Monthly Archives: April 2021

Quân Lệnh cuối cùng ngày 30-04-1975

Thông báo: Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận (30/04)

THÔNG BÁO
Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận (30/04)

      Đã 46 năm từ ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà hàng triệu người dân bỏ nước ra đi tìm tự do và cũng là lúc màn đêm tăm tối của chủ nghĩa Cộng Sản buông xuống trên toàn cõi Việt Nam.  Hằng năm, vào ngày 30 tháng 4 các cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận khắp nơi để tưởng nhớ ngày đau buồn của dân tộc.
    Đặc biệt trong năm nay vì đại dịch “virus Vũ Hán” vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới, mọi người không được phép tụ tập số đông để tổ chức tưởng niệm Quốc Hận 30/04 ngoài công cộng để tránh lây nhiễm lan diện rộng.  Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Lần Thứ 46 qua hệ thống trực tuyến Paltalk trực tiếp qua Facebook, Zoom, Youtube vào ngày thứ Sáu (30/04/2021) tại phòng hội Paltalk:  “LE TUONG NIEM QUOC HAN LAN THU 46”,  vào lúc:
– 11:00 sáng (California) / 12:00 (Calgary, Canada) /13:00 (Texas)/ 14:00 (Washington – DC)
– 20:00 giờ châu Âu (Paris)
– 04:00 sáng châu Úc (01/05/2021)
– 01:00 sáng Việt Nam (01/05/2021)

       Kính mời quý vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, quý hội đoàn, đoàn thể , quý đồng hương đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận và trao đổi tình hình chính trị của đất nước hiện nay với Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Thân chào đoàn kết và quyết thắng,

Ngày 16 tháng 4 năm 2021
Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương VNQDĐ
Lê Thành Nhân

Việt Nam dư thừa lao động nhưng thất nghiệp lớn, kỹ năng yếu kém!

Kỹ năng lao động của Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên thế giới), dẫn tới tình trạng dư thừa lao động nhưng vẫn thiếu người làm. (Ảnh minh họa: Huy Thoai/Shutterstock/2020) 

Kỹ năng lao động của lao động Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm, xếp thứ 103 thế giới và kém rất xa so với nhóm ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines). Lực lượng lao động không chỉ đang già hóa mà trình độ còn thấp khi lao động đã qua đào tạo cũng chỉ đạt 24.5% năm 2020.

Sức cạnh tranh kém xa nhóm ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào

Nhiều đánh giá về thực tế thị trường lao động của Việt Nam vừa được đưa ra trong báo cáo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện, Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) hỗ trợ, truyền thông trong nước đưa tin ngày 26/4. [Đọc tiếp]

Trung Cộng và tiền ảo để kềm tỏa đô la!

A sign for China’s new digital currency, electronic Chinese yuan (e-CNY) is displayed at a shopping mall in Shanghai on March 8, 2021. AFP – STR

E-Renminbi hay đồng nhân dân tệ ảo phải chăng là vũ khí mới của Trung Cộng để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của đô la Mỹ? Đâu là những ý đồ của Bắc Kinh với chương trình phát triển tiền kỹ thuật số?

Từ vài tháng qua, Trung Cộng thí điểm dùng đồng “nhân dân tệ digital”.  Tháng 10/2020, Thẩm Quyến phát thử 10 triệu đồng, tương đương với 1.25 triệu euro, dưới dạng 50.000 trái phiếu, mỗi phiếu có trị giá 200 nhân dân tệ. Đến tháng tháng 2/2021 thêm 750,000 người Trung Cộng được chọn để thử nghiệm dùng đồng tiền ảo thanh toán khi mua bán tại một số cửa hàng, trên mạng, để trả tiền vé xe lửa hay thanh toán hóa đơn điện nước.

Trên thực tế tiền ảo không thực sự là điều quá mới lạ đối với phần lớn dân Trung Cộng sống ở thành thị. Theo nghiên cứu của trung tâm CSIS được công bố đầu tháng 4/2021, “hơn 85 % các giao dịch mua bán đều qua mạng điện tử” Hiện tượng này đã “tăng tốc với đại dịch Covid-19”. Ngoại trừ trường hợp của Bahamas, với 400,000 dân cư, Nhưng Trung Cộng là cường quốc kinh tế đầu tiên phát hành tiền ảo. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng có thể diễn ra như thế nào?

Hai đội tàu tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz phối hợp hành động trên Biển Đông ngày 09/02/2021. USS Nimitz (CVN 68) – Petty Officer 3rd Class Elliot S

Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông và vùng eo biển Đài Loan không ngừng nóng lên, với Quân Đội Trung Cộng liên tục thị uy, đe dọa các nước láng giềng, kéo theo phản ứng của Hoa Kỳ, thường xuyên cho tàu chiến và máy bay vào phô trương thanh thế trong khu vực. Các diễn biến đó làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột nổ ra giữa Mỹ và Trung Cộng, và ngày càng có nhiều kịch bản về một cuộc chiến Mỹ-Trung được đưa ra.

Trang mạng Bloomberg của Mỹ ngày 25/04/2021 đã đăng ý kiến của một người có thể gọi là “trong cuộc”, cựu đô đốc Hải Quân Mỹ James Stavridis, từng là tư lệnh tối cao của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải Quân bằng ba tàu chiến mới

(Ảnh minh họa) – Khu trục hạm loại 052 C của Trung Quốc © wikipedia

Nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Hải Quân, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ngày 23/04/2021 đã đến đảo Hải Nam chứng kiến ​​việc đưa 3 tàu chiến mới vào hoạt động, trong đó có một tàu đổ bộ và chở trực thăng cỡ lớn. Sự hiện diện của các phương tiện tấn công mới này tại Biển Đông sẽ gia tăng các mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ cũng như các láng giềng châu Á của Trung Cộng.

Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Les Echos, đáng chú ý nhất trong ba chiếc tàu vừa được giao cho Hải Quân Trung Cộng là tàu đổ bộ tấn công Type 075, mang tên “Hải Nam”, có khả năng chở 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ, với lượng giãn nước 40,000 tấn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng chính thức đưa khu trục hạm “Đại Liên” Type 055 vào hoạt động, và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có khả năng phóng tên lửa đạn đạo “Trường Chinh 18” Type 094. [Đọc tiếp]

Chính trị Trung Cộng: 4 kịch bản cho Tập Cận Bình

Richard McGregor

Quyền lực tại Bắc Kinh càng tập trung, thì tiến trình chuyển giao quyền lực trong giai đoạn hậu Tập Cận Bình càng bị đe dọa. Ngay cả tại các nền dân chủ, đôi khi cũng có một sự vấp váp trong tiến trình chuyển giao quyền lực trong vòng trật tự và một cách ôn hòa. Tại một quốc gia độc đảng như Trung Cộng với một nhà lãnh đạo không ngừng thâu tóm quyền lực thì sao?

Trong bài nghiên cứu đăng ngày 22/04/2021 trên trang website của cơ quan tư vấn độc lập Úc, Lowy Institute – Sydney, chuyên gia về Đông Á Richard McGregor của trung tâm này và Jude Blanchette thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS của Hoa Kỳ phác họa bốn trường hợp Tập Cận Bình từ giã sân khấu chính trị, đi từ khả năng Tập chuyển giao quyền lực một cách êm thắm cho đến nguy cơ nhân vật quyền lực nhất trên sân khấu chính trị Trung Cộng hiện nay đột ngột ra đi, có thể là vì bệnh tật, hay một cuộc đảo chính.
Chuyên mục của RFI tóm lược những ý chính trong bài viết mang tựa đề “After Xi: Future scenarios for leadership succession in post-xi Jinping era” – Những trường hợp sắp tới cho giai đoạn hậu Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]

Lục quân Mỹ chuẩn bị cho xung đột toàn cầu có thể xảy ra với Trung Cộng

Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman (phải) phát biểu tại hội thảo trên web do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vào hôm 10/03/2021. (Ảnh: Chụp màn hình hội thảo trên web)

Những giả thiết kinh điển xoay quanh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tập trung vào các trận hải chiến trong khu vực tại Eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, tuy nhiên Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman gần đây đã tuyên bố rằng người dân Hoa Kỳ phải và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA).

Dưới sự lãnh đạo của tướng Coffman, việc phát triển Phương tiện Chiến đấu Thế hệ Tiếp theo (NGCV) là một loại kỹ thuật công nghệ và thiết bị đang được chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. [Đọc tiếp]

Trung Cộng đứng đầu bảng đánh giá của tình báo Hoa Kỳ về các mối đe dọa toàn cầu

Xe quân sự Trung Quốc mang hỏa tiễn đạn đạo DF-41 lăn bánh qua Đại lễ đường Nhân dân trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng CS  Tàu tại Bắc Kinh vào ngày 01/10/2019. (Ảnh: AP Photo/Mark Schiefelbein)

Theo báo cáo đánh giá mối đe dọa thường niên do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) biên soạn, chế độ cầm quyền Trung Cộng đặt ra mối thách thức hàng đầu đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Nga, Iran và Bắc Hàn.

“Bất chấp đại dịch, Bắc Kinh, Moscow, Tehran, và Bình Nhưỡng đã chứng tỏ khả năng và ý định thúc đẩy lợi ích của họ theo phương thức có hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh,” theo báo cáo được công bố hôm 13/04. “Trung Cộng ngày càng trở thành một đối thủ gần ngang tầm, đang thách thức Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực—đặc biệt là về kinh tế, quân sự và kỹ thuật công nghệ—và đang thúc đẩy thay đổi các chuẩn mực toàn cầu.”

Báo cáo này lưu ý rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng (Trung Cộng) và Moscow đang “tiếp nhiên liệu” cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, sự bất ổn chính trị, và cạnh tranh địa chính trị, trong khi họ tham gia vào cái gọi là ngoại giao vaccine để mở rộng phạm vi ảnh hưởng tương ứng của mình. [Đọc tiếp]

Chút suy nghĩ về Tập Cận Huân, Ôn Gia Bảo và Cao Trí Thịnh ngày 25/04

Hình ảnh người biểu tình vô danh đứng chặn đoàn xe tăng trên Đại lộ Trường Anh trong sự kiện Lục Tứ năm 1989. (Ảnh: Jeff Widener/Wikipedia, The Associated Press) 

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người ta chứng kiến sự vùng vẫy của người Trung Hoa trong việc tìm kiếm lối thoát cho chính mình. Từ trong sâu thẳm tâm linh, người Trung Hoa kỳ thực đều hiểu rằng Đảng Cộng Sản Tàu không phải là lối thoát cho dân tộc. Ai ai đều thầm thóa mạ nó, nhưng ai ai cũng đều sợ hãi nó. Đảng dẫu thâu tóm được nhiều quyền lực và tiền bạc về đến đâu thì người Trung Hoa cũng không thể an lành. Ôn Gia Bảo, Tập Trọng Huân và Cao Trí Thịnh là ba cá nhân nổi bật tại Trung Hoa, là tiêu biểu cho ba hướng đi tìm kiếm con đường cho dân tộc này trong sự giao thoa giữa hai thế kỷ. Họ dẫu khác nhau về xuất thân, lập trường, địa vị chính trị và cả phương cách thực hiện, nhưng lại cho người ta rất nhiều suy ngẫm.

Bối cảnh ngã ba đường

Trong bất cứ xã hội nào, cũng luôn có những người tốt dám hy sinh bản thân cho lợi ích của người khác hay cho công lý, và cũng có không ít người mong ước đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn cho dân tộc. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở Trung Hoa, họ cần có một phương hướng, cần có một con đường. [Đọc tiếp]

Miến Điện: Đối lập chống chế độ độc tài quân sự lập ‘‘chính phủ đoàn kết quốc gia’’

Người dân biểu tình phản đối quân đội đảo chính tại Mogok, Mandalay, Miến Điện, ngày 15/04/2021. Ảnh do một nguồn ẩn danh cung cấp. AFP – HANDOUT

Theo AFP, phong trào đối lập chống chế độ độc tài quân sự Miến Điện, cách đây 1 tuần hôm 16/04/20201, thông báo thành lập chính phủ lâm thời “đoàn kết quốc gia”.

Thông tin vừa được loan tải trên trang mạng Facebook của Public Voice Television, cơ quan ngôn luận của Ủy ban đại diện Quốc Hội Miến Điện (Cabinet of Committee Representing Pyidaungsu Hluttaw, CRPH), với thành viên chủ yếu là các nghị sĩ Miến Điện bị chính quyền quân sự phế truất.

Người thông báo thông tin về chính phủ “đoàn kết quốc gia” là ông Min Ko Naing, sinh năm 1962, được coi là một nhà tranh đấu vì nhân quyền kỳ cựu tại Miến Điện, một lãnh đạo của phong trào dân chủ hiện nay. Chính phủ “đoàn kết quốc gia” chống tập đoàn quân sự bao gồm các thành viên là các dân biểu bị phế truất, thành viên các sắc tộc thiểu số, và nhiều nhà tranh đấu hàng đầu trong phong trào biểu tình chống chế độ quân sự vừa qua. [Đọc tiếp]

Thượng đỉnh Jakarta: Các lãnh đạo ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện

Lãnh đạo các nước ASIAN họp về vấn đề Miến Điện tại thủ đô Jakata, Indonesia

Hôm nay, 24/05/2021, trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Jakarta, Indonesia, các lãnh đạo ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing, cầm đầu nhóm đảo chính ở Miến Điện. Theo dự kiến ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt bạo lực của lực lượng an ninh Miến Điện, đã khiến hơn 700 người chết, đồng thời yêu cầu tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các tù chính trị khác.

Dự cuộc họp kín ở Jakarta chỉ có lãnh đạo của 6 nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Cam Bốt, Singapore. Ba nước Philippines, Thái Lan và Lào cử ngoại trưởng đến thủ đô Indonesia. Theo nhận định của hãng tin, cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ khó mà đạt được ngay một bước đột phá. Nhưng đây là dịp hiếm có để ASEAN nói chuyện trực tiếp với viên tướng đã lật đổ một lãnh đạo chính quyền dân cử của Miến Điện. [Đọc tiếp]

62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông! Người  Việt Nam chúng ta từ trong ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung? 

Biển Đông

1) Chủ quyền: Rộng 3,500,000 cây số vuông, dựa vào yếu tố lịch sử và địa lý phần lớn lãnh hải Biển Đông gồm quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi có luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention for the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) – Vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam từ bờ ra Biển Đông rộng đến 200 hải lý tức 370.4 km, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2) Tài nguyên cung cấp nguồn sống vô tận cho dân tộc Việt Nam:
– Thực phẩm: Có 2,038 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 300 loài san hô, 653 loài rong biển….khai thác từ đời này sang đời khác không bao giờ hết…
– Khoáng sản: Là một trong 5 bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng khai thác dầu khoảng 2 tỉ tấn và 1000 tỉ tấn  khí đốt. Cùng với những loại nham thạch quý khác.
– Giao thông: Tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới: 50% hàng hóa của thế giới trị giá gần 5,000 tỉ USD hằng năm di chuyển qua tuyến hàng hải Biển Đông.
3) Bị Trung Cộng chiếm: 62 năm qua, Trung Cộng có âm mưu lâu dài xâm chiếm Biển Đông. Đi từ số không thành vùng tranh chấp, từ tranh chấp thành chủ quyền với bản đồ “chín đoạn – hình lưỡi bò” chiếm gần 90% diện tích Biển Đông.

Theo Luật Biển 1982 (UNCLOSS 1982), hình viền màu xanh lá cây,  là vùng EEZ gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền khai thác kinh tế của Việt Nam. Theo yếu tố lịch sử, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Nay, Trung Cộng tự vẽ bản đồ “9 đoạn – hình lưởi bò” (màu đỏ) xâm chiếm hết Hoàng Sa và Trường Sa cho là chủ quyền của họ.

[Đọc tiếp]

Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 4)

Lời người post: Khí đề cập đến một quốc gia dân chủ thì trong đó có luật pháp để giữ cho nền dân chủ được đều hòa. Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà làm luật đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Quyền Lập Pháp và Nhà Làm Luật)

V) Quyền Lập Pháp Và Nhà Làm Luật

Hệ Thống Tam Quyền Phân Lập tại Mỹ Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp

Trong một quốc gia dân chủ, tất cả mọi người phải tham dự vào tiến trình lập pháp.  Trước khi tuyên bố này hoàn thành, tuy nhiên, chủ chốt toàn bộ của vấn đề được nêu lên: [Đọc tiếp]

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021

Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và khả năng Trung Cộng sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23/4.

1) Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa

HKMH Liêu Ninh của Trung Cộng hoạt động trên Biển Đông

Ngày 21/4, đội Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Vị trí hoạt động của Đội tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.
Đội tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18/4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt