Dân Quân Biển của Trung Cộng rất nguy hiểm trên Biển Đông

Đội Tàu đánh cá dân quân Biển của Trung Cộng trên Biển Đông

Theo nghiên cứu mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết có thể tới 300 tàu thuộc lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng tuần tra tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông trong bất cứ thời điểm nào, trong khi Bắc Kinh tiếp tục đưa ra vấn đề gây tranh cãi chủ quyền lãnh hải trên vùng biển tranh chấp.

Theo CSIS, lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng bao gồm các tàu đánh cá được xem là các đội tàu đánh cá thương mại, đã hoạt động song song với tuyên bố ngày càng “hung hăng” của Bắc Kinh đối với chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển này.

Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei là những nước cũng tuyên bố chủ quyền một phần  Biển Đông nơi Trung Cộng đã và đang bất chấp xây dựng các đảo nhân tạo với những phi đạo dài 3000m, trên đảo nhân tạo có mái che và các cơ sở  quân sự khác trên mặt đất.

Lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng bắt đầu từ hoạt động phòng thủ, tình báo bờ biển Trung Cộng từ những năm 1950. Theo CSIS, kể từ khi Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào những năm 1970, lực lượng Dân Quân Biển này được nhà cầm quyền Trung Cộng cung cấp nhiên liệu, sửa chữa tàu thuyền, phát triển quy mô về mọi mặt, và trở thành công cụ giúp Bắc Kinh khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh hải và hàng hải của mình.

Báo cáo của CSIS cho biết: “Trong suốt những năm 2000, lực lượng Dân Quân Biển chuyển sang khảo sát và quấy rối hoạt động quân sự nước ngoài mà Bắc Kinh phản đối”, viện dẫn các sự việc mà trong đó các tàu dân quân này tấn công những tàu nước ngoài, bắn vòi rồng…

Ông Greg Poling: Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á và Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải châu Á tại CSIS

Ông Greg Poling, Giám đốc phụ trách Chương Trình Đông Nam Á và Sáng kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải châu Á tại CSIS (Southeast Asia Program and Asia Maritime Transparency Initiative at the Center for Strategic and International Studies)  và là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết Trung Cộng đã có nỗ lực rõ ràng nhằm chuyên nghiệp hóa và xây dựng lực lượng Dân Quân Biển này trong nhiều năm qua.

Các tàu đánh cá của lực lượng Dân Quân Biển “chuyên nghiệp” (MMFV), hoạt động từ một số cảng ở đảo Hải Nam, trong khi hạm đội xương sống Trường Sa (SBFV) được trang bị thêm các tàu đánh cá hoạt động ở 5 hải cảng thuộc tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Cộng, ông Poling cho biết.

Ông Poling cho biết thêm, sở dĩ lực lượng Dân Quân Biển này có “giá trị” bởi họ rất dễ “phủ nhận” những hành động quân sự của mình, “Bắc Kinh có thể dễ dàng tuyên bố rằng đây chỉ là những tàu thương mại, nhưng bằng chứng tình bào viễn thám và hình ảnh có thể được sử dụng để phân biệt tàu dân quân và tàu không thuộc lực lượng dân quân”.

Ông Collin Koh

Ranh giới giữa các hoạt động thương mại và quốc phòng của lực lượng Dân Quân Biển Trung Cộng rất khó phân biệt giữa đội tàu thương mại và quân sư, nhiều tàu vẫn tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá quy mô lớn trong khi vẫn làm việc cùng với các lực lượng tuần tra quân sự hoặc các tàu Hải Giám trong việc thực thi pháp luật, theo Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Viện Quốc phòng và Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore.

“Các thành viên Dân Quân Biển của Trung Cộng không chỉ đơn giản là hoàn thành tốt nhiệm vụ này toàn thời gian. Họ được cho là ‘có thể vừa câu cá vừa chiến đấu’”, Ông Collin Koh cho biết trong cuộc phỏng vấn với  bào Al Jazeera.

Tờ báo cũng nhận định, lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng đã được các chuyên gia mô tả là một ví dụ điển hình về chiến thuật “vùng xám” nhằm khẳng định chủ quyền của mình ở những vùng lãnh hải tranh cấp vời các nước khác có tuyên bố chủ quyền mà không cần chiến tranh truyền thống.

Ngược lại, lực lượng Dân Quân Biển cũng cho phép Trung Cộng phớt lờ các công ước quốc tế về vùng biển quốc tế, cũng như phán quyết Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye năm 2016 từng tuyên bố bác bỏ chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên i Biển Đông theo  bản đồ đường hình “Lưỡi Bò 9 Đoạn” là không có cơ sở. Bỏ qua phán quyết, Trung Cộng đã mạnh tay mở rộng phạm vi “đường 9 đoạn”.

Chuyên gia Koh cho biết: “Việc sử dụng các chiến thuật vùng xám đặt ra một thách thức trực tiếp và nghiêm trọng đối với một trật tự dựa trên luật lệ quốc tế  vốn đặt ra các điều khoản để các quốc sống chung với nhau, tự chế sự khác biệt  khi có chủ quyền”.

Viết theo tài liệu CSIS

Lê Hoành Sơn

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt