105 hỏa tiễn phá hủy kho vũ khí hóa học ở Syria và thông điệp gửi tới Kim Jong Un

Kim Jong-un (T) – Assad (P) hai tay thích dùng vũ khí hóa học

Hôm 14/4, liên minh Mỹ-Anh-Pháp đồng lòng bắn hỏa tiễn tới các cơ sở vũ khí hóa học của chính quyền Syria nhằm trừng phạt Tổng thống Assad về các cuộc giết hại thường dân vô tội bằng khí độc hóa học.
Kể từ năm 2013, Ủy ban Điều Soát Liên Hợp Quốc đã ghi nhận hơn 35 cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở Syria, nơi được coi là kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới với các chất độc thần kinh như VX.
Một cuộc tấn công bằng khí độc lại diễn ra tại Syria vào hôm 7/4. Thế giới một lần nữa lại chứng kiến những hình ảnh đau lòng về những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Syria thoi thóp hít thở trong những ngôi nhà ở Douma, một thị trấn nổi dậy ở ngoại ô của thủ đô Damascus.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông có bằng chứng cho thấy chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thực hiện vụ tấn công chết người này, khiến ít nhất 60 người tử vong và hơn 1000 người bị thương.

“Thực tế là cuộc tấn công này không có gì đáng ngạc nhiên. Chế độ Syria có lịch sử xử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của họ một cách tàn nhẫn và đáng ghê tởm”, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết trong tuyên bố hôm 14/4.

theo Reuters, ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khẳng định hôm 9/4 rằng cuộc tấn công dân thường bằng khí độc tại Syria hôm 7/4 là một tội ác chiến tranh mang dấu ấn của chính phủ Bashar al-Assad.

Một hình ảnh từ video được phát hành bởi phòng dân sự Syria ở Douma cho thấy một tình nguyện viên giữ mặt nạ oxy cho một đứa trẻ sau cuộc tấn công vũ khí hóa học hôm 7/4/2018. (Ảnh: HO/AFP/S)

Bạo quyền Assad đã phủ nhận trách nhiệm, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng các cáo buộc như vậy là không đúng sự thật. Quả là “cá mè một lứa”.

47 tổ chức nhân quyền, trong đó có Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã đưa ra một bản tuyên bố chung vào ngày 13/4, kêu gọi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chỉ định khẩn cấp một nhóm các nhà điều tra nhằm xác định những người chịu trách nhiệm về việc xử dụng vũ khí hoá học ở Syria.

Tuy nhiên, Nga đã lấy quyền một Ủy Viên trong 5 Ủy Viên Thường Trực của Liên Hiệp Quốc ngăn chặn nỗ lực điều tra về các cuộc tấn công này thông qua quyền phủ quyết của mình tại Liên Hợp Quốc.

Để đáp lại hành động tấn công thường dân bằng khí độc của chính quyền Assad, một cuộc không kích với hơn 100 hỏa tiễn đã được triển khai nhắm vào các cơ sở vũ khí hóa học tại Syria.

Những bên nào tham gia?

Cuộc không kích nhắm vào các cơ sở vũ khí hóa học tại Syria vào rạng sáng 14/4 (theo giờ Syria) là một hoạt động chung của các lực lượng Mỹ, Anh và Pháp.

Tổng thống Trump cho biết trong một tuyên bố về lệnh không kích: “Vào cuối Thế chiến thứ I, hơn một triệu người đã bị giết hoặc bị thương vì vũ khí hóa học. Chúng ta không bao giờ muốn thấy sự trở lại đáng sợ đó. Vì vậy, hôm nay, các quốc gia Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã triển khai sức mạnh chính nghĩa của mình để chống lại sự tàn bạo và dã man đó”.

Abdul-Hamid Alyousef, 29 tuổi, ôm hai người con sinh đôi của mình, hai bé bị giết trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Khan Sheikhoun ở tỉnh Idlib, Syria, ngày 4/4/2017. Alyousef cũng mất vợ, hai anh em, cháu trai và nhiều thành viên khác trong gia đình sau cuộc tấn công mà bạo quyền Assad bị lên án. (Ảnh: AP)

Không có phương án nào ngoài việc không kích

Hội đồng Bảo an đã không thể thành lập nhóm điều tra việc xử dụng vũ khí hóa học ở Syria, vì Nga xử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ cuộc điều tra đối với đồng minh của mình, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Thủ tướng Anh Theresa May cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng xử dụng mọi đường ngoại giao để có thể đạt được điều này. Nhưng nỗ lực của chúng tôi đã liên tiếp bị cản trở. Ngay trong tuần này, người Nga đã bác bỏ một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc thiết lập một cuộc điều tra độc lập về vụ tấn công Douma”.

Bà May khẳng định: “Vì vậy, không có phương án thay thế cho việc xử dụng vũ lực để làm suy giảm và ngăn chặn việc xử dụng vũ khí hóa học của chế độ Syria. Đây không phải là can thiệp vào một cuộc nội chiến. Đây không phải là thay đổi chế độ. Đây là một cuộc tấn công có giới hạn và có mục tiêu, điều đó sẽ không làm leo thang căng thẳng trong khu vực và đó là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa thương vong của người dân.”

Những nơi nào bị nhắm tới?

Liên quân 3 nước đã phóng 105 hỏa tiễn nhằm vào các mục tiêu được chọn lựa kỹ lưỡng tại Syria nhằm phá hủy năng lực vũ khí hóa học của chính quyền Assad nhưng không gây ảnh hưởng tới thường dân.

Các mục tiêu này bao gồm: Một trung tâm nghiên cứu khoa học ở Damascus; Cơ sở lưu giữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs; Và một cơ sở lưu trữ vũ khí hoá học gần Homs.

Đã có thương vong hay không?

Đài truyền hình nhà nước Syria đưa tin 3 thường dân bị thương ở Homs sau khi “một số” hỏa tiễn đã bị chặn bởi hệ thống phòng thủ của Syria. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài nói rằng họ không biết đến bất kỳ thương vong nào về dân sự tính tới thời điểm sáng thứ Bảy, theo giờ Mỹ. 

Hoa Kỳ cũng khẳng định không có hỏa tiễn nào của liên quân bị bắn hạ và tất cả đều đã nhắm thành công tới các mục tiêu của mình.

Nga có được cảnh báo không?

Paris và các đồng minh đã cảnh báo Nga trước khi tiến hành không kích vì họ không muốn có bất kỳ hành động leo thang nào trong cuộc xung đột Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố công khai rằng hỏa tiễn của Hoa Kỳ sẽ được bắn tới Syria bất chấp lời đe dọa của Nga. Ông Trump viết trên Twitter hôm 11/4: “Nga tuyên bố sẽ bắn hạ bất cứ hỏa tiễn nào bắn vào Syria. Nước Nga hãy sẵn sàng, bởi vì các hỏa tiễn sẽ đến, xinh đẹp, mới mẻ và thông minh! Các ông không nên làm bạn với một con vật sát nhân giết người dân của chính mình bằng khí độc và thích thú với điều đó!”

Nga phản ứng ra sao?

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Bảy cho biết Kremlin “nghiêm chỉnh lên án” cuộc tấn công vào Syria, điều mà ông gọi là “hành động xâm lược nhà nước có chủ quyền … tại một tuyến đầu trong cuộc chiến chống khủng bố”.

Ông Putin nói rằng cuộc không kích đã được tiến hành mà “không có sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vi phạm Hiến chương, các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.

Tại một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ do Moscow triệu tập hôm thứ Bảy, Nga đã thất bại khi đề xuất một nghị quyết lên án cuộc không kích, do chỉ có Trung Cộng và Bolivia ủng hộ.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc biểu quyết bác bỏ đề xuất của Nga về việc lên án cuộc không kích trừng phạt chính quyền Assad (Ảnh: AP)

Tại cuộc họp, bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại LHQ, đã cáo buộc Nga bao che cho chính quyền Syria và nói Washington sẵn sàng đáp trả nếu Tổng thống Assad tiếp tục các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học mới.

Một thông điệp tới Triều Tiên?

Hành động cứng rắn của Hoa Kỳ nhằm trừng phạt chính quyền Assad được coi là một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên, khi lãnh đạo nước này và Tổng thống Trump dự kiến sắp họp mặt đề bàn về khả năng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cần phải lưu tâm tới hành động trừng phạt của liên quân Hoa Kỳ vì 2 lý do, Asia Times cho biết nhận định của tiến sỹ Stephen Bryen, người từng là nhân viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ.

Kim Jong-un

Lý do thứ nhất là vì Triều Tiên được biết đến rộng rãi do việc sở hữu một chương trình vũ khí hóa học gây đe dọa cho an ninh của toàn khu vực. Ông Kim Jong Un bị cáo buộc đã ra lệnh cho các điệp viên xử dụng chất độc thần kinh để ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình ở Malaysia. Các nghi phạm Triều Tiên đều đã trở về nước an toàn, trong khi hai phụ nữ trẻ đang đối mặt với án tử hình vì liên quan tới âm mưu này, bao gồm cô Đoàn Thị Hương, người Việt Nam và cô Siti Aisyah, người Indonesia.

Một lý do khác khiến ông Kim phải dè chừng vì thông qua hành động đáp trả ở Syria, Mỹ và các đồng minh đã thể hiện rằng họ không từ bỏ các mục tiêu đã đề ra nhằm trừng phạt các hành vi bạo ngược và loại bỏ năng lực vũ khí hóa học của chính quyền Assad.

TH 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt