Lịch Sử Việt Nam

Tưởng niệm lần thứ 43: Cố đồng chí Trần Văn Tuyên – Kẻ sĩ đầy tiết tháo

Trong lịch sử VNCH có hai người cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong ngục tù cộng sản đó Thủ Tướng Phan Huy Quát, chết trong nhà tù Chí Hoà và Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên, chết trong trại tù khổ sai ở miến Bắc ngày 26/10/1976. Trong mùa quốc nạn năm 2018, chúng tôi những hậu duệ xin được phép vinh danh người lãnh đạo cao cấp của miền Nam trước 1975 – Luật sư Trần Văn Tuyên là một trí thức, một luật sư, một nhà văn, một nhà chính trị yêu nước một nhân vật lịch sử, một chiến sĩ chống cộng đến hơi thở cuối cùng. Ông là một tấm gương đầy khí phách của một Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn VNCH, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975. Ông không di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh” và ông cũng cho biết quyết định của mình như sau : .“Sinh ở đây thì chết cũng ở đây! [Đọc tiếp]

DI SẢN NHÀ LAO AN NAM PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH SGN (phần 2)

DI SẢN NHÀ LAO AN NAM – PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH SGN (phần 1)

Trần Hương Mai (Chen Xiangmei): Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ

Bà Chen Xiangmei (Trần Phương Mai – Anna Chennault)

Lời người post: Bà Chen Xiangmei, phiên dịch tiếng Việt là Trần Hương Mai, tên Mỹ là Anna Chennault (vợ kế của Trung Tướng Không Quân Hoa Kỳ Claire Lee Chennault). Bà Anna Chennault là nhân vật có liên hệ rất nhiều đến chiến tranh Việt Nam. Nhiều bài báo Mỹ nói về bà là con thoi giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến tranh. Có bài báo tường thuật khi cựu TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu chạy đến đến Đài Loan vào ngày 25/04/1975 thì bà là người đầu tiên đến thăm. Bà mất vào ngày 30/3/2018 ở tuổi 94. Người đàn bà năng động đầy phức tạp này ra đi đã để lại thế giới một câu hỏi không có lời giải đáp: Bà là tình báo của CIA  Hoa Kỳ hay của Trung Hoa Quốc Dân Đảng hay Trung Cộng? [Đọc tiếp]

Yên Báy (y dài) hay Yên Bái (i ngắn) trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”

La nuit rouge de Yên-bay
Đêm Rực Lửa Yên Báy – tựa đề của cuốn sách xuất bản bởi
một ký giả người Pháp thời 1930 

Ngày tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài đến nợ nước tại làng Yên Báy (La nuit rouge de Yên-bay – Đêm Rực Lửa Yên-bay – chữ Báy – y dài) vào ngày 17 tháng 06, 1930. Nói đến đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ đã lên đoạn đầu đài đề nợ nước tại Yên Báy với tinh thần bất khuất nhìn thẳng vào mặt quân thù nhìn lên máy chém không một mảy may sợ hãi, được chết cho tổ quốc để người sau nhìn cái gương mà nối bước, hiên ngang với thái độ thách thức kẻ thù thực dân Pháp cướp nước và tin tưởng rằng quân thù nhất định sẽ thua và nước nhà sẽ được độc lập…. Tất cả tinh thần đó gọi là “TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT”. Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài này sẽ làm sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y dài) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I ngắn): [Đọc tiếp]

TƯỞNG NIỆM 13 ANH HÙNG LIỆT NỮ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG HY SINH TẠI YÊN BÁY NGÀY 17-6-1930

Chân dung Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học

Ngày 17 tháng 6 hàng năm đã trở thành ngày tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ VNQDĐ bị Pháp xử chém tại pháp trường Yên Báy vì đã xả thân tranh đấu cho nền độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của giống nòi. Sự hy sinh cao cả của 13 vị liệt sĩ cách mạng Việt Nam là gương sáng chói lọi cho các thế hệ Việt Nam sau này trong sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc.

Xin thuật lại sơ lựợc lịch sử và ý nghĩa ngày tưởng niệm này để chúng ta cùng suy nghĩ, tâm niệm, nhất là đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước. [Đọc tiếp]

Bốn Tướng Mỹ gốc Việt: Có người với quá khứ đau thương, cần nhắc lại để thế hệ mai sau còn biết

Biến cố Tết Mậu Thân 1968, một nhiếp ảnh viên báo chí người Mỹ tên Eddie Adams chụp tấm hình Chuẩn Tướng Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Ngọc Loan dùng súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng mặc thường phục hai tay đang bị trói.  Đó là cán bộ Việt Cộng này có tên  Nguyễn Văn Lém, bí danh Bảy Lốp. Chụp được tấm hình này, Eddie Admas nhận giải thưởng báo chí cao nhất Pulitzer Prize vào năm 1969. Nhưng rất tiếc Eddie Adams không có tầm hình nào ra hồn chế độ Cộng Sản giết hại dân lành bằng cách chôn sống tập thể dân Huế trong tết Mậu Thân 1968.

Tấm hình đưa nhiếp ảnh viên Eddie Adams lên tột đài danh vọng trong nghề phóng viên chiến trường. Tấm hình được bọn chống chiến tranh Việt Nam (gọi là phản chiến – Anti-Vietnam  War) và phe cộng sản khai thác triệt để để gây phẫn nộ dư luận thế giới, kết tội chiến tranh Việt Nam là man rợ cần phải chấm dứt.  Tấm hình góp phần không nhỏ cho phong trào phản chiến tại Mỹ lan rộng nhanh chóng. Tấm hình đóng góp to lớn vào chiến thắng của Cộng Sản Việt Nam ngày 30-04-1975. Và tấm hình chẳng khác gì bản án tử hình của hàng vạn người Việt Nam chết trên Biển Đông tìm tự do.

Eddie Adams, và các cơ quan truyền thông báo chí phản chiến lúc đó được các cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản dấu đi một sự thật dã man mà Việt Cộng Bảy Lốp đã là làm trước đó mấy giờ là vừa thủ tiêu cả gia đình Trung Tá Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Tuấn vì ông từ chối không hợp tác với Việt Cộng. Trong gia đình Trung Tá Tuấn người bé nhất mới 2 tuổi. Người còn sống sót trong cuộc thảm sát của Việt Cộng Bảy Lốp nay là  Thiếu Tướng Hải quân Hoa Kỳ (gốc Việt) Nguyễn Từ Huấn xác nhận ông chính là cậu bé 6 tuổi được cứu sống trong khi toàn thể gia đình bị Việt Cộng Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém xử tử tại Sài Gòn trong biến cố Mậu Thân 1968 (mời xem video).

Anh Nguyễn Từ Huấn được thăng cấp Thiếu Tướng Hải Quân (Phó Đề Đốc – Rear Admiral)  vào tháng 6/2019– Ông là Sĩ Quan Hải Quân cấp tướng (gốc Việt) đầu tiên trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ.

Như vậy hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa có  4 vị tướng trong Quân Đội Hoa Kỳ. Lương Xuân Việt (Thiếu tướng Lục quân), William H. Seely III (Chuẩn tướng Thủy Quân Lục Chiến), Châu Lập Thể Flora (Thiếu Tướng Lục quân). Và Nguyễn Từ Huấn (Thiếu Tướng Hải Quân – Rear Admiral)

Sưu tầm https://vietquoc.org

Xuân Quý Mão 2023: nhìn lại tội ác đảng CSVN gây ra vào Tết Mậu Thân 1968

 

Thảm sát do Việt Cộng tại Huế                       (Tết Mậu Thân-1968)

Vào những ngày này, 55 năm về trước, một biến cố đau thương chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc…chiến tranh vào những ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Người cộng sản miền Bắc xâm lăng, vi phạm hiệp định đình chiến “ba ngày” cho người dân hai miền ăn Tết cổ truyền dân tộc. Bỗng nhiên, đêm mồng 1 Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Việt Nam dưới danh xưng vỏ bọc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã mở cuộc chiến tấn công vào các thành phố Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện đau thương của một dân tộc đáng ra phải chôn vùi vào quá khứ để tiến về tương lai…nhưng quá khứ là một bài học lịch sử và lịch sử  sẽ phải trả lại công bằng và công đạo cho người chết oan ức trong biến cố tết Mậu Thân 1968.
Mời quý vị xem hai đoạn phim sau đây để tưởng nhớ một tội ác lịch sử của “người con Việt Nam (?)” theo chế độ Cộng Sản của 55 năm về trước…khi xâm lăng Sài Gòn trong ngày Tết Mậu Thân, bị Lực lượng Nhẩy Dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tiến đánh bật ra và vẫn đối xử nhân đạo với quân cộng sản xâm lược….

[Đọc tiếp]

Người Việt đầu thế kỉ 20 trong hồi ký của một Toàn quyền Đông Dương

[Đọc tiếp]

Chuyện Buồn Đêm Giáng Sinh năm ấy

Một vùng quê Quận Hoài Nhơn Bình Định năm 1969

1)  Quận Hoài Nhơn, 1969, một năm sau Tết Mậu Thân. Tôi nhận lệnh dẫn một nửa Đại đội 202 CTCT, từ Ba Gi (Qui Nhơn), đại bản doanh của Sư Đoàn 22BB (Bộ Binh VNCH), ra tăng phái cho Trung đoàn 40 – lúc ấy đóng tại Đệ Đức, trên đường Bồng Sơn và Tam Quan. Nửa đại đội được chia làm hai toán. Mỗi toán gồm trên dưới mười người do một Chuẩn Úy chỉ huy, hằng ngày, theo lịch trình, đi xuống các xã ấp thuộc quận, hoặc bằng xe dodge cơ hữu, hoặc thỉnh thoảng, vì lý do an ninh, bằng trực thăng của Sư đoàn I Không Kỵ (1st Cav) Hoa Kỳ, để làm công tác, một cách độc lập, nhưng đôi khi phối hợp với một toán Dân Sự Vụ Mỹ.  Xuống những xã, ấp xa xôi, hai toán chúng tôi phải tự bảo vệ lấy, và vì thế được trang bị súng ống tương đối đầy đủ, và các toán viên thường là lính tác chiến lâu năm hoặc bị thương đổi về, có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ít khi phải nhờ đến sự trợ giúp của những đơn vị Địa Phương Quân hay Nghĩa Quân. [Đọc tiếp]

Viết cho ngày Lễ TẠ ƠN HOA KỲ

Đồi 1062 ở quận Thượng Đức, tỉnh Quảng Nam

Thành kính đốt nén hương lòng nhớ đến các Thiên Thần Mũ Đỏ đã hy sinh trong cuộc tranh hùng tại đồi 1062 Thượng Đức Quảng Nam 1974. Ngọn đồi quyết tử với  gần 500 Chiến Sĩ Nhảy Dù hy sinh và gần 2,000 bị thương.  Quân đội Việt Cộng 2,000 tử thương và 5,000 bị thương (tài liệu: Col. William E. Le Gro – Vietnam from cease fire to capitulation).
Mọi người trong chúng ta đều thừa nhận rằng cuộc chiến Việt Nam đã có ngày chấm dứt, đó là ngày 30/4/1975. Sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 không còn là ranh giới giữa người Quốc Gia và người Cộng Sản. Nhưng trong trái tim của người Việt Nam nó còn vang vọng đâu đây, thứ hòa bình trong phẫn nộ uất ức đã khổ dân và làm cho đất nước đọa đày không lối thoát!  30 tháng Tư có triệ̀u ngườí vui, 94 triệu người buồn! Người Việt phải trăn trở như thế này:

                         “ Có những lúc thèm bình yên mà khóc
                      Cho quên nỗi nhớ dữ dội nghẹn trong lòng”
[Đọc tiếp]

Câu chuyện cảm động: Hội ngộ hi hữu – Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam gặp Bác sĩ giải phẫu sau 50 năm

Tư liệu: trên truyền hình TV Hoa Kỳ (chiến tranh Việt Nam)

Vào cuối năm 1967, giữa chiến tranh Việt Nam, một căn cứ quân sự Mỹ bị đột kích, quân nhân Mỹ Roger Wagner, 20 tuổi, bị bắn vào chân và được đưa vào bệnh viện Mỹ ở Việt Nam. Lúc đó là ngày 29/12/1967. Một bác sĩ cho Wagner biết là sẽ phải cắt chân trái của anh.

Nhưng khi tỉnh dậy sau giải phẫu, kéo chăn lên với cảm giác hết sức lo sợ, Wagner kinh ngạc vì thấy đôi chân mình còn nguyên vẹn. Một bác sĩ khác, bác sĩ giải phẫu, giải thích rằng ông đã tìm cách giữ lại chân trái của anh. Wagner không biết đầy đủ tên họ của ân nhân, mà chỉ biết họ của ông là BS Katz. Nhiều thập niên sau, người cựu chiến binh Mỹ đi tìm vị bác sĩ mà anh không nhớ đến cả đến diện mạo. [Đọc tiếp]

Chân dung người lính Việt Nam trong Đệ I Thế Chiến (1914-1918)

Bản Đồ Đệ I Thế Chiến: Màu cam thuộc phe Liên Minh, màu vàng phe Hiệp Ước và màu tím phe trung lập

Lời người post: Đệ I Thế Chiến bắt đầu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. Ngày 11//11/2018 là kỷ niệm 100 năm kết thúc. Hằng trăm quốc gia trên thế giới đến Paris để dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ I Thế Chiến.  Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó có Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). 
Mục đích Đệ I Thế Chiến “nói là” để đem trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu lúc đó là Đế Quốc Nga, Đế Chế Đức, Đế Quốc Áo-Hung và Đế Quốc Ottoman, làm thay đổi bộ mặt của châu Âu và thế giới. Mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt, nhưng đã không giải quyết được các mâu thuẫn tận gốc rễ mà nó còn làm tiền đề cho những mâu thuẫn trầm trọng hơn như phát sinh chủ nghĩa Cộng Sản tại Nga (1917), chủ nghĩa Fascism (Phát Xít) tại Ý, Đức và Nhật dẫn đến bùng nổ Đệ II Thế Chiến (1939-1945). Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Đệ II Thế Chiến chỉ là sự nối tiếp của Đệ I Thế Chiến sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức và chế tạo binh khí. 
Tại Việt Nam, một góc khuất của lịch sử thời kỳ 1914-1918, nước Việt Nam đang dưới sự đô hộ của Thực Dân Pháp, có 93,000 thanh niên Việt Nam qua châu Âu trong Đệ I Thế Chiến gọi là “lính Đông Dương”. Vậy họ là ai và đến châu Âu chiến đấu như thế nào?
[Đọc tiếp]

Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Cha tên là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là Hoàng Thị Loan. Tên cúng cơm của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Côn, sau đổi thành Nguyễn Sinh Cung; khi 11 tuổi, lại đổi thành Nguyễn Tất Thành. Trong thời gian hoạt động cách mạng Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Ái Quốc, đến năm 1942 chính thức đổi thành Hồ Chí Minh.

Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng cộng sản Pháp. Năm 1923 được gửi đi Liên Sô tham dự Đại hội Quốc Tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Năm 1925 thành lập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” tại Quảng Châu. Năm 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam năm 1951). Tháng 8 năm 1945, được cử làm Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Gia tộc Nguyễn Ái Quốc

[Đọc tiếp]

Pháp thừa nhận tội ác thời chiến tranh Algeri, còn với Việt Nam khi nào Pháp nhìn nhận?

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Lời người post: Quân Pháp xâm lược Việt Nam đã chặt đầu anh hùng dân tộc Việt Nam là Nguyễn Thái Học và 12 tiên liệt VNQDĐ tại làng Yên Báy, Bắc Phần. Đồng thời lưu đày biệt xứ 325 đảng viên yêu nước VNQDĐ đến rừng Amazon, Nam Mỹ. Trong suốt thời gian 100 năm Thực Dân Pháp đô hộ Việt Nam, bao nhiêu người yêu nước Việt Nam bị quân Pháp ám hại và giết chết như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu v.v.. NƯỚC PHÁP BAO GIỜ CHỊU TỘI ĐỐI VỚI QUỐC DÂN VIỆT NAM ?
Bàn tin dưới đây là chính phủ Pháp đã thừa nhận tội ác của mình đối với người dân Algeri, nước cuối cùng Thực dân Pháp trao trả độc lập vào năm 1962.

Với những nạn nhân của chiến tranh Algeri (1954-1962) cả phía Pháp lẫn Algeri, 13/09/2018 là một ngày lịch sử. Sau nhiều tháng cân nhắc, tổng thống Emmanuel Macron nhân danh Cộng Hòa Pháp nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước trong vụ tra tấn đã được “hợp thức hóa”, dẫn đến cái chết của nhà toán học Maurice Audin cách nay 61 năm.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt