Lịch Sử Việt Nam

Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai…

Đã hơn 4 thập niên trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của Việt Nam (VN) so với thế giới sao vẫn xa vời!  Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác (!) giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!

150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 43 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.

Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:

[Đọc tiếp]

Năm Nhâm Dần 2022 nói chuyện cọp


Ngày tết Nhâm Dần Âm lịch nhằm vào ngày 1 tháng 02 năm 2022, tại Việt Nam đó là ngày tết đầu năm. Tại hải ngoại ở Mỹ và các nước châu Âu, nơi nào có người Việt định cư đông đúc cũng có tổ chức lễ hội mừng Xuân năm mới. Mấy năm nay, do đại dịch virus Vũ Hán, tổ chức bị hạn chế không còn tưng bừng như những năm trước đây.  Việc tổ chức cũng nhờ những thế hệ người Việt còn lưu lại tính phong tục Việt Nam. Không biết sau này con cháu chúng ta còn tổ chức như vậy hay không hãy để thời gian trả lời!  

Năm nay là Nhâm Dần tức là  năm con cọp chúng thử bàn về cọp liên hệ dân gian như thế nào mà nó nằm trong 12 con giáp. [Đọc tiếp]

Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) trấn thủ Hoàng Sa: Lần đào thoát ở hải chiến Hoàng Sa ngày 19/01/1974)

Sau gần 21 năm xa quê hương, tháng 3 năm 1996 tôi về thăm Mẹ tôi và anh chị em tôi ở Nha trang. Khi trở lại Mỹ, tôi không quên mang theo tập hồi ký lần đào thoát ở Hoàng Sa mà tôi đã viết khi còn nằm ở bệnh viện Đà Nẵng.
Mẹ tôi đã dấu kỹ tập hồi ký này nên đã không bị đốt theo Văn bằng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt của tôi. Nay Mẹ tôi không còn, nhưng Mẹ vẫn mãi bên tôi như tập hồi ký này mà tôi đã nâng niu như một bảo vật.
Trong không khí của mùa Xuân hôm nay tôi xin gửi đến quý vị những diễn biến của trận hải chiến đầu tiên và cũng là cuối cùng của Hải quân Việt nam Cộng Hòa và Trung cộng tại Hoàng Sa. [Đọc tiếp]

Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) Hải chiến Hoàng Sa: 2 bên cùng khai hoả, đổ bộ đảo Quang Hòa

Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chống quan xâm lược Trung Cộng ở Hoàng Sa 1974

Lịch sử là nơi ghi lại những dòng máu thấm vào đất Mẹ bảo vệ tổ quốc, lịch sử là có thật không thể lừa đảo…hiếp dâm lịch sử là trọng tội đối với dân tộc. Bao nhiêu năm Cộng Sản cai trị Việt Nam, nhục mạ tiền nhân, coi thường hậu thế, đày đọa đương thời. Chỉ có đảng CSVN ngạo mạn ngồi trên đầu tổ quốc Việt Nam. Những nghịch lý đó tồn tại bao lâu nữa? Khi người dân Việt sớm nhận thức sự thật. Dù muộn màng, 43 năm sau hình ảnh những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Cộng xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước…
Trong nước, người dân Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của đảng CSVN đều ca vang bài ca yêu nước chiến sỹ Hoàng Sa – Ngụy Văn Thà. Bài báo dưới nói lên sự thật đăng trên báo GDVN xuất bản tại Việt Nam: “Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa”, Tác giả: Tiến Sĩ Nguyễn Công Trực nguyên Trưởng ban Biên giới CHXHCNVN viết trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Kỷ Niệm 48 năm (1974-2022): Ngày Hải Chiến Hoàng Sa 19 tháng 1, 1974

Báo chí Việt Nam Cộng Hòa đăng tin Hải Chiến Hoàng Sa 1/1974

Hôm nay, ngày 19/01/2022, 48 năm về trước, Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa vùng biển thân yêu của tổ quốc Việt Nam. Quân đội VNCH mặc dù bị đồng minh quay mặt, thế giới làm ngơ… vẫn hiên ngang tử chiến chống kẻ xâm lược Trung Cộng với lực lượng gấp bội. Những người con yêu tổ quốc đã hy sinh trên vùng biển thân yêu, máu đã nhuộm vào lòng biển mẹ, tô thắm thêm nét oai hùng của trang sử Việt Nam. Trong khi Hải Quân VNCH quyết tử chiến để bảo vệ Hoàng Sa phần hải đảo của cha ông để lại, thì CSVN đang hăng máu xâm lăng miền Nam Việt Nam tự do, coi kẻ xâm lược bắc phương Trung Cộng là anh em, đồng chí….Đứng trên phương diện lịch sử mà phán xét, thì Cộng Sản Việt Nam đã phản bội dân tộc bắt tay với kẻ thù xâm lược để xâm chiếm nước ta. [Đọc tiếp]

Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) trận chiến Hoàng Sa 19/01/1974: Tài liệu quý hiếm về cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974

Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm ngày 19/01/1974, trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xuất bản tháng 3/1974.
Trang 33 của tài liệu này, có đoạn: Trong một bài bình luận, đài phát thanh BBC đã nhận định rằng: Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở vào một cái thế khó xử, đúng ra Cộng sản Bắc Việt phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, nhân danh những người Việt Nam, nhưng nếu Cộng sản Bắc Việt làm như vậy sẽ khiến cho Trung Cộng phẫn nộ. Và cũng bởi sợ Trung Cộng sẽ thôi không cung cấp các nguồn tài trợ dành cho chiến tranh. Vì vậy, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đành phải ngậm miệng, để nhận lãnh những mũi dùi mà những người Việt Nam dành cho họ”. [Đọc tiếp]

Ghi nhớ Tướng Colin Powell hai lần đến Việt Nam chiến đấu bảo vệ tự do

Giáo sư Jeffrey J. Matthews giảng dạy môn Lịch Sử và Lãnh Đạo là tác giả của cuốn sách “Colin Powell: Imperfect Patriot” nói với Tướng Colin Powell rằng “sẽ có những phần ở cuối cuốn sách mà ông không bằng lòng”. Tuy vậy, để ghi nhận công lao cuốn sách viết về ông, Tướng Powell đã khuyến khích tGiáo sư Matthews “viết những gì mà giáo sư nghĩ là đúng”.
Bài này nói đến những đức tính phục vụ của Đại tướng Colin Powell tại chiến trường Việt Nam:

Đại Úy Colin Powell đứng tại nhà lá của người Thượng lúc làm cố vấn cho Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH năm 1963.

Tưởng nhớ Tướng Colin Powell phục vụ tại chiến trường Việt Nam
2 lần để bảo vệ tự do dân chủ cho người dân Việt Nam
(Remembering General Colin Powell who served in Vietnam
2 times to protect freedom and democracy for the Vietnamese people
)

Source: Trích sách Colin Powell: Imperfect Patriot của Giáo Sư Jeffrey J. Matthews
Lê Thành Nhân biên dịch

[Đọc tiếp]

Bạn tôi: Đại Úy Trần Quang Hiệp

Hình người lính Biệt Động Quân trước năm 1975

Cuộc chiến dù đã trôi qua gần nửa thế kỷ, nhưng sự việc như mới xẩy ra hôm qua. Các bạn trẻ đọc bài này để thấy sự oai hùng nơi chiến trường và cảnh đau thương sau chiến tranh của người lính Việt Nam Cộng Hòa – Người lính trận đã hy sinh thân xác của mình cho tự do dân chủ – nhưng họ không buồn và đau khổ khi bị mất miền Nam Tự do.

Bạn tôi: Đại Úy Trần Quang Hiệp 

Tháng 3 năm 1980 bất ngờ tôi gặp lại Hiệp, đúng là quả đất tròn. “Tha hương ngộ cố tri”. Chuyện tôi gặp lại Hiệp như một sắp xếp của bàn tay vô hình. Nhưng cuộc hội ngộ cũng cho tôi nỗi xót xa đến không ngờ. Đúng là mỗi người một mảnh đời không ai biết trước được. [Đọc tiếp]

Chuyện Lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm Sự Chân Thành

Đền thờ và tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, nơi lư hương được chuyển về

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).

Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là một lời khẳng định về sự xâm lược của nước Anh đối với một vùng đất mà thổ dân Úc đã sinh sống từ bao đời. Những cuộc xung đột xảy ra, và khát vọng “giải phóng” của người Anh cũng đã mở ra một thảm cảnh về việc cách ly hàng ngàn trẻ em thổ dân với cha mẹ và làng quê, để giáo dục văn minh tách biệt, nhằm tạo một nước Úc có văn hóa nền của Châu Âu. Câu chuyện thật dài, đầy máu và nước mắt, là một góc của lịch sử nhân loại ở những thế kỷ trước. [Đọc tiếp]

Tết Trung Thu năm nay vì đại dịch virus Vũ Hán nên thật buồn thảm tại quê nhà!

Một cảnh Tết Trung Thu tại Việt Nam

Trung Thu (Trung là giữa, Thu là mùa Thu) là ngày giữa mùa Thu của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch tức là ngày Tết Trung Thu. Năm nay rơi vào ngày 21 tháng 9 năm 2021. Tết Trung Thu là ngày tết của trẻ em. Trung Thu có từ thời nào mà nay trở thành một tập tục ở VN. Trung Thu là ngày trăng rằm tháng 8 Âm Lịch, lúc này tiết trời thường trong xanh, trăng lên sáng tỏ. Thiếu nhi Việt Nam gọi là Tết Trông Trăng hay Tết Hoa Đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày Trung Thu vì được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ngôi sao, mặt nạ… mua cho bánh Trung Thu, bánh dẻo. Khi trăng rằm tháng 8 Âm lịch lên cao, trẻ em vừa múa, vừa hát. Ở một số nơi còn tổ chức múa Lân, múa Sư tử, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích. Tại Trung Hoa và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ cấp quốc gia tại Đài Loan, Bắc Hàn và Nam Hàn. [Đọc tiếp]

Tư duy nô lệ và khí phách yêu nước

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình ở Hà Nội thể hiện chân dung “tu duy” nô lệ

Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa. Ích Tắc là hoàng tử nhà Trần có tham vọng làm vua (1). Khi nhà Nguyên xâm lược nước ta năm 1285, ông đã dẫn gia quyến xin hàng và được cải phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, quân đội nhà Nguyên liên tiếp thất bại khiến Trần Ích Tắc tan vỡ kế hoạch và phải sống lưu vong ở Đại Nguyên. 

Khí phách Trần Quốc Toản thì vang vọng trong dân gian (2). Năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, họp vương hầu và trăm quan cùng bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Khi đối trận với giặc, Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ và rồi chết ở trận Vân Đồn năm 1285.  [Đọc tiếp]

Khắc Khoải Xuân Mậu Thân 1968

Tết Mậu Thân 1968 nhìn từ một nhà văn cộng sản ở Hà Nội -nhà văn Phạm Đình Trọng

Một cảnh tang thương của người dân Huế trong Tết Mậu Thân ở Huế 1968 (em bé đang ôm hòm cha bị Việt Cộng giết trong biến cố Mậu Thân năm 1968)

Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Ký Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị.

Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ ký sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách.

 Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ xung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, Thượng Tá Nam Hà làm trưởng nhóm. gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi ký của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mỹ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ… [Đọc tiếp]

Điều đáng biết về thổ cư của nước Việt Nam

1 – Tên do địa hình, địa thế: 

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…”  Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai, cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình trồng khoai lang…”. Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).
Lại nhắc đến một câu hát khác:
“Ai dìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”  Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).
Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì? [Đọc tiếp]

Ăn mừng điều gì?

Hỡi đồng bào Việt Nam có biết?

Ông Đại Tá Ở Cao Bằng, Chú tôi

Đoàn người miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do năm 1954

Ba tôi một mình lạc vào trong Nam làm việc từ năm 1948. Tất cả dòng họ bà con, đại tộc bên nội lúc ấy đều sống ở miền Bắc. Đến 1954, khi Hiệp Định Genève ký chia đôi đất nước, ba tôi mua vé tàu tất tả chạy ngược ra Bắc để níu kéo gia đình nhưng không kịp nữa vì dòng họ nội đều ở Cao Bằng, quá xa Hà Nội, không có đủ phương tiện để đi và về kịp… Ba đành phải đau khổ lên tàu quay về lại Sài Gòn…

Thế là bắt đầu từ đấy, ba tôi quay quắt nhớ cha mẹ, nhớ đàn em tám đứa hãy còn nheo nhóc, nhớ núi, đồi, làng xóm… [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt