Tết Trung Thu năm nay vì đại dịch virus Vũ Hán nên thật buồn thảm tại quê nhà!

Một cảnh Tết Trung Thu tại Việt Nam

Trung Thu (Trung là giữa, Thu là mùa Thu) là ngày giữa mùa Thu của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch tức là ngày Tết Trung Thu. Năm nay rơi vào ngày 21 tháng 9 năm 2021. Tết Trung Thu là ngày tết của trẻ em. Trung Thu có từ thời nào mà nay trở thành một tập tục ở VN. Trung Thu là ngày trăng rằm tháng 8 Âm Lịch, lúc này tiết trời thường trong xanh, trăng lên sáng tỏ. Thiếu nhi Việt Nam gọi là Tết Trông Trăng hay Tết Hoa Đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày Trung Thu vì được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ngôi sao, mặt nạ… mua cho bánh Trung Thu, bánh dẻo. Khi trăng rằm tháng 8 Âm lịch lên cao, trẻ em vừa múa, vừa hát. Ở một số nơi còn tổ chức múa Lân, múa Sư tử, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích. Tại Trung Hoa và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ cấp quốc gia tại Đài Loan, Bắc Hàn và Nam Hàn.

Tết Trung Thu tại Việt Nam

Người ta không biết sự tích tết Trung Thu đi từ đâu và lúc nào… Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung Thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung Thu có thể được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng miền Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng gặt hái được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ thứ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái thi nhau tài khéo tay, gọt trái đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.

Đồ chơi trẻ em trong Tết Trung Thu là các thứ làm bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,….Trẻ em buổi tối đêm Trung Thu, dắt díu nhau kéo dây, đồng hát hò khoan, rước đèn, rước sư tử, đánh trống, đánh thanh la.

Bánh Trung Thu

Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa Rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa Sư tử hay múa Lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân của Tết Trung Thu theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến bên trong, bên ngoài dán bằng giấy nylon đủ màu để treo trong nhà và để các con em rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, cam quýt và các thứ hoa quả khác.

Lồng đèn Trung Thu

Những bài thơ/nhạc qua bao nhiều thời đại về Tết Trung Thu

Trung Thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường với bài Trung Thu:

Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh

Bản dịch của Thái Giang:

Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung Thu với các câu thơ:

Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Đại Thi hào Nguyễn Du

Khi chén rượu khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên

Bài hát về Tết Trung Thu

Bài Chiếc đèn ông sao: (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên)
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…tùng dinh dinh là tùng tùng dinh

Bài Đêm Trung Thu: (Nhạc sĩ:Phùng Như Thạch)

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung Thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
Bài Rước đèn tháng tám: (Nhạc sĩ Đức Quỳnh)
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ…..Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ…“.

Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng về ngày Tết Trung Thu cho các em thiếu nhi:
Cắc tùng cắc cắc tùng, Em đi chơi Trung Thu này, Cắc tùng tiếng trống lân tưng bừng….

Trung Thu năm này tại Việt Nam trở thành Trung Thu hầm lặng và ảm đạm vì đại dịch Cô-Vít 

Phóng viên RFA thực hiện audio những người dân Việt Nam trong nước:

Viết theo tài liệu của Wikipedia và audio của phóng viên RFA thực hiện

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt