổ French Guiana là một tỉnh của Pháp, trước đây dùng để lưu đày tù nhận biệt xứ của các nước bị thực dân Pháp đô hộ. trong thời kỳ thực dân Pháp. Nơi đây cũng là nơi lưu đày người tù nổi tiếng Papillon

Tại sao lại bỏ mình tại Nam Mỹ, nghe ra hơi vô lý nhưng đây là một sự thật được khai phá khi Cộng Sản Việt Nam mua phi thuyền không gian của hảng Lockheed Martin của Mỹ và nhờ  nước Pháp phóng tại địa điểm phóng phi thuyền của Pháp là Guyane (tiếng Pháp là Guiana) ở Nam Mỹ, những phóng viên Việt Nam có cơ hội đến đó mới khám phá ra 525 nhà ái quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đày biệt xứ năm 1931, sau cuộc Tổng khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Họ đã vĩnh viễn ra đi không trở về trên quê hương, họ bị quên lãng trong những người con ưu tú nhất của dân tộc. Những ai còn sống sót thì lập gia đình với người bản xứ và hiện nay có dòng giống Việt đang sống ở Guyane, Nam Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cách Mạng Việt Nam Hành Động Và Hy Sinh vì Dân Tộc

Tinh thần cách mạng Việt Nam với tinh thần Yên Bái, gương hy sinh lòng nhiệt thành với quê hương dân tộc, để lại cho các thế hệ mai sau…. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kịch Hận Thiên Trường

Nhận được một bài viết trong ngày tưởng niệm Tang Yên Bái lần thứ 78 của lão đồng chí Phạm Đình Linh năm nay trên 80 tuổi. Chúng tôi xin đăng bài để thấy từng thế hệ đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đây là thế hệ thứ hai , một giai đoạn VNQDĐ vừa chiến đấu chống Cộng Sản vửa chống Pháp xâm lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dòng Sông Chảy Về Phố Cũ

Nguyễn Thái Học – Lãnh tụ Việt nam Quốc Dân Đảng năm 1927-1930

Bài viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học: “Dòng sông chảy về phố cũ” của Đặng Thị Thanh Hương một nhà văn trẻ ở trong nước:

Dòng sông chảy về phố cũ

Lũ trẻ reo hò, chạy đuổi nhau quanh đồi Cọ. Thằng Đẻn trèo lên một cây cọ to, vặt nguyên cả buồng quả cọ ném xuống. Con Mận khom lưng nhóm lửa, đặt cái nồi đất sứt mẻ lên ba hòn gạch. Nó vặt những quả cọ cho vào nồi. Lúc sau cả bọn xúm vào bên nồi cọ om béo ngậy. Rồi chúng lại đuổi nhau reo hò……… Những cuộc chơi như thế ngày nào cũng diễn ra với bọn trẻ xóm Thổ Tang. Thằng Đẻn bé nhất nhưng luôn là người bày trò. Thực dân Pháp chiếm đóng đến Thổ Tang, bọn trẻ con theo gia đình tản cư. Cuộc vui thế là tàn.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ: Đoá Hoa Máu

Đoá Hoa máu thơ Vĩnh Nhất Tâm [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ: Nhớ ngày Đản Sinh VNQDĐ

Thơ Nhất Tâm
Để chúc mừng Đản Sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 80, nhà thơ Vĩnh Nhất Tâm kính dâng Đảng bài thơ Nhớ Ngày.…Ban Điều Hành trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng bài thơ để nhớ ngày thành lập VNQDĐ [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Văn Tế Các Tiên Liệt VNQDĐ (1932)

Sau khi ông mất một vài nắm, nơi nơi đều làm lễ tưởng nhới nhà cách mạng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đền nợ nước ngày 17-06-1930, đó là ngày TANG YÊN BÁI của dân tộc. Vào năm 1932, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu Nguyễn Thái Học và các nhà cách mạng VNQDĐ đọc bài Văn tế các Tiên liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng” sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác vào năm 1932. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Văn Tế Nguyễn Thái Học và Cô Giang

Cụ Phan Bội Châu bị Pháp giam lỏng tại Huế, nhưng vẫn nhận làm đảng trưởng danh dự Việt Nam Quốc Dân Đảng, sau khi cụ nghe 13 nhà Lãnh Đạo VNQDĐ bị lên đoạn đầu đài đền nợ nước, rồi kế đó Cô Nguyễn Thị Giang tự tử theo người yêu. Tại nhà giam Bến Ngự Huế cụ cảm khái Văn Tế Nguyễn Thái Học và Cô Giang… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẩn tiết

Cô Giang (Nguyễn Thị Giang 1909-1930)

Sau khi Nguyễn Thái Học bị lên đoạn đầu đài đền nợ nước ngày 17-06-1930, Cô Giang tức Nguyễn Thị Giang vị hôn thê của Nguyễn Thái Học đã tức tốc lên Yên Bái chứng kiến các đồng chí và chính người yêu của mình bị chém đầu bởi quân Pháp cướp nước. Cô Giang đã quyên sinh để giữ vẹn lời thề. Trước khi tuẫn tiết, cô đã để lại một bức thư cho bố mẹ của ông Nguyễn Thái Học và một bức thư cho ông Nguyễn Thái Học. Dưới đây là nội dung hai bức thư đó. (Hình bên là chân dung của cô Nguyễn Thị Giang, 1909-1930, người yêu và là đồng chí của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học)

Nguyễn Thị Giang (1909 – 1930)Nguyễn Thị Giang sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại thị xã Phủ Lạng Thương, thuộc tỉnh Bắc Giang, Bắc Việt. Nhà ba chị em gái, cha mẹ đặt tên theo tên tỉnh: chị là Bắc, rồi Giang, út là Tỉnh.

Trong khi Tỉnh còn trẻ, cô Bắc và cô Giang đã lớn khôn, nhan sắc tuy không vẹn mười nhưng gọn gàng xinh xắn. Cô Bắc chín chắn, nói năng đanh thép, cô Giang có phần lanh lợi, tháo vát hơn, cả hai đều ngay thẳng và dạn dĩ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thư Nguyễn Thái Học Gởi Toàn Quyền Đông Dương (1930)

Nguyễn Thái Học (Chủ Tịch VNQDĐ)

Sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng 10-02-1930 đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc bị thất bại, đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học bị sa lưới và bị hành hạ trong ngục tù. Ông khẳng khái viết thư cho Toàn Quyền Đông Dương người Pháp. Nội dung bức thư nói rằng những biến đồng chính trị giết quan lính Pháp đều do VNQDĐ chủ trương và hành động và ông xin chịu hoàn toàn trách nhiệm….
(Đây là tấm hình chụp trước khi bị bắt, tấm hình mà thường thấy trong các buổi lễ đó là chân dung, tuy không khác hình thật là bao nhiêu. Chữ ký của Nguyễn Thái Học)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thư Nguyễn Thái Học Viết Cho Nghị Viện Pháp (1930)

Sau cuộc khởi nghĩa ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập bi thất bại, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ngục Yên Bái, Bắc Việt. Dù trong ngục tù tăm tối, bị tra tấn dã man, Nguyễn Thái Học đã viết một bức thư cho Nghị Viện pháp. Nội dung bức thư nói lên sự bạo tàn của quân xâm lược và có ngày họ phải đền tội. (trên đây là chữ ký của đảng trưởng VNQDĐ-Nguyễn Thái Học) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đôi giòng suy tư khi đọc Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống

Khi đọc xong sách “Nguyễn Thái Học – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của Nhượng Tống, một cuốn sử sống của một thời đại lịch sử hào hùng dân tộc. Người đọc ai không ngậm ngùi thương tiếc trước sự hy sinh cao cả của những tâm hồn yêu nước trong sáng vĩ đại ấy. Bài “Đôi Giòng Suy Tư Khi Đọc Sách Nguyễn Thái Học” của anh Lê Thành Nhân nói lên tâm trạng của chính mình đối với người yêu đất nước.

Quý vị bấm vào đây để nghe lời đọc bài nay – toàn bộ bài văn thì bấm vào [Đọc Tiếp]

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phó Đức Chính thành viên lãnh đạo VNQDĐ

Phó Đức Chính (1907-1930)

Phó Đức Chính trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng 1927-1930

Phó Đức Chính Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng, sinh năm 1907, đền nợ nước tại pháp trường Yên Bái ngày 17-06-1930. Đúng ra ông sống trên đời có 23 năm, nhưng tên ông đã đi vào lịch sử.

Phó Đức Chính sinh năm 1907, người làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến) huyện Văn Giang, xuất thân trong một gia đình nho học. Ông học Trường Cao đẳng Công chính Hà Nội.
Tháng 12 năm 1927, Phó Đức Chính tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, phụ trách công tác tổ chức và phát triển Đảng.

Tốt nghiệp trường Công chính, Phó Đức Chính được bổ nhiệm sang làm việc ở Lào. Ngày 9 tháng 2 năm 1929 một đảng viên của VNQDĐ là Nguyễn Văn Viên ám sát tên mộ phu người Pháp tên là Bazin ở phố Huế, Hà Nội. Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp khủng bố. Có người khai báo nên Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước, tuy nhiên thực dân không có chứng cớ gì để buộc tội ông.

Được trả tự do, Phó Đức Chính dấn thân vào con đường cách mạng đánh đuổi Thực Dân Pháp ra khỏi đất nước giành độc lập cho dân tộc, ông về quê Thanh Hóa trả hết những kỷ vật cho vị hôn thê là cô Thắm để dấn thân vào con đường cách mạng.

Sau khi giết tên mộ phu Bazin, Thực Dân Pháp tăng cường khủng bố Việt Nam Quốc Dân Đảng ở khắp nơi. Ngày 17-9-1929 Tổng bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã triệu tập Hội Nghị tại xã Lạc Đạo (Văn Lâm) để bàn việc Tổng khởi Nghĩa. Cuộc họp đã quyết định tổng khởi nghĩa với một câu nói lịch sử của Nguyễn Thái Học “Không thành công thì thành nhân”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chủ Tịch Ban Lập Pháp VNQDĐ, Nguyễn Khắc Nhu

Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930)

Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930) là một chí sĩ yêu nước thời cận đại. Ông là một trong những cột trụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng trước năm 1930.

Cuộc đời cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu

Ông sinh năm 1881, tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, mồ côi cha năm 13 tuổi, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu.

Năm 1903, ông từng dẫn đường cho Phan Bội Châu lên đồn Phồn Xương gặp Đề Thám. Sau nhiều lần thi Hội không đậu, ông về quê dạy học và tham gia Phong Trào Đông Du, lập Hội Quốc Dân Dục Tài theo kiểu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, thực hiện một số cải cách tại quê nhà, tuy nhiên đều bị chính quyền thực dân Pháp cấm không cho phép hoạt động.

Vào năm 1909, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, có cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, và trong số đó có Xứ Nhu. Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Tàu, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần xu hướng đấu tranh bất bạo động sang xu hướng bạo động. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập hội Việt Nam Dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại… với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sát nhập hội Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng và ông được cử tham gia với vai trò là trưởng ban Lập Pháp của Đảng

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt