Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Việt Nam 2018
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Việt Nam 2018 với chủ đề “Định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương” vừa diễn ra trong ngày 10 tháng 9 tại Hà Nội, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cùng tổ chức.
Truyền thông trong nước loan tin này hôm 10/9/2018.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phó Thủ tướng CS Việt Nam Trịnh Đình Dũng nêu ra rằng Việt Nam luôn đánh giá cao các dự án đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, dầu khí, tài chính ngân hàng, giáo dục, nông nghiệp… cùng với các lĩnh vực đầu tư truyền thống khác. [Đọc tiếp]
Lời ai điếu cho mô hình kinh tế Trung Quốc?
Sau mấy thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, Trung Cộng đã nổi tiếng vì ổn định về kinh tế, ngay cả khi các khoản nợ ở trong nước đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng triển vọng xuất khẩu giảm, cùng với việc đồng tiền đang ngày càng yếu đi, có thể làm cho nước này trật khỏi quỹ đạo phát triển bất chấp nợ nần của mình.
Từ Argentina đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Nam Phi đến Indonesia, các thị trường mới nổi lại bị những sự hỗn loạn trên thị trường tài chính làm cho bối rối. Nhưng xin hãy đừng quên nước lớn nhất và có thể là rắc rối nhất: Trung Cộng.
Trong mấy thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Trung Cộng dường như trái với những quy luật kinh tế cơ bản. Ví dụ, quy luật Stein nói rằng nếu một cái gì đó không thể đi mãi mãi, thì nó sẽ dừng lại. Nhưng, các khoản nợ của Trung Cộng vẫn tiếp tục gia tăng. [Đọc tiếp]
Bộ mặt kinh tế Mỹ thay đổi thế nào dưới thời Tổng thống Trump?
Tính đến hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cầm quyền hơn 19 tháng. Trong khoảng thời gian đó, chính quyền của ông luôn bị bủa vây bởi tranh cãi…, nhưng kinh tế Mỹ cũng đạt được sự tăng trưởng bùng nổ không thể phủ nhận.
Theo hãng tin CNBC, kể từ khi vị tỷ phú địa ốc chính thức trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những bước tiến mà hầu hết các chuyên gia trước đó đều tin là điều không thể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng hơn 3%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất gần 50 năm. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 27% trong bối cảnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tăng vọt.
Ngày thứ Sáu tuần này mang đến thêm những thông tin tốt về kinh tế Mỹ. Khu vực phi nông nghiệp của nước này có thêm 201.000 việc làm mới trong tháng 8, mức tăng vượt dự báo. Tiền lương của người lao động Mỹ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2009. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump thắng hiệp đầu, Tập chờ phục hận
Trong bài “Khi con rồng Trung Cộng lấy lại sức”, Le Point nhận định, cuộc tấn công của Donald Trump đã mang lại kết quả trong trận chiến thương mại giữa hai cường quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn đang ra sức khai triển kế hoạch bành trướng của mình.
Hôm 23/08/2018, Hoa Kỳ loan báo tăng thuế hải quan 25% lên 279 mặt hàng Trung Cộng, có tổng giá trị 16 tỉ đô la. Mục tiêu tấn công là kế hoạch “Made in China 2025” tập trung vào chất bán dẫn, lãnh vực công nghệ và phụ tùng thay thế. Bắc Kinh lập tức ăn miếng trả miếng, nhắm vào các sản phẩm có thể gây tác động chính trị. Tổng cộng 100 tỉ đô la hàng hóa bị ảnh hưởng, thương mại quốc tế bị sụt giảm 0,5%. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét tăng thuế 10% lên 200 tỉ đô la hàng xuất khẩu của Trung Cộng vào mùa thu này. [Đọc tiếp]
Tin bóng đá U23 Việt Nam thắng Syria (1-0) vòng tứ kết vào bán kết Olympic Asiad 2018
Lời người post: “Hôm nay có tin vui cho dân Việt Nam là đội bóng đá Việt Nam U23 đã thắng Syria vòng tứ kết với tỷ số 1-0 và sẽ vào bán kết Olympic Asiad 2018 với đội bóng lừng danh Nam Hàn. Đây là niềm hãnh diện của nền bóng đá Việt Nam, niềm vui chung cho người Việt khắp nơi trong và ngoài nước. Đảng CSVN không nên giở quẻ chôm credit để tuyên truyền cho “đảng ta” là “mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta”. Và thần thánh hóa người có nhiều “gái gú” lại cho “Bác” còn “innocent man”. Sở dĩ có thành quả bóng đá này là do Huấn Luyện Viên “hí mắt” Park Hang Seo người Nam Hàn cùng với những nỗ lực luyện tập của những thanh niên yêu đá bóng Việt Nam.
Dân Việt Nam “mừng rỡ” lố bịch
Túc cầu hay còn gọi là bóng đá là môn thể thao giải trí lành mạnh của bất cứ một dân tộc nào. Những lực sĩ bóng đá đem thành tích về cho nước nhà là một vinh dự cho đội bóng đá nói riêng và cho cả dân tộc nói chung. Nhưng bóng đá chỉ là đá bóng, họ không phải là những anh hùng để tôn vinh quá đáng “trên cả tuyệt vời!”
Trước đây, vào tháng 1/2018 đội bóng đá của Việt Nam U23 được vào vòng chung kết giải Túc Cầu Châu Á, hãng VietJet Air cho máy bay đón đoàn cầu thủ từ Tàu Cộng trở về với đội tiếp viên nữ mặc bikini để “đãi ngộ” đoàn cầu thủ. Có những nữ tiếp viên ngồi trên đùi một cầu thủ. Hành động “sàm sỡ” này bị các trang mạng xã hội chê trách, thiếu văn hóa và không đạo đức trong cách tiếp đón “hợm hĩnh”. Bà giám đốc Vietjet Air phải lên tiếng xin lỗi: “Tối hôm nay (ngày 28/1), bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet Air – đã chính thức lên tiếng về hình ảnh người mẫu ăn mặc “mát mẻ” trên chuyến bay chở đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Vị nữ tổng giám đốc đã thay mặt Ban lãnh đạo hãng hàng không này đã gửi lời xin lỗi đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam, huấn luyện viên Park Hang Seo, Ban huấn luyện và các cầu thủ U23 và người hâm mộ”
Thêm nữa, trong những ngày tháng 1/2018, người dân ra đường “điên cuồng như những người say thuốc phiện”, lao đầu ra đường hoan nghênh đoàn bóng đá như một đội quân chiến thắng uy dũng vừa mới đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước trở về. Thậm chí có những cô gái người mẫu ăn mặc “hở hang toàn bộ” trên xe mui trần để “chúc mừng” mỗi lần U23 chiến thắng một trận đấu trong giải túc cầu châu Á.
Những nước văn minh như nước Mỹ, những lần Thế Vận Hội quốc tế (Olympic) các lực sĩ Mỹ đều đoạt nhiều huy chương nhất, nhưng không thấy người Mỹ có những “cung cách” chúc mừng “lố bịch và hợm hĩnh” như người Việt Nam. Họ hâm mộ và cảm xúc khi thấy một lực sĩ Mỹ đoạt huy chương vàng, đứng dưới cờ Mỹ và quốc ca Hoa Kỷ trỗi lên trên màn ảnh TV. Nhưng không bao giờ thấy người Mỹ đón tiếp tại phi trường quốc tế một cách rầm rộ cả. Có chăng là một vài tờ báo săn tin chụp hình chiếc máy bay chờ đoàn lực sĩ vừa hạ cánh về Mỹ với một bản tin ngắn trên báo chí hoặc TV.”
Trờ lại tin vui đôi bóng đá Việt Nam:
Kinh tế Trung Cộng đang đối mặt với những khó khăn nào?
Kinh tế Trung Cộng đang tăng trưởng chậm lại. Nhưng thực sự nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang gặp phải bao nhiêu rắc rối?
Theo CNN Money, rắc rối mới đây nhất của Trung Cộng đó là rơi vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện đang áp đặt gói thuế quan trị giá 50 tỷ USD lên hàng hóa của nhau và đe dọa sẽ còn tăng thuế nhiều hơn nữa.
Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhận định rằng kinh tế Trung Cộng sẽ “trông thật thảm hại” trong khi bị kinh tế Mỹ “nghiền nát”. [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung tranh giành số 1 siêu cường: Những kế hoạch dài hạn
Chiến tranh kinh tế Hoa Kỳ – Tàu Cộng không đơn thuần chỉ dừng lại ở vấn đề thương mại, mà sâu xa đằng sau là những kế hoạch dài hạn giữa 2 siêu cường đang cạnh tranh nhau gay gắt để nắm giữ vị trí số 1 trong nền kinh tế toàn cầu, giữ vai trò thiết lập trật tự thế giới mới về thương mại và đầu tư.
Hoa Kỳ được cho đã chủ động khơi mào cuộc chiến này, khi Tổng thống Donald Trump quyết định khai hỏa bằng tuyên bố đánh thuế hàng hóa từ Tàu Cộng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Tàu Cộng đã có hành động đáp trả tương tự, và cả 2 nước liên tục có những tuyên bố nhằm đẩy cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang. [Đọc tiếp]
Việt Nam: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, hai cường quốc hàng đầu thế giới và cũng là hai thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam dĩ nhiên là có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng là tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Cho nên các chuyên gia kinh tế đang kêu gọi chính phủ Hà Nội phải có những biện pháp để đối phó với những tác động này, từ việc phá giá đồng bạc Việt Nam đến ngăn chận hàng Trung Cộng tràn ngập thị trường nội địa.
Do lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tác động từ cuộc đụng độ giữa Mỹ với hai đối tác thương mại Trung Cộng và Liên Hiệp Châu Âu. Gần đây, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia đã đệ trình lên bộ Kế hoạch và Đầu tư một báo cáo về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đưa ra những đề xuất để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam.
Tiếp bước Mỹ, Đức tăng cường thắt chặt đầu tư từ Trung Cộng
Tâm lý bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng tại Đức. Cũng giống như chính phủ Trump ở Mỹ, nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang thực hiện các bước để mở rộng khả năng ngăn chặn các giao dịch nước ngoài, đặc biệt từ Trung Cộng, được coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh sợ lãnh đòn nặng nên lúng túng
Trang báo Le Monde của Pháp: Bài “Thương mại: Trung Cộng chưa muốn xung trận” mở đầu với nhận định “Bắc Kinh đang bị kẹp giữa hai gọng kìm“. Một mặt, chắc chắn Trung Cộng không thể im lặng trước các đe dọa tăng thuế với 200 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng của Mỹ. Ngày 3/8 vừa qua, Bắc Kinh đã trả lời bằng các biện pháp đánh thuế 60 tỉ đô la hàng Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Trung Cộng cũng hiểu rằng không thể địch lại với chính quyền Donald Trump trong cuộc chạy đua gia tăng trừng phạt hàng hóa nhập khẩu.
Lý do đơn giản là Trung Cộng chỉ nhập khẩu có 130 tỉ đô la hàng hóa Mỹ hàng năm, trong lúc Hoa Kỳ nhập đến 550 tỉ đô la hàng Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Tại sao truyền thông Trung Cộng bất ngờ tấn công Trump trực diện?
Hôm thứ Hai 6/8, truyền thống nhà nước Trung Cộng bất ngờ chỉ đích danh Trump trong một bài công kích hiếm thấy sau một thời gian né tránh, được cho là do có chỉ đạo từ tầng cao nhất tại Bắc Kinh.
Báo chí của Bắc Kinh lên án Tổng thống Mỹ “vào vai chính trong chính vở kịch lừa đảo phong cách đánh đấm đường phố được mưu đồ tỉ mỉ”.
“Việc Trump mong muốn người khác cũng đóng kịch với ông ta là viển vông”, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Cộng viết. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Tàu Cộng tuột khỏi ngôi vị á quân trên thị trường chứng khoán thế giới
Nhật Bản vừa “lật đổ” Trung Cộng để chiếm ngôi vị thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới.
Theo số liệu của Bloomberg, thị trường chứng khoán Trung Cộng chỉ còn 6,09 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa khi kết thúc phiên giao dịch ngày 2/8, và bị thị trường Nhật Bản “vượt mặt” khi có tổng giá trị 6,17 nghìn tỷ USD.
Mỹ hiện vẫn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới với tổng giá trị thị trường lên tới hơn 31 nghìn tỷ USD. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trump: Trump đánh thuế, Các hãng điện tử rời Trung Cộng sang Đông Nam Á
Theo Bloomberg, các nhà sản xuất điện tử đang lên kế hoạch di chuyển nhà máy khỏi Trung Cộng sang các nước Đông Nam Á, do ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến Đại Lục Trung Hoa không còn là nơi hấp dẫn để sản xuất các thiết bị điện tử.
Các công ty điện tử Đài Loan có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu gần đây để lộ ý định rời khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Tàu Cộng trả giá đắt cho tham vọng trở thành số 1 thế giới
Tham vọng chiếm lĩnh vị trị nền kinh tế số 1 thế giới đang dần phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến ngay cả những món ăn trong bữa tối hàng ngày của người dân Trung Cộng.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review, không lâu nữa 1,4 tỷ người dân Trung Cộng sẽ cảm nhận được dư vị đắng ngắt mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung gây ra.
Điều đó sẽ hiển hiện trên bàn ăn của họ. Những món ăn ưa thích của người Trung Cộng như gà chiên ngập dầu hay thịt lợn xào hai lần chín – đều là những món ngốn rất nhiều dầu. Trong khi đó, đa phần dầu ở Trung Cộng được ép từ đậu nành của Mỹ hoặc Brazil. [Đọc tiếp]