Ngày 30 tháng 4: Những Nhân Cách Lớn của Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa
Một chế độ có nền giáo dục tốt sẽ sản sinh những hiền tài cho quốc gia đó. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tuy tồn tại trên bản đồ thế giới chỉ có 20 năm, nhưng đã để lại một di sản rất lớn về nhân cách của những người phục vụ cho nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người đã hấp thụ được một nền giáo dục tốt từ các ngôi trường đào tạo có tầm vóc nhất trong khu vực. Và nền giáo dục được định hướng Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Triết lý nhân bản của nền giáo dục VNCH là đặt con người vào vị trí trung tâm để định vị cho hướng đào tạo, nên đã cung cấp hàng hàng lớp lớp những con người tinh anh để phục vụ trong quân đội cũng như các cơ sở công quyền thuộc 49 tỉnh với 247 quận. [Đọc tiếp]
Nợ công của Mỹ khác nợ công của Việt Nam thế nào?
Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System – FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ (hành pháp) Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang.
Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.
Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật dành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này rất là ổn định. [Đọc tiếp]
Vì bao che cho Assad: Nga sẽ bị Mỹ trừng phạt
Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt mới với Nga
Trong buổi trả lời phỏng vấn của hãng tin CBS, Đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Nikky Haley cho biết, Mỹ sẽ áp dụng một loạt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga vì tiếp tục ủng hộ chính quyền Assad.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ công bố cụ thể các biện pháp trừng phạt này vào ngày 16/4. Lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào các công ty có thiết bị liên quan tới ông Assad và việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ông Steven Mnuchin cho hay, “Nga phải trả giá vì đã bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad”. [Đọc tiếp]
105 hỏa tiễn phá hủy kho vũ khí hóa học ở Syria và thông điệp gửi tới Kim Jong Un
Hôm 14/4, liên minh Mỹ-Anh-Pháp đồng lòng bắn hỏa tiễn tới các cơ sở vũ khí hóa học của chính quyền Syria nhằm trừng phạt Tổng thống Assad về các cuộc giết hại thường dân vô tội bằng khí độc hóa học.
Kể từ năm 2013, Ủy ban Điều Soát Liên Hợp Quốc đã ghi nhận hơn 35 cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở Syria, nơi được coi là kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới với các chất độc thần kinh như VX.
Một cuộc tấn công bằng khí độc lại diễn ra tại Syria vào hôm 7/4. Thế giới một lần nữa lại chứng kiến những hình ảnh đau lòng về những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Syria thoi thóp hít thở trong những ngôi nhà ở Douma, một thị trấn nổi dậy ở ngoại ô của thủ đô Damascus. [Đọc tiếp]
Hình ảnh vệ tinh những cơ sở hóa học Syria trước và sau cuộc tấn công ngày 14/4
Mỹ, Anh và Pháp đã tiến hành cuộc “tấn công chính xác” vào các cơ sở vũ khí hóa học ở Syria hôm thứ Sáu 14/4 (ngày giờ Syria), nhằm phản đối một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học giết chết hàng chục người vô tội tại thị trấn Douma.
Ngũ Giác Đài cho hay các cuộc tấn công này đã nhắm đến 3 mục tiêu được cho là đã tham gia vào việc sản xuất vũ khí hóa học. Đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Barzah gần Damascus và Khu liên hợp vũ khí hóa học Him Shinshar gần Homs (gồm Boongke quân sự Him Shinshar CW và Kho quân sự Him Shinshar). Quân đội Hoa Kỳ cho biết các cuộc tấn công “phá hủy” cơ sở hóa học của Him Shinshar, và làm hư hỏng hầm chứa vũ khí hóa học.
Dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói “không có gì chắc chắn” khi được hỏi liệu ông có tin các cuộc tấn công sẽ ngăn trở Tổng thống Syria Bashar Assad sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa. “Nó đã được nhắm tới các mục tiêu được chọn lựa để làm hỏng chương trình vũ khí hóa học. Chúng tôi giới hạn vào các mục tiêu để loại bỏ vũ khí hóa học”.
Dưới đây là hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực bị tấn công trông như thế nào trước và sau cuộc tấn công:
Làm thế nào hỏa tiễn Mỹ bắn trúng mục tiêu trước khi hệ thống phòng thủ Syria kịp phản ứng?
Tóm tắt bài viết:
– 105 hỏa tiễn của liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã bắn trúng mục tiêu vũ khí hóa học trước khi hệ thống phòng không Syria kịp phản ứng.
– Sau khi các mục tiêu bị phá hủy, chế độ Assad mới bắn lên 40 hỏa tiễn đánh chặn một cách “vô vọng”, trong đó có hỏa tiễn khả năng rơi trúng các mục tiêu dân sự.
– Bí mật sức mạnh liên quân nằm ở 2 loại hỏa tiễn được xưng tụng là mạnh nhất thế giới hiện nay.
Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã phóng 105 hỏa tiễn trong một đêm để trả đũa một cuộc tấn công hóa học ở Syria một tuần trước, mục tiêu của Ngũ Giác Đài là 3 cơ sở vũ khí hoá học, bao gồm một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại quận Barzeh của Damascus và hai cơ sở gần Homs. [Đọc tiếp]
Nạn nhân của vụ tấn công hóa học ở Syria muốn mời Tổng thống Trump uống bia
Năm 2013, anh Kassem Eid đã may mắn sống sót sau 1 vụ tấn công hóa học ở Syria. Anh ấy không muốn làm gì hơn, ngoài việc mời Tổng thống Trump uống bia sau cuộc tấn công hỏa tiễn của Hoa Kỳ vào Syria trong đêm thứ Sáu vừa qua (13/4), theo hãng tin tức CNN.
Eid nói với Ana Cabrera, người điều khiển chương trình của đài TV CNN rằng hành động của Tổng thống Donald Trump một lần nữa đã chứng tỏ ông là “người có trái tim nghĩa hiệp”.
“Tôi chỉ muốn nói trực tiếp với ông Trump: Tôi là một người tị nạn Syria, đã may mắn sống sót sau các cuộc tấn công hóa học, trong gần hai năm tôi sống trong sự bao vây và ném bom của chính phủ Bashar al-Assad. Tôi muốn, muốn, mời ông một ly bia, ngồi trước mặt ông và sau đó nói với ông về Syria, nó tệ như thế nào”, Eid nói. [Đọc tiếp]
Thư Trịnh Xuân Thanh nói về bọn Bắc Bộ Phủ tham nhũng bán dầu cho Tầu Cộng ngoài khơi Việt Nam
Lời người post: Những điều THAM-NHŨNG của các “CHÓP BU” Việt Cộng ăn bẩn như thế nào? Bài viết dưới đây của Trịnh Xuân Thanh tôi cũng được nghe một kỹ sư dầu hỏa tại Mỹ về làm việc tại Việt Nam, sau đó anh ta biết được chuyện bí mật bán dầu lậu ngoài khơi. Vì sợ bị thủ tiêu, nên anh kỹ sư đó đã về Mỹ và tự hủy hợp đồng bây giờ trốn biệt tích. Thật quá đau khổ và tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam! Tài nguyên quốc gia chúng bán sạch hết, lấy gì mà mà xây dựng đất nước. Với tình trạng này thì Tầu Cộng là mối lợi lớn cho gia đình đám chóp bu Bắc Bộ Phủ thì làm sao nói chống tàu Cộng được ?!
THƯ CỦA TRINH-XUÂN-THANH:
(Nhân việc Đinh-La-Thăng bị đề nghị KỶ-LUẬT!)
Kính gửi bà con Cộng đồng mạng.
Tôi tên là: Trịnh-Xuân-Thanh.
– Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp Dầu Khí.
– Phó chủ tịch UBND tỉnh hậu Giang.
– Đại biểu quốc hội khoá 2016-2021. [Đọc tiếp]
Chiều 13/4: 60 hỏa tiễn hành trình Tomahawk có thể đang trên đường tới Syria
Hoa Kỳ, Pháp và Anh mở rộng kế hoạch tấn công Syria
Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã nói chuyện qua điện thoại vào tối thứ Năm (12/4) và đồng ý rằng chế độ Assad đã thiết lập một hình mẫu nguy hiểm trong việc sử dụng vũ khí hóa học, một người phát ngôn cho biết.
“Họ đã đồng ý rằng, điều quan trọng là việc sử dụng vũ khí hoá học đã không bị ngăn chặn, và một yêu cầu ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học bởi chế độ Assad là cần thiết”, người phát ngôn này nói. “Họ đã đồng ý để làm việc chặt chẽ với nhau về một phản ứng đáp trả của quốc tế”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tập Cận Bình “diễu võ dương oai”….
Trong khi tại Syria ở Trung Đông đang sôi động, Mỹ-Anh-Pháp đang đối đầu với Nga không biết chiến tranh bùng nổ lúc nào? Thì tại Thái Bình Dương, Trung Cộng đưa hải quân tập trận bắn đạn thật và Tập Cận Bình “khoe” đồ trận để duyệt binh. Tuy vậy, Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến cả hai bên, Hoa Kỳ điều Hàng Không mẫu Hạm nguyên tử vào vùng “lửa đạn” thật. Khai triển máy bay do thám MQ-4C Triton ra vùng biển Đông, Hàng Không Mẫu hạm USS Roosevelt vẫn tiếp tục diễn tập ở Biển Đông…
Có phải Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội này để Nga và Trung Cộng cùng gây rối ở hai nơi để thử thách khả năng của Hoa Kỳ?
Tình hình từ Biển Đông đến Trung Đông không yên tĩnh, cả cuộc chiến kinh tế lẫn quân sự như thể hai bên đang thử thách nhau!
Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam
Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Trung tướng David Berger, vừa có chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam.
Báo Hải quân Việt Nam cho biết chiều ngày 10/4, Trung tướng Berger đã gặp Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Phó Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam trích lời ông Berger nói: “Chuyến thăm lần này của đoàn là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam, đưa mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ngày càng đi vào chiều sâu.” [Đọc tiếp]
Syria: “Lằn ranh đỏ” của Nga với phương Tây
Vụ tấn công vũ khí hóa học mà chế độ Damas bị nghi là thủ phạm nhắm vào thường dân ở Đông Ghouta, Syria, đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Pháp và Mỹ dọa sẽ có hành động trả đũa thích đáng. Tuy nhiên, Nga, đồng minh lâu đời của Syria, lên tiếng cảnh báo là có những “lằn ranh đỏ” mà Hoa Kỳ và các đồng minh không nên vượt qua.
Đương nhiên, mục tiêu tấn công mà phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhắm đến chính là chế độ Bachar al-Assad, theo như nhận định của chuyên gia Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan Sát Nga – Pháp tại Moskva, với nhật báo Liban L’Orient-Le Jour. [Đọc tiếp]
Tổng thống Trump: Sẽ sớm có quyết định về Syria
Tổng thống Donald Trump nói ngày thứ Năm 12/4 ông đã họp về vấn đề Syria mà trước đây Ông đã từng đe dọa tấn công bằng phi đạn để đáp ứng với một vụ tấn công bằng chất độc hóa học và Ông hy vọng sẽ sớm có quyết định.
Những lo ngại về một cuộc đối đầu giữa Nga, đồng minh lớn của Syria, và phương Tây đã tăng cao kể từ khi Ông Trump ngày 11/4 nói phi đạn “sẽ bay tới” sau khi có cuộc tấn công vào thị trấn Douma của Syria ngày 7/4, đồng thời lên án Moscow vì đã ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Pháp có bằng chứng là chính phủ Syria thực hiện cuộc tấn công, mà các tổ chức trợ giúp nói là đã làm hơn một chục người thiệt mạng, và sẽ quyết định xem có tấn công trả đũa hay không khi tất cả những thông tin cần thiết đã được thu thập đủ. [Đọc tiếp]
Nguy cơ Mỹ-Nga đối đầu tại Syria
Khả năng các nước phương Tây phát động một chiến dịch quân sự ở Syria, dẫn đến một cuộc đối đầu với Nga đang phủ lên vùng Trung Đông hôm thứ sáu 13/4 mặc dù chưa thấy có dấu hiệu rõ rệt cho thấy cuộc tấn công do Hoa Kỳ dẫn đầu sắp diễn ra.
Các chuyên gia vũ khí hoá học quốc tế đã tới Syria để điều tra cuộc tấn công bằng khí độc mà các lực lượng chính phủ Syria bị quy lỗi đã thực hiện tại thị trấn Douma, giết chết hàng chục người. Hai ngày trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo Syria rằng các tên lửa “sẽ tới” nước này để đáp lại cuộc tấn công vũ khí hoá học.
Các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm thứ sáu sẵn sàng đổ lỗi cho ông Trump thay vì cho ông Assad về cuộc khủng hoảng mới nhất.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nói các quan hệ quốc tế không nên phụ thuộc vào tâm trạng của một người vào buổi sáng, một cách nói rõ ràng ám chỉ những tin nhắn trên Twitter của ông Trump. [Đọc tiếp]
Syria: Nga đối mặt với trục Mỹ-Anh-Pháp sau vụ Đông Ghouta
Trong khi quân đội Syria chiếm lại toàn bộ ngoại ô thủ đô Damas với sự yểm trợ của Nga, Iran và “vũ khí hóa học”, nước Pháp có thể phối hợp với Mỹ và Anh tấn công chế độ Bachar al Assad. Nhưng với nguy cơ đụng độ trực tiếp với Nga, và hệ quả vượt tầm kiểm soát của cả các bên, liệu trục Mỹ-Anh-Pháp có tái diễn kịch bản 2013 khi Barack Obama vào giờ chót thoái lui?
Cho dù Nga và Syria cực lực phủ nhận những cáo buộc xử dụng vũ khí hóa học, ngày 07/04 vừa qua, để chiếm nốt vị trí cuối cùng của phe nổi dậy ở Đông Ghouta, bất chấp một nghị quyết hưu chiến do chính Nga biểu quyết, Tây phương dường như đang chuẩn bị không kích chế độ bị xem là “thảm sát dân không gớm tay” trong suốt 7 năm nội chiến.