Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ có chuyến thăm “bất thường” tới Đài Loan
Theo Reuters đưa tin, một đô đốc hải quân hai sao giám sát tình báo quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có chuyến thăm không báo trước tới Đài Loan vào hôm Chủ nhật (22/11).
Các nguồn tin giấu tên đã nói với Reuters rằng Đô đốc Michael Studeman là giám đốc của J2, đơn vị phụ trách tình báo tại Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, theo website của Hải quân Hoa Kỳ.
Bộ Quốc phòng Đài Loan và Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ từ chối bình luận về chuyến viếng thăm này. Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) hôm Chủ nhật chỉ xác nhận rằng một quan chức Hoa Kỳ đã đến Đài Loan, nhưng không cung cấp thêm chi tiết nào nữa. [Đọc tiếp]
Tin vui giữa giờ tuyệt vọng: Nhân loại đã có vaccine ngừa virus Vũ Hán
Lời người post: Trong lúc nước Mỹ đang bị đại dịch virus Vũ Hán lan tràn một cách báo động, số ca nhiễm dịch tăng nhanh và cao nhất từ đầu tháng 3 đến nay (ngày 23/11: 172,300 người nhiễm và 972 người chết) – . Hiện nước Mỹ như vô chủ sau mùa bầu cử, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ dồn mọi nỗ lực để dành chiếc ghế tổng thống, mặc kệ cho người dân tự chống chọi với cơn đại dịch virus Vũ Hán lan tràn báo động đỏ. Tình trạng xã hội Hoa Kỳ rất hỗn loạn trước/sau bầu cử đã làm cho đại dịch dễ dàng lây nhiễm. Hơn thế nữa, người Mỹ với thói quen tự do cá nhân nên lơ là những quy tắc phòng dịch của trung tâm ý tế toàn quốc (CDC) đưa ra… Do đó đại dịch lây cứ lan thoải mái với cuộc sống vẫn thí mạng đi tới…
Nhớ lại năm xưa ngày 11 /12/1620, những người di dân đầu tiên đến Bắc Mỹ tại Plymouth Rock, gặp phải một mùa đông giá lạnh đầy giông bão. Sau 6 tháng đầu tiên lên đất liền, thời tiết khắc nghiệt và thiếu thốn, cùng với bệnh dịch đã làm cho 46 trong số 102 người chết trước mùa Xuân. Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do thổ dân da Đỏ cung cấp. May mắn mùa gặt năm 1621 thành công giúp những người di dân sống sót nên họ quyết định làm Lễ Tạ Ơn Trời. William Bradford đã tổ chức lễ Thanskgiving đầu tiên vào tháng 11/1621.
Năm nay 2020, 16 ngày trước lễ Thanksgiving, thiên thần sa xuống trần gian nước Mỹ, hai công ty dược phẩm của Mỹ tuyên bố “thành công 95% có hiệu quả thuốc người đại dịch virus Vũ Hán”. Âu đó cũng là một sự trùng hợp của thượng đế ban cho người Mỹ.
Nevada: Một người chỉ giữ thẻ xanh cũng nhận được phiếu bầu qua thư
Lời người post: Người có thể xanh là dạng di dân trong tình trạng có quyền thường trú và đi làm việc chứ chưa có quốc tịch Mỹ. Theo hiến pháp Hoa Kỳ quy định “người đi bầu cử phải có quốc tịch Mỹ”. Thường thì di dân vào nước Mỹ có thẻ xanh 5 năm và không can án, có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ. Như vậy, người có thẻ xanh mà được phát phiếu bầu cử qua thư là bất hợp pháp. Sở dĩ tôi viết lên đây là có mấy người quen ở California đến định cử ở Mỹ mới hơn 3 năm, mà cũng nhận được phiếu đi bầu vào tháng 11/2020. Một người quen quan khác ở Florida cũng tương tự. Nay đọc bản tin: “Nevada: Một người chỉ giữ thẻ xanh cũng nhận được phiếu bầu qua thư”, tôi tin đây là sự thật đã xẩy ra xuyên các tiểu bang Hoa Kỳ.
Theo sở di trú Hoa kỳ hiên nay số người có thẻ xanh tại Mỹ năm 2019 là 13.6 triệu người. Nếu bỏ qua thư thì 13.6 lá phiếu này là bất hợp pháp. Vấn đề đặt ra ai chịu trách nhiệm về sự bất hợp pháp này? Yêu cầu cơ quan FBI PHẢI VÀO CUỘC ĐIỀU TRA RÕ RÁNG ĐỂ TRÌNH LÊN NGƯỜI DÂN MỸ. Đây là một việc làm có hệ thống hủy hoại hiến pháp Hoa Kỳ chứ không phải do sự sai phạm cá nhân. Một hình thức gian lận 13.6 triệu lá phiếu.
[Đọc tiếp]Những thói quen xấu nên bỏ trước khi đi ngủ để tránh căng thẳng, mệt mỏi
Giấc ngủ ảnh hưởng tới mọi thứ từ sức khỏe, tinh thần… Các chuyên viên y tế khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, nhưng rất nhiều người gặp vấn đề với giấc ngủ. Những thói quen xấu ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Để có giấc ngủ trọn vẹn, hay tập từ bỏ những thói quen sau như sau:
Sự phá sản của ngành truyền thông Mỹ – “đệ tứ quyền” sụp đổ
Tự điển Việt-Anh tiếng Việt chỉ có một chữ “truyền thông” mà tiếng Anh lại có ba danh từ (noun) Comminicating, communication, broadcasting hai chữ đầu hiện nay bị dèm pha “bạn có biết gần đây truyền thông thường hay chậm trễ và thường xuyên bị sai lệch” (As you know, communicating/communications have been delayed and frequently garbled lately). Nhưng broadcasting thì có ý nghĩa “cường hào ác bá” hô phong hoán vũ “Có khả năng lung lay chính phủ bằng phương tiện truyền thông” (Able to topple governments with a single broadcast).
Những ngày bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây hiện cho ta rõ ràng truyền thông không còn giá trị niềm tin với mọi người nữa. Chúng ta thử tìm hiểu những hiện tượng báo chí, truyền thanh, truyền hình ngày nay như thế nào? [Đọc tiếp]
Luật sư pháp lý bầu cử cho TT Trump nói gì?
Lời người post: Báo mạng Nation ở Anh ghi lại những lời tố cáo của nhóm luật sư pháp lý trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Tiếng Anh:
https://nation.com.pk/16-Nov-2020/president-of-soros-linked-voting-software-firm-on-biden-transition-team-trump-lawyers
Các luật sư pháp lý của TT Trump cho biết software của công ty Smartmatic được sử dụng trong máy bỏ phiếu Dominion – đã “chuyển” 6,000 phiếu bầu cho Tổng Thống Donald Trump qua đối thủ Joe Biden đó mới chỉ một quận của tiểu bang Michigan – có “cửa hậu” để cho phép các giới chức gian lận điều khiển các cuộc bầu cử.
Nhóm pháp lý của Tổng Thống Donald Trump đã đưa tên đô đốc hồi hưu Hải Quân Hoa Kỳ liên kết giữa Joe Biden và công ty software Smartmatic với các máy bỏ phiếu điện tử ra pháp lý về gian lận bầu cử TT 2020.
Các luật sư của Trump là Rudy Giuliani và Sidney Powell cáo buộc thành viên chủ tịch hội đồng quản trị công ty Smartmatic là Đô đốc hồi hưu Peter Neffenger [65 tuổi] cũng là thành thần của nhóm chuyển tiếp Tổng Thống của Joe Biden hiện nay – là trung tâm của gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 vừa rồi. [Đọc tiếp]
Những hướng chính trong cuộc chiến pháp lý của Tổng thống Trump
Chiến trường bầu cử Tổng Thống về pháp lý còn nhiều phức tạp, chúng ta chờ Quốc Hội Hoa Kỳ hoặc Tối Cao Pháp Viện vào cuộc giải quyết
Cuộc chiến pháp lý của chiến dịch Trump hiện nay được chia làm hai nhánh: Luật sư Giuliani vẫn theo các vụ kiện gian lận kiểu truyền thống ở các tiểu bang, hiện chủ yếu dựa trên vụ kiện tụng đếm và kiểm lại phiếu tại tiểu bang chiến trường của Pennsylvania và Georgia; còn nữ luật sư Sidney Powell chuyên về vấn đề gian lận trong hệ thống software máy bầu cử Dominion.
Có nhiều người cho rằng không có lý do để nghi ngờ hệ thống bầu cử của Mỹ với lịch sử cả 200 năm đầy kinh nghiệm. Thật ra, gian lận trong việc bầu cử lần này không phải là lần đầu, thậm chí gian lận có hệ thống cũng không phải chưa từng có, nhưng lần bầu cử này khác với những cuộc bầu cử trước đó. Vì đại dịch virus Vũ Hán nên đây là lần đầu tiên nước Mỹ áp dụng bầu cử qua đường bưu điện, do đó, hệ thống bầu cử của Mỹ vốn được thiết kế để ngăn chặn gian lận trong lịch sử vào thời điển đại dịch này không phát huy được tác dụng của nó. Bỏ phiếu qua thư bưu điện là cách làm mới, không có giám sát, hệ thống bỏ và kiểm phiếu được nối mạng internet do công ty nước ngoài kiểm soát.
Từ ngày 12/9/2018, Tổng Thống Donald Trump đã ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài can thiệp vào bầu cử. Đây có phải là đã tiên liệu được tình huống ngày hôm nay?
Nhân vật được quan tâm nhất những ngày qua là luật sư Sidney Powell, bà là luật sư của Tướng Flynn (Michael T. Flynn), và chuyên nghiên cứu hệ thống máy bầu cử Dominion. Bà đã liên tục trả lời phỏng vấn các tổ chức truyền thông bảo thủ, bà cho rằng đã thu được một lượng lớn bằng chứng và nhiều người trong cuộc đã tự ý tìm gặp bà, bao gồm cả nhân viên nội bộ của công ty sẵn sàng làm chứng.
[Đọc tiếp]
Luật Sư TT Trump công bố 9 điểm mấu chốt của các vụ kiện gian lận bầu cử năm 2020
Luật sư Rudy Giuliani và các cố vấn pháp lý khác đại diện cho chiến dịch tái cử của Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/11) đã vạch ra 9 điểm mấu chốt của các vụ kiện gian lận bầu cử.
1. Quan sát viên của Đảng Cộng Hòa bị đưa ra ngoài, những phiếu đếm khi không có quan sát viên là vô hiệu theo Hiến Pháp.
Ông Giuliani nói rằng nhiều phiếu bầu qua thư đã được mở mà không có các quan sát viên để có thể kiểm tra xem các lá phiếu đó đã được ký hợp lệ hay không. Chữ ký trên phiếu bầu là cách bảo vệ quan trọng chống lại hành vi giả mạo. Ông nói những phiếu bầu này là “vô hiệu”, đặc biệt những nơi mà phong bì thư đã bị vứt đi, khiến cho việc kiểm phiếu lại là vô ích. [Đọc tiếp]
Đảng Dân Chủ đề cử bà Pelosi làm tiếp nhiệm kỳ thứ 4 Chủ tịch Hạ viện
Sau đề cử của đảng Dân chủ, việc bỏ phiếu chính thức lựa chọn Chủ tịch Hạ viện sẽ diễn ra vào tháng 1. Đảng Cộng Hòa cũng sẽ bầu ra ứng viên đại diện của mình. Tuy vậy, giới phân tích nhận định cơ hội bà Pelosi tái đắc cử cao hơn do đảng Dân chủ hiện chiếm thế đa số tại Hạ viện.
Nếu tái đắc cử, đây sẽ là nhiệm kỳ thứ tư làm chủ tịch Hạ viện của bà Nancy Pelosi, hiện đã 80 tuổi. Trong trường hợp Quốc hội bế tắc không lựa chọn được Tổng thống vào tháng 1 năm sau, bà sẽ có thể lên làm quyền Tổng thống, theo Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp trực tuyến của các đảng viên Đảng Dân chủ Hạ viện, bà Pelosi đã được lựa chọn ngay lập tức vì không có ai là đối thủ. Bà cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của bà là sẽ thông qua dự luật cải cách thực thi pháp luật, cùng với luật giải quyết vấn đề chăm sóc sức khỏe và môi trường. [Đọc tiếp]
Cố vấn an ninh của Trump đến Việt Nam trong nỗ lực chống Bắc Kinh
Ông Robert O’Brien, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trong hai ngày 20 và 21/11/2020 sẽ có mặt tại Hà Nội để gặp gỡ các quan chức cao cấp Việt Nam trước khi sang Manila. Chuyến công du này đánh dấu những nỗ lực vào phút cuối của chính quyền Donald Trump để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông.
Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào suy yếu trước Trung Cộng
Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Cộng đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.
Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, đến “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Cộng được xếp vào ngoại giao cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Cộng được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
“Đối tác chiến lược” với những quốc gia như Úc và Nhật thì có nhiều; Việt Nam và những đối tác loại này cùng chia sẻ những mối quan tâm chiến lược về lâu dài. “Đối tác toàn diện” phổ biến hơn và bao gồm những quốc gia không nhất thiết (nhưng có thể) cùng chia sẻ những lợi ích dài hạn. Hoa Kỳ là một “đối tác toàn diện” nổi bật và thực sự hoạt động ở cấp độ chiến lược khi hai quốc gia cùng hợp tác đẩy lùi Trung Cộng – một người bạn của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một đối thủ ở vài lĩnh vực, đặc biệt là trên Biển Đông. [Đọc tiếp]
Thư từ Hạ Viện Hoa Kỳ gửi bà Giám Đốc Emily Murphy
Hình chụp dưới đây là văn bản chính thức của Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ “CONGRESS OF THE UNITED STATES – House of Representatives” gởi cho Giám Đốc Cơ Quan Phục Vụ Hành Chính – Bà Emily Murphy ngày 13/11/2020 liên quan đến việc đảng Dân Chủ hối thúc Bà Murphy xác nhận ông Joe Biden là President-select. Nhưng Hạ Viện đã từ chối yêu cầu của bà Murphy. Như vậy trên nguyên tắc pháp lý chưa thể gọi ông Joe Biden là president-elect.
Ở đâu có lòng dân, ở đó có ý Trời…
Từ khởi đầu có bầu cử dân chủ ở nước Mỹ đến nay đã hơn 200 năm, qua 45 đời Tổng Thống, dù đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa làm chủ Tòa Bạch Ốc cũng không sao. Người Mỹ chỉ hiểu rằng đảng Dân Chủ thiên về đối nội và đảng Cộng Hòa mạnh về đối ngoại. Có đời tổng thống 8 năm và cũng có tổng thống một nhiệm kỳ 4 năm, Tòa Bạch Ốc sừng sững đứng đó tiễn người đi rồi đón người đến trong niềm tự hào và an bình trước sự chọn lựa toàn dân… Người Mỹ nghĩ rằng sau 4 năm nếu ông TT này không làm tốt công việc thì bầu cho ông khác, chẳng nước nào dám đụng đến nước Mỹ!
Đúng, đó là một nước Mỹ bình thường “một ngày như mọi ngày” !
Nay nước Mỹ như đang đứng trước những thời khắc thách thức nghiêm trọng, đến mức người Mỹ và thế giới đều lo ngại. Rất nhiều nước trên thế giới thường dèm pha Mỹ thế này, thế khác nhưng trong thâm tâm họ rất lo sợ Mỹ sa sút không còn nắm vị trí siêu cường. Họ luôn xem Mỹ như cột trụ chống đỡ cho căn nhà chung của thế giới tự do. [Đọc tiếp]