Nếu xâm lược Đài Loan, nền kinh tế Trung Quốc có thể bị tàn phá gấp 500 lần so với Nga
Áp lực ngày càng tăng về quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Cộng đối với Đài Loan đã làm cho sự lo ngại ngày càng tăng rằng Trung Cộng có thể tấn công Đài Loan. Đô đốc Aquilino, tư lệnh Hạm Đội Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, gần đây đã nói rằng nếu Trung Cộng xâm lược Đài Loan, nền kinh tế của nước này có thể bị tàn phá “gấp 500 lần” so với các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Nga bị áp đặt khi xâm lược Ukraina.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hôm thứ Ba (13/12) rằng, 29 phi vụ máy bay quân sự và 3 tàu chiến Trung Cộng đã hoạt động xung quanh Đài Loan trong 24 giờ, với 21 phi vụ đi vào “vùng nhận dạng phòng không Tây Nam” của Đài Loan, trong đó có 18 phi vụ có thể mang theo vũ khí nguyên tử. Máy bay ném bom H-6 của quân đội Trung Cộng, đây cũng là số lượng máy bay ném bom xuất kích nhiều nhất trong một ngày kể từ khi quân đội Đài Loan bắt đầu công bố dữ liệu về cuộc xâm lược của máy bay và tàu chiến của Trung Cộng xung quanh Đài Loan vào tháng 9/2020. [Đọc tiếp]
Những con số kinh tế kinh ngạc trong năm 2022
Lời người post: Cuối năm 2022 nhìn lại thấy đã thay đổi rất nhiều, những con số này cho chúng ta biết chính xác sự thay đổi cuả nó ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Bắt đầu năm 2022, nhiều chuyên viên dự đoán tình trạng lạm phát chỉ xảy ra nhất thời, sự phục hồi của châu Âu sẽ nhanh hơn Mỹ và Trung Cộng tăng trưởng mạnh trở lại. Nhưng sau đó, lạm phát tăng vọt và Nga xâm lược Ukraine, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và vật giá sinh hoạt tăng lên trên toàn cầu. Trong khi đó, chính sách “Zero-Covid” của Trung Cộng đã trói tay sự tăng trưởng kinh tế của nước cung cấp chuỗi cung ứng hàng hoá này..
Để hiểu rõ một năm 2022 nền kinh tế toàn cầu đầy sóng gió, các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Trung Tâm Kinh Tế Địa Lý (GeoEconomics Center) sẽ đưa ra những con số quan trọng mà bạn có thể đã bỏ lỡ trong năm 2022. [Đọc tiếp]
Tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý cho chương trình Chiến đấu cơ F-X của mình?
Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo đưa ra vào ngày 9 tháng 12, thủ tướng Nhật, Anh và Ý đã công bố Chương trình Không Quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) mới, sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào năm 2035, bằng cách tích hợp F-X và Chương trình máy bay chiến đấu tương lai Tempest. Dù Mỹ và Nhật đã có mối quan hệ đồng minh thân cận trong thời kỳ hậu chiến, vậy tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý thay vì Mỹ? [Đọc tiếp]
Chiến đấu cơ Nhật-Anh-Ý nêu bật ưu điểm của “chủ nghĩa tiểu đa phương”
Anh sẽ hợp tác cùng Nhật và Ý để cùng phát triển một hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai, hay FCAS (Future Combat Air System). Chiếc chiến đấu cơ này mang khả năng phối hợp của các kỹ thuật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và tin học lượng tử nhằm tạo ra loại chiến đấu giao thoa giữa phim “Top Gun” và “Star Wars”.
Dự án sẽ là ví dụ mới nhất về việc Anh áp dụng cách tiếp cận “đơn phương” trong việc thành lập một nhóm đặc biệt để phát triển các phát minh cụ thể. Cũng giống AUKUS, FCAS thực chất là một thỏa thuận gia tăng kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa rằng nó biểu thị một cam kết nhằm đưa ra một khả năng sẽ thiết lập nền móng cho một nền công nghiệp bền vững và cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, FCAS là về bảo đảm cho ưu thế trên không trong tương lai thay vì sức mạnh trên biển. Với cách này, nó sẽ mở ra một lợi thế kỹ thuật công nghiệp mới trong một không gian chiến đấu quan trọng khác đối với Anh. [Đọc tiếp]
Trung Cộng khó có thể tấn công Đài Loan?
Trung Cộng có đang chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan trong hai thập niên tới? Các tình hình xung đột đã trở thành sự thật đáng sợ sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga vừa qua. Các nhà bình luận cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể bị cám dỗ bởi cuộc xâm lược của Nga và tấn công người láng giềng mà từ lâu đã được coi là không chính danh.
Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson cảnh báo rằng Trung Cộng có thể sẽ khai triển hoạt động quân sự chống lại Đài Loan vào năm 2027. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho thấy Mỹ sẵn sàng giúp Đài Loan dập tắt sự hung hăng của Trung Cộng, Nhật tăng chi tiêu quốc phòng, Úc thỏa thuận với Mỹ và Anh về các tàu ngầm hạt nhân tuần tra xa bờ biển của mình hơn. [Đọc tiếp]
Hãng quốc phòng Mỹ đàm phán bán vũ khí cho Việt Nam…
Các công ty quốc phòng Mỹ đã thảo luận với giới chức cao cấp nhà nước Việt Nam về việc bán thiết bị quân sự gồm máy bay trực thăng và máy bay không người lái cho Việt Nam.
Có hai nguồn tin thân cận cho Reuters biết về cuộc đối thoại là dấu hiệu mới cho thấy Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào vũ khí lượng khổng lồ mà họ đã mua của Nga.
Những công ty quốc phòng cuả Mỹ gồm Lockheed Martin (LMT), Boeing (BA), Raytheon (RTX), Textron (TXT) và IM Systems Group đã gặp các giới chức nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bên lề triển lãm hội chợ vũ khí đầu tiên của Việt Nam tổ chức vào tuần trước, theo Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN, một nguồn tin cho biết có mặt tại các cuộc thảo luận về vũ khí cho có sự tham gia của Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng Việt Nam. [Đọc tiếp]