VQ0

Hãy ký vào: Thỉnh Nguyện Thư bảo vệ Hoàng Trường Sa của Việt Nam

Hỡi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước!
Biển Đông (Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc chủ quyền Việt Nam do cha ông ta để lại từ bao đời, nay bị Trung Cộng cưỡng chiếm bằng hình “lưỡi bò” .
Vào ngày 23/05/2019, Tại Thượng Viện Hoa Kỳ – một siêu cường có khả năng đẩy lui sự xâm lược Trung Cộng tại Biển Đông đã dự thảo “Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”.
Đây là cơ hội hiếm có để người Việt khắp nơi tiếp tay với các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ ủng hộ đạo luật.

Việc làm này thiết thực, cụ thể bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Vậy xin đồng bào ký vào Thỉnh Nguyện Thư bằng cách:

Bấm vào link:
http://chng.it/HW5Nhvf2
Điền họ, tên, email rồi bấm vào “Signed the Petition”

Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ phát động chữ ký vào Thỉnh Nguyện Thư

Dự Luật “ East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019”

Lời người post: Dự luật “East China Sea and South China Sea Sanctions Act of 2019” là dự luật dùng để chế tài những cá nhân, công ty, tổ hợp của Trung Cộng có liên quan đến xâm chiếm Biển Đông và Hoa Đông.  Dự luật này dịch sang tiếng Việt có tên “Đạo Luật 2019 Trừng Phạt Đông Hải và Biển Đông”. Dự luật này được đưa ra từ hai Thượng Nghị Sĩ Mario Rubio (CH, Fl) thuộc đảng Cộng Hòa và Ben Cardin (DC, MD) thuộc đảng Dân Chủ cùng với 13 Nghị Sĩ khác (1) thuộc cả hai đảng bảo trợ.
Trung Cộng xâm lăng Biển Đông và Hoa Đông một cách trắng trợn, bất chấp Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS). Bất chấp kết quả xét xử của Tòa Án Quốc Tế La Haye 2016… nói nôm na là bất chấp tất cả.

Biển Đông (gồm Hoàng-Trường Sa) thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Cộng hiện đang trong thế mạnh, nếu không có sự hỗ trợ của thế giới thì Việt Nam khó có thể lấy lại những vùng biển đảo đã mất trong hình “lưỡi bò” chúng đã chiếm. Đây là cơ hội hiếm có để người Việt góp sức vào dự luật bằng cách ký thỉnh nguyện thư ủng hộ để dự luật sớm thông qua Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỳ nhằm chế tài Trung Cộng xâm lược nước ta.

Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ (LMVNĐLDC) đã vận động chữ ký ủng hộ dự luật này. Ký tại http://chng.it/HW5Nhvf2

(mời đọc bài dưới đây nói về dự luật của TS Nguyễn Văn Canh) [Đọc tiếp]

Thành Kính Phân Ưu Hòa Thượng Thích Quảng Thanh Viên Tịch

Thành Kính Phân Ưu

Việt Nam Quốc Dân Đảng vô cùng thương tiếc khi nhận được hung tin:

Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới,
Viện Chủ Chùa Bảo Quang, Santa Anna California
Cố Vấn Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ

đã viên tịch

Vào lúc 12:46 phút ngày 09 tháng 6 năm 2019 (7 tháng 5 năm Kỷ Hợi)

Tại chùa Bảo Quang, Santa Anna, California  Hoa Kỳ

Trụ thế 69  năm

Hoà Thượng Thích Quảng Thanh đã tận tụy hy hiến cả đời cho sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Bận rộn với Phật sự, nhưng ngài hằng quan tâm đến tình hình đất nước. Ngài là thành viên khởi xướng và trở thành cố vấn cho Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ khi Liên Minh ra đời.

Sự ra đi của ngài Thích Quảng Thanh là một mất mát to lớn cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Toàn Thế Giới và Liên Minh ViệtNam Đ ộc Lập Dân Chủ.

Việt Nam Quốc Dân Đảng Thành kính phân ưu cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ, Ban Tổ Chức Tang Lễ, cùng môn đồ pháp quyến Cố Hoà Thượng  Thích Quảng Thanh.

Nguyện cầu hương linh Cố Hoà Thượng Quảng Thanh Cao Đăng Phật Quốc

Hội Đồng Lãnh Đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng

Lê Thành Nhân, Trần Tử Thanh, Lê Quốc Việt,
Phan Thanh Châu, Trần Minh Vũ,
Nguyễn Khắc Ninh,
Lê Trung Khương, Trần Việt Đạo, Nguyễn Thiên Vân.

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 

Mỹ gây sức ép, nhiều công ty viễn thông lớn ngừng hợp tác với Hoa Vi

(Ảnh minh họa) – Một người đàn ông nói chuyện trên điện thoại di động, bên cạnh biển quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi, tại triển lãm PT Expo ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26 tháng 09 năm 2018. REUTERS/Stringer/File Photo

Trong hai ngày 22 và 23/05/2019, nhiều công ty công nghệ của Anh, Nhật Bản, hai nước đồng minh của Mỹ, đã thông báo ngừng hợp tác với Hoa Vi (Huawei). Hàn Quốc cũng đang bị Mỹ gây áp lực.

Theo AFP, ngày 23/05, công ty Panasonic của Nhật Bản ngừng giao dịch với Hoa Vi, trong khi Toshiba thông báo sẽ tạm ngừng mọi hoạt động giao hàng cho Hoa Vi để rà soát lại sản phẩm. Một phát ngôn viên của Toshiba cho biết sẽ chỉ giao hàng cho “từng trường hợp khi biết chắc sản phẩm của công ty không sử dụng linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục gây sức ép với chính quyền Seoul để Hàn Quốc ngừng sử dụng sản phẩm của Hoa Vi. Nhật báo Chosun Ilbo ngày 23/05, được Reuters trích dẫn, tiết lộ rằng trong một cuộc họp giữa quan chức ngoại giao hai nước, Mỹ đã khuyến cáo Hàn Quốc không nên sử dụng công ty viễn thông LG Uplus của nước này trong các lĩnh vực nhạy cảm vì LG sử dụng linh kiện của Hoa Vi. Trong tương lai, Hàn Quốc nên loại Hoa Vi khỏi thị trường. [Đọc tiếp]

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Cộng đáng gặp phải Donald Trump?

TT Donald Trump

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Cộng gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Cộng đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Cộng trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Cộng phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào. [Đọc tiếp]

Nhân sự Hoa Vi bị cấm tham gia bình duyệt nghiên cứu khoa học

Công ty Hoa Vi trên đường phá sản

Lời người post: Hoa Vi là tiền đồn của “Made in China 2025”, công cụ đắc lực để Trung Cộng mang tham vọng thống lãnh toàn cầu năm 2025 – theo báo chí của Trung Cộng – Tập Cân Bình nổ sản rằng 2025 Trung Cộng sẽ bán hàng hóa high technology khắp thế giới, mộng làm cai thầu bao trùm vũ trụ trở thành siêu cường kinh tế, đánh sụp vai trò quán quân của Mỹ hiện nay.  Những kỹ thuật của Trung Cộng toàn đồ ăn cắp, chắp vá biến chế ngoài mặt trông đẹp mắt nhưng bên trong nhiều lỗ hổng kỹ thuật khó vượt qua.  Thử hỏi rằng một tên ăn trộm làm sao giàu hơn ông chủ được? Ở đây cũng thế, sự tiến bộ hào nhoáng của Trung Cộng hiện nay dựa trên “nghề” đi ăn cắp của thiên hạ.

Ăn cắp nổi tiếng, cho nên ngay cả tạp chí IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers)  chiếm khoảng 30% số ấn phẩm trên toàn thế giới trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử, và khoa học máy vi tính, với hơn 100 tập san học thuật có chọn lựa (peer-reviewed journal). Nội dung của những journal này cũng như của hàng trăm hội nghị (conference) thường niên hiện có trên thư viện IEEE. IEEE cũng xuất bản trên 750 cuốn hội nghị (conference proceeding) mỗi năm. Ngoài ra, IEEE Standards Association duy trì hơn 1.300 tiêu chuẩn trong kỹ thuật. 

Tờ báo giá trị như vậy nay cũng loại nhân sự của Hoa Vi, cấm tham gia bình duyệt tập san nghiên cứu khoa học này, gồm cả việc làm biên tập cho những tạp chí khoa học trực thuộc tổ chức này. Thật nhục nhã cho một dân tộc tự xưng “Đại Hán”

[Đọc tiếp]

Sự thật về “đất hiếm” của Trung Cộng: Không hề “hiếm”, Mỹ cũng có khả năng sản xuất

Một mẫu đất hiếm

Lời người post: Mỹ lên thang cuộc chiến tranh với Trung Cộng, đánh bốn phương tứ hướng, Trung Cộng ngăm nghe dùng của quý “đất hiếm” để hù dọa và chống lại Mỹ. Nhưng trò này là con ngáo ộp. Trung Cộng dùng đất hiếm chẳng khác gì các nước Trung Đông dùng dầu lửa để hù dọa Mỹ. Thậm chí có bài báo đưa tin: “Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể đẩy Ngũ Giác Đài vào thế bí một khi Bắc Kinh cho dừng xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất từ các thiết bị quân sự cho tới sản phẩm công nghệ cao”.  Sự thật, Mỹ có nhiều mỏ đất hiếm và dầu hỏa đang dự trữ chưa khai thác, nếu cần trong sáu tháng Mỹ sẽ dư thừa đất hiếm và dầu hỏa đưa vào kỹ thuật công nghệ sản xuất.

Ngay khi Trung Cộng ngưng xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản vào năm 2010, các con buôn Trung Cộng và quốc tế ngay lập tức nhảy vào “thay thế”, và Nhật Bản cũng điều chỉnh quy trình sản xuất để không còn phụ thuộc vào đất hiếm. [Đọc tiếp]

Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông

Phi đội không quân trên HKMH USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018. AYEE MACARAIG / AFP

Trên trang mạng asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa “Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông”, Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.

Richard Javad Heydarian là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình. [Đọc tiếp]

Tham mưu trưởng Liên Quân Mỹ Dunford tố cáo Tập Cận Bình bội ước về Biển Đông

Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 12/05/2018 cho thấy hệ thống tên lửa của Trung Cộng trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Courtesy CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hứa hẹn không quân sự hóa Biển Đông, nhưng lại không giữ lời. Đại tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hôm 29/05/2019 khẳng định như trên, đồng thời kêu gọi “hành động tập thể” để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.

Tướng Dunford tuyên bố : “Vào mùa thu năm 2016, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Obama là sẽ không quân sự hóa các đảo trên Biển Đông. Thế mà giờ đây chúng ta lại thấy các phi đạo dài 3 kilomet, các nhà kho chứa đạn dược, các hỏa tiễn, chiến đấu cơ… Như vậy, rõ ràng là ông Tập đã bội ước!” [Đọc tiếp]

Mỹ muốn nhấn chìm Trung Quốc bằng “Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông”?

Một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017. REUTERS/Erik De Castro/File Photo

Hoa Kỳ đang dồn Trung Cộng trên mọi mặt. Liên tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán thương mại còn chưa ngã ngũ, mạnh tay trừng phạt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mũi nhọn, Washington, ngày 23/05/2019, muốn gây sức ép tối đa khi thách thức những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với dự luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2019.

Ngày 23/05/2019, hai thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin, đại diện cho 13 thượng nghị sĩ khác, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã trình một dự luật “nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông và các mục đích khác”. [Đọc tiếp]

Mỹ – Trung: Donald Trump ký sắc lệnh “cấm cửa” công ty viễn thông Hoa Vi

Ngày 15/05/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của các công ty ngoại quốc bị cho là “đe dọa an ninh” Hoa Kỳ. Bộ Thương Mại đưa Hoa Vi và 70 chi nhánh của công ty viễn thông Trung Cộng này vào “danh sách đen“.

Thông tín viên đài RFI, Eric de Salve từ San Francisco ghi nhận quyết định cứng rắn của Tổng Thống Trump được đưa ra trong tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang bước vào hồi gay cấn. [Đọc tiếp]

Hoa Vi, bài toán trắc nghiệm về mức độ độc lập của châu Âu đối với Hoa Kỳ

Trụ sở tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Cộng. Ảnh chụp ngày 25/03/2019 (Ảnh: REUTERS/Tyrone Siu)

Thêm một dấu hiệu rạn nứt giữa Hoa Kỳ và châu Âu: vào lúc tại Washington Donald Trump ký sắc lệnh cấm các doanh nghiệp Mỹ sử dụng trang thiết bị viễn thông của Hoa Vi, thì lãnh đạo tập đoàn Trung Cộng này là khách mời của phủ tổng thống Pháp cùng với nhiều “đại gia” khác trong ngành công nghệ cao của thế giới.

Tổng thống Macron phát biểu bằng tiếng Anh tại hội chợ công nghệ cao VivaTech Paris sáng 16/05/2019 bồi thêm với tuyên bố “mục tiêu của Pháp không nhằm ngăn chận Hoa Vi hay bất kỳ một công ty ngoại quốc nào vì đấy không là phương tiện tốt nhất để bảo vệ an ninh quốc gia hay chủ quyền của châu Âu”. [Đọc tiếp]

Đọ sức Mỹ-Trung: Từ thương mại đến công nghệ và chiến lược

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. (Ảnh: REUTERS/Damir Sagolj/File Photo)

Sau vài tháng tương đối yên ắng, hôm 10/05/2019, cuộc chiến thuế quan Mỹ Trung nóng bỏng trở lại, với quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mức thuế từ 10% trên 200 tỷ USD hàng nhập từ Trung Cộng chính thức có hiệu lực.

Không chỉ thế, ông Trump cho ra lệnh khởi động thủ tục tăng thuế trên 300 tỷ USD hàng nhập khác từ Trung Cộng mà chưa bị thuế. Để trả đũa, Bắc Kinh cũng loan báo áp thêm thuế quan trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ kể từ  ngày 01/06.

Câu hỏi mọi người luôn nêu lên là thất thu thương mại của Mỹ so với Trung Cộng không phải là điều mới mẻ, và sau nhiều tháng căng thẳng, mức này còn sâu thêm, đạt kỷ lục là 420 tỷ USD trong năm 2018, thế nhưng tại sao tổng thống Mỹ lại khuấy động vào lúc này? [Đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh”

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (áo xanh lục ở giữa) chụp ảnh chung với các binh sĩ trên khu trục hạm Trường Sa (Changsha), Biển Đông, ngày 12/04/2018 (Ảnh: REUTERS)

Trung Cộng ngày càng lộ rõ ý đồ muốn dùng sức mạnh để đánh chiếm Đài Loan, và nếu cần, đánh bật Mỹ và các đồng minh đến cứu viện. Bên cạnh đó, Quân Đội Trung Cộng đang ráo riết rèn luyện để trở thành một đạo quân có “đẳng cấp thế giới”, tức là ngang hàng với Quân Đội Hoa Kỳ. Trong tình hình đó, Trung Cộng rất cần kinh nghiệm thực chiến. Việt Nam, nước sau cùng đánh bại Trung Cộng vào năm 1979, đã trở thành nước mà Bắc Kinh nhòm ngó trong tư cách là đối thủ thực thụ trên chiến trường.

Trong một bài phân tích đăng trên chuyên san Nhật Bản – The Diplomat ngày 14/05/2019, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng kỳ cựu tại trung tâm Hoa Kỳ Rand Corporation, nguyên là cố vấn cho trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương, đã giả định rằng: “Đến một lúc nào đó, Quân Đội Trung Cộng sẽ cần phải kiểm tra (trên chiến trường) năng lực mới của họ – và Việt Nam hoàn toàn có thể bị coi là đối thủ được ưa thích”. [Đọc tiếp]

Mỹ-Trung: Từ chiến tranh thương mại đến tranh giành vị trí bá chủ thế giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017.

Vòng đàm phán Mỹ-Trung nhằm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại đã bị cắt ngang hôm 10/05 sau khi tổng thống Trump thông báo Bắc Kinh không muốn đưa vào thỏa thuận những cam kết liên quan quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Trên Le Monde (12-13/05/2019), hai nhà báo Frédéric Lemaître và Gilles Paris cho rằng giữa “Trung Cộng và Mỹ, còn hơn cả cuộc chiến thuế quan”.

Trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ nhắc đến những cuộc đàm phán “thẳng thắn và mang tính xây dựng”. Dù tiếp tục khẳng định duy trì mối quan hệ “rất bền vững” với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, tổng thống Trump vẫn quyết định tăng thuế, từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Cộng. Biểu thuế mới có thể “được dỡ bỏ hoặc không” tùy theo tiến độ vòng đàm phán mới dù chưa có ngày cụ thể. Chưa dừng ở đó, tổng thống Trump ra lệnh lập thêm danh sách đánh thuế mới đối với hàng Trung Cộng với tổng trị giá 325 tỉ đô la và nội dung có thể được công bố ngày 13/05. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt