Kinh Tế Xã Hội

Hàng tỷ người dân toàn cầu đang uống nước máy chứa hạt nhựa siêu nhỏ

Trung bình những thớ sợi tìm trong 500mg nước được thử nghiệm là từ 4.8 inch ở Mỹ và 1.9 inch ở châu Âu (Ảnh: Michael Heim/Alamy)

Các thử nghiệm cho thấy hàng tỷ người trên toàn thế giới đang uống nước ô nhiễm, với 83% mẫu thử chứa nhựa siêu nhỏ (microplastic) có kích thước dưới 5 micrometer.
Các mẫu nước máy thu thập từ hơn 12 quốc gia đã được các nhà khoa học mang ra phân tích. Kết quả cho thấy, 83% các mẫu bị nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ.
Mỹ là nước có tỷ lệ ô nhiễm cao nhất, với 94% mẫu thử chứa hạt nhựa. Các mẫu này được lấy từ nhiều địa điểm bao gồm tòa nhà Quốc hội, trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Tháp Trump ở New York. Lebanon và Ấn Độ là các quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm cao tiếp theo.
Các nước châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất, nhưng vẫn ở mức 72%. Số lượng hạt nhựa trung bình được tìm thấy trong các mẫu nước máy dao động từ 4.8 inch (12.19 cm) ở Mỹ, 1.9 inch (4.82 cm) ở châu Âu/500ml.
[Đọc tiếp]

Tàu Cộng vỡ mộng quyền lực Trump bị suy yếu sau bầu cử…

Chiến tranh thương mại (hình minh họa)

Cho đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), Đảng Cộng Hòa của Tổng thống Donald Trump đã kiểm soát 51 ghế tại Thượng Viện so với 44 ghế của Đảng Dân Chủ, trong khi Đảng Dân Chủ đã giành lại đa số Hạ Viện với 225 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng Hòa. Tại các cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang, Đảng Cộng Hòa đã thắng 25 ghế và Đảng Dân Chủ chiếm 22 ghế, vẫn còn ba tiểu bang chưa thông báo kết quả kiểm phiếu cuối cùng.

Vào sáng sớm ngày 7/11 (giờ Mỹ), ngày thứ hai sau cuộc bầu cử, ông Trump đăng tweet: “Tối qua, đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ nhiều bên về Chiến thắng Lớn của chúng ta, trong đó có các quốc gia nước ngoài (những người bạn) đang đợi tôi và hy vọng về các Thỏa thuận Thương mại. Bây giờ tất cả chúng ta có thể quay lại làm việc và hoàn thành mọi thứ!” [Đọc tiếp]

Người di dân một vấn nạn cho châu Âu và nước Mỹ

Đoàn người tị nạn từ Nam Mỹ tiến về biên giới phía Nam nước Mỹ

Lời người post: Thông thường hai chữ tị nạn dùng cho “tị nạn chính trị hay chiến tranh” khi người dân một nước nào đó không thể chịu đựng với chề độ cai trị độc tài khát máu thì họ tìm đi tìm tự do. Như làng sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 chạy thoát khỏi chề độ độc tài Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Gần đây, ở các nước Trung Đông đặc biệt là Syria đang bị chiến tranh tàn phá người dân Syria tị nạn chiến tranh qua các nước lân bang, khi đất nước thanh bình họ sẽ trở về.
Nhưng trong những ngày qua, hàng ngàn người Nam Mỹ chạy đến biên giới Hoa Kỳ đòi tràn vào nước Mỹ với cờ của nước họ trên tay, cùng với những hành vi hung bạo. Đây là tị nạn?
Bà Angela Markel, Thủ Tướng nước Đức sắp mất chức vì cho 1 triệu người dân Trung Đông vào nước Đức, những người tị nạn này giờ gây bao nhiêu khó khăn, tôi phạm, trôm cắp kể cả cưỡng hiếp phụ nữ, làm mất trật tự xã hội khó giải quyết, nên bà đã mất uy tín. Vậy ở Mỹ hiện nay TT Trump giải quyết như thế nào? 

Bài viết dưới đây phân tích 4 khía cạnh của vấn đề:

1) Tổng thống Trump so sánh những đoàn di dân đang tiến về nước Mỹ như những đội quân xâm lược.
2) Ông cảnh báo có nhiều thành viên băng đảng và tội phạm trà trộn trong đoàn di dân, điều đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
3) Trái với thái độ cứng rắn và rõ ràng của Tổng thống Trump, là sự im lặng của đảng Dân chủ. Hầu hết các ứng viên Dân chủ đều từ chối nói về chủ đề di dân.
4) Từ chối di dân có phải là “tội”, nên giải quyết cuộc khủng hoảng này như thế nào? [Đọc tiếp]

Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm nay

Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không có Mỹ, tại Santiego, Chilê (Ảnh: CLAUDIO REYES / AFP)

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui: Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là CPTPP, mà trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố: “Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay”. Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mexico đã có hành động tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ tiếp tục ra đòn hiểm vào lĩnh vực công nghệ của Tàu Cộng

Bên trong Công Ty Fujian Jinhua của Tàu Cộng

Washington đã ra lệnh hạn chế một công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng mua sắm các thiết bị của các công ty Mỹ vì cho rằng công ty Tàu Cộng có thể gây ra mối đe dọa với lợi ích và nền an ninh quốc gia Mỹ.

CNN đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/10 ra thông báo cho biết công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng Fujian Jinhua Integrated sẽ không được phép mua thiết bị, linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không sở hữu giấy phép đặc biệt.

Cơ quan này cho rằng Fujian Jinhua, công ty có mối quan hệ với chính phủ Tàu Cộng, có thể “gây nên mối đe dọa nghiêm trọng bằng những hoạt động đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. [Đọc tiếp]

Dân biểu Quốc hội EU: Nhân quyền phải đứng đầu lịch trình!

Lời người post: EVFTA là gì? Là hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU viết tắt là EVFTA (EU Việtnam Free Trade Agreement). Đây là hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hai hiệp ước Thương mại Tự Do với phạm vi cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Trong cuộc đàm phán giữa Việt Nam và EU về EVFTA đang bị ngăn chận bởi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Dưới đây là tình trạng đang diễn ra trong lúc đàm phán:

Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc Đảng Lao động Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết

“Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam

https://www.euractiv.com/section/global-europe/opinion/the-eu-doesnt-have-to-settle-for-a-bad-deal-with-vietnam/ [Đọc tiếp]

Quảng Đông, Tàu Cộng điêu đứng vì chiến tranh thương mại với Mỹ

Trong chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc ngày một tuột dốc, nhiều xưởng sản xuất gia công ở tỉnh Quảng Đông phải đóng cửa, khiến người dân lo lắng cho cuộc sống mưu sinh. (Ảnh: pixabay)

Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Tàu Cộng, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà máy này không kiếm  được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả năng”. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh tiết lộ về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Ảnh minh họa từ Getty Images

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ vẫn liên tục nóng lên, những ảnh hưởng đến kinh tế Tàu Cộng cũng dần dần thể hiện ra. Mới đây, Bộ Thương mại Tàu Cộng công khai thừa nhận, chịu ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v…

Cùng với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ liên tục nóng lên, ngành sản xuất của Tàu Cộng cũng đang chịu ảnh hưởng. Tại một cuộc họp báo ngày 18/10, người phát ngôn của Bộ Thương mại Tàu Cộng Cao Phong đã thừa nhận, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Tàu Cộng chịu xung kích, giá cả tăng cao, đơn đặt hàng giảm, một số doanh nghiệp “đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất, chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v.” [Đọc tiếp]

Hôm nay, Nhân Dân Tệ chính thức lưu hành ở (7 tỉnh) Việt Nam

Chủ quyền tiền tệ là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia.

Việt Nam (VN) có lẽ đã có những tính toán trong việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành “Thông Tư 19 (TT19)” cho phép dùng tiền NDT (nhân dân tệ) tức tiền Tàu Cộng tại 7 tỉnh biên giới Việt -Tàu sau ngày 12/10/2018.

Hai cái lợi ngắn hạn trước mắt được dẫn chứng qua thông tin “đại chúng” hay trong vài tài liệu dẫn đến TT 19 là sẽ “giúp thương nhân VN sản xuất và buôn bán dễ dàng hơn ở các tỉnh biên giới” ; và hy vọng “giúp giới sản xuất và đầu tư người Tàu di chuyển một số hãng xưởng sản xuất và dự án đầu tư sang Việt Nam”. [Đọc tiếp]

Một thành công lớn về kinh tế của Mỹ bị “lu mờ” trước vụ Thẩm Phán Kavanaugh

United State-Mexico-Canada Agreement (USMCA) thay cho NAFTA

Thẩm Phán Brett Kavanaugh báo hại Tổng thống Trump, khi TT Trump có nhã ý đề bạt ông ta vào Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, một vị trí cao quý nhất, công bộc hưởng suốt đời, công việc thì nhàn hạ. Lại bị mấy ông “nghị” Đảng Dân Chủ đàn hạch, bêu xấu mọi điều tệ hại thời còn tuổi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.  Đây là cuộc bêu xấu mang mục đích “chính trị” chưa từng có trong lịch sử về việc đề cử một vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Các đài truyền hình lớn, các báo chí tin tức suốt ngày cứ chạy tít lớn “Brett  Kavanaugh” hàng đầu choáng ngợp cả thông tin đại chúng. Trong khi ba nước Canada, Mỹ, Mexico đang phải đàm phán lại hiệp ước Mậu dịch Thương mại Tự do (NAFTA) đã ký giữa ba nước Bắc Mỹ trước đây 25 năm, nay đã lỗi thời. NAFTA không những bất lợi cho nước Mỹ mà cả ba đều bị “chảy máu dần dần” về tay Trung Cộng, thế mà lại bị cơ quan truyền thông báo chí Mỹ làm lu mờ. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump liên tiếp tung đòn, Bắc Kinh khó chống đỡ

Từ hôm 24/09/2018, cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung đã gay gắt thêm một mức. Quyết định của Mỹ áp thuế trên 200 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Cộng bắt đầu có hiệu lực. Để trả đũa, Bắc Kinh cũng thực hiện việc tăng thuế trên 60 tỷ đô la hàng đến từ Hoa Kỳ.

Trong cuộc chiến tranh thương mại này, Hoa Kỳ là bên chủ động tấn công, liên tiếp tung đòn. Trong chương trình Giải Mã – Décryptage – của RFI ngày 20/09/2018, bà Valérie Niquet và Cécilia Bellora hai chuyên gia thông thạo vấn đề, đã phân tích rõ thêm về nguyên nhân thúc đẩy Tổng thống Mỹ khởi động cuộc chiến thương mại chống Trung Cộng, khả năng chống đỡ của Bắc Kinh trước các đòn tấn công dồn dập của Mỹ, và thành bại của hai bên trong cuộc đọ sức chưa từng thấy này.

Đối với cả hai chuyên gia, vấn đề giảm thâm thủng mậu dịch đối với Trung Cộng chỉ là phụ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang tăng tốc. Vấn đề chủ yếu thực ra tính chất đơn phương của Bắc Kinh trong giao dịch thương mại, biết lợi dụng sự mở cửa của Mỹ và cả của Liên Hiệp Châu Âu để thâm nhập thị trường của đối tác, nhưng ngược lại thì vẫn đóng cửa thị trường của mình đối với nước ngoài. [Đọc tiếp]

Sát thủ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Robert Lighthizer

Robert Lighthizer

Ngày 3 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald J. Trump tuyên bố rằng ông dự định đề cử tiến sĩ Lighthizer làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. TS Robert Lighthizer đã được Thượng viện thông qua vào ngày 11 tháng 5 năm 2017 với chỉ số áp đảo 82/14. Nay chính thức Robert Lighthizer là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong cuộc “Trade war” với Trung cộng.
Robert Lighthizer là một nhân vật kín đáo, ít người biết vì đã từ lâu ông tham gia một công ty luật tư nhân thực hành luật thương mại quốc tế. Không nổi tiếng như các thành viên trong nội các Trump như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow, nhưng vừa qua theo tiết lộ của Bloomberg thì Lighthizer chính là một “chiến binh” lão luyện trong đàm phán thương mại giữa Mỹ-Trung. Vậy Robert Lighthizer đối thủ đáng sợ của Trung Cộng hiện nay là ai? [Đọc tiếp]

Âm nhạc, Ma túy và những cái chết ở Hà Nội và Sydney

Hình ảnh lễ hội âm nhạc Defqon.1. ở Sydney

Lời người post: Không lẽ thanh niên Việt Nam dưới “Xã Hội Chủ Nghĩa” bệ rạc như vậy? Bản tin đọc xong thấy lạnh người với một thế hệ thanh niên “Hồ Chí Minh” nghiện ngập, bê tha đến chết trong khi đất nước sắp lọt vào tay bọn cướp nước Tàu Cộng!

Tin đài VOA như sau:

Qua một sự trùng hợp ngẫu nhiên bi thảm, 7 thanh niên ở Việt Nam và hai thanh niên ở Sydney, trong đó có một người Úc gốc Việt, tử vong vào cuối tuần vừa rồi sau một lễ hội âm nhạc. [Đọc tiếp]

Chuyện vui: Máy bay VN đầu tiên do Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN sáng chế.

– Sau cuộc họp thành công tốt đẹp, cả hội nghị TƯ đảng CSVN được mời đi thăm Phân viện phía Nam của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ.
– Bộ Chính Trị được ngồi khoang VIP, còn các Ủy Viên TƯ ngồi khoang thường.
– Trước khi máy bay cất cánh, phi công trưởng lễ phép thông báo:

“Chúng tôi rất vinh hạnh được chào đón các đc lãnh đạo cao cấp của đảng trên chiếc máy bay đầu tiên do Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN sáng chế.”
Phi công trưởng vừa dứt lời, các UVTƯ từ khoang thường chen nhau đổ xô ra cửa máy bay thoát thân. Trong khi trên khoang VIP, các UV Bộ Chính Trị vẫn ngồi trò chuyện.

Một UVTƯ thấy thế thưa:
– Sao các anh không xuống, nó mà rơi thì ai lãnh đạo đảng và đất nước?
Trưởng ban Tuyên giáo cũng thấy hơi lo, quay sang hỏi Tổng Bí Thư  Nguyễn Phú Trọng:
– Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, hay là chúng ta cũng chờ đi chuyến sau vậy?
Trọng lú với giọng trầm, giải thích:
– Phải hết sức bình tĩnh. Chúng ta phải nắm vững lý luận và hiểu thực tế … 
– Dạ, nhưng đây là máy bay do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ của Việt Nam ta thiết kế. Em thấy cũng lo lắm ạ!
TBT có vẻ hơi bực mình nói:
– Các cậu chẳng hiểu gì cả! Ta cứ ngồi im để làm gương “người VN dùng hàng VN” chứ!
Trưởng ban Tuyên giáo cầu xin:
– Hay là đồng chí Tổng Bí Thư cho phép em xuống ạ!
Không nhịn được nữa, TBT quát to:
– Sao ngu thế, nó có bay được đâu mà rơi!

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: công ty Trung Cộng tìm đường “di tản”

Lời người post: “Tàu Cộng là kẻ thù nguy hiểm đang xâm chiếm nước ta, chúng muốn biến Việt Nam thành một quận huyện của Tàu.  Bất kỳ thế lực nào trên thế giới đánh Tàu Cộng là ân nhân của Việt Nam. Mỹ đang mở chiến tranh thương mại với Tàu Cộng là lợi điểm cho công cuộc đấu tranh  đánh đuổi Tàu Cộng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam” 

Ảnh chụp ngày 14/01/2018 tại một xưởng chế tạo phụ tùng xe đạp tại Chiết Giang. Công ty đã dời sản xuất sang nhiều nước khác như Việt Nam, Serbia và Mexico (Ảnh: AFP)

Giữa lúc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do tổng thống Donald Trump phát động đang ngày thêm gay cấn, hàng hóa “made in China” đang phải hứng chịu những đòn thuế quan nặng nề, các công ty Tàu Cộng đã bắt đầu tính chuyện dời sản xuất sang nhiều nước khác để tránh các hậu quả của cuộc chiến. Trong số các nước mà Tàu Cộng nhắm đến có Việt Nam.
Nhận thấy bị thâm hụt quá lớn trong làm ăn với người khổng lồ mới nổi ở châu Á, từ tháng 7 vừa qua Washington đã áp dụng mức thuế 25% nhằm vào các hàng nhập khẩu từ Tàu Cộng có trị giá lên tới 50 tỷ đô la mỗi năm và còn đang chuẩn bị đánh thuế thêm vào khối lượng hàng hóa lên tới 200 tỷ đô la. Chưa hết ông Donald Trump vẫn tiếp tục cuộc tấn công trên mặt trận thương mại.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt