Monthly Archives: March 2016

Biển Đông: Mỹ tiết lộ hành vi khả nghi của Trung Cộng ở bãi Scarborough

Người Philippines biểu tình trước đại sứ quán Trung Cộng ở Washington DC hôm 11/05/2012 phản đối Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough

Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua 17/03/2016, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã cho biết rằng Hoa Kỳ vừa phát hiện những hoạt động đáng ngờ của Trung Cộng quanh bãi cạn Scarborough đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012. Theo đô đốc Richardson, các hành động đó có thể là tiền đề cho việc bồi đắp nơi này thành đảo nhân tạo.
Trả lời hãng tin Anh, tư lệnh Hải Quân Mỹ nói rõ là “đã nhận thấy tàu Trung Cộng đang có một số hoạt động đại loại như hoạt động khảo sát” tại một khu vực có thể sắp trở thành nơi được bồi đắp. Khu vực được ông Richardson nói đến là bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Bắc Kinh âm mưu dùng luật Trung Cộng bác bỏ luật quốc tế

Chu Cường, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Cộng báo cáo trước Quốc Hội, Bắc Kinh, ngày 13/03/2016.

Ngày 13/03/2016, ngay trước Quốc Hội đang họp, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Cộng Chu Cường cho biết sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế, mà mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Cộng”. Theo giới phân tích, ý đồ của Bắc Kinh trong quyết định thành lập cơ chế này là nhằm áp đặt luật lệ của Trung Cộng lên trên luật pháp quốc tế, trong tình trạng phán quyết sắp được Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra về yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (44)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Năm 1960 – Du học Hoa Kỳ về căn bản sỹ quan Thủy Quân Lục Chiến (44) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tường trình từ Việt Nam: Huế và bánh mì miễn phí

Bánh mì miễn phí và xúc xích

Mỗi ổ bánh mì là một lời yêu thương gửi gắm và mỗi ổ bánh mì đến tay người nhận là một sự chia sẻ tình người trên tinh thần đồng đẳng, cùng san sẻ một buổi sáng, nhiều buổi sáng để ấm bụng ấm lòng, để thấy rằng cuộc đời này ấm áp và đáng yêu, đáng sống. Đó là triết lý của những bạn trẻ thành phố Huế khi họ chia sẻ, tặng bánh mì, xúc xích và bơ đường. Mỗi buổi sáng, cũng như nhiều bạn trẻ ở Sài Gòn và Đà Nẵng, Hà Nội, các bạn trẻ Huế bắt đầu công việc của mình từ 6h30 và kết thúc khi những ổ bánh mì cuối cùng được trao tay cho người cần dùng.
Cũng xin nói thêm là nhóm các bạn trẻ ở Huế gồm ba người, gồm Long, Nhận và Thể. Cả ba bạn trai đều là những người làm kinh doanh và thời gian đối với họ rất quí. Và những bạn trẻ này xem việc mỗi sáng mang bánh mì ra ngã tư Phan Châu Trinh – Nguyễn Trường Tộ để biếu cho những người cần đến là một công việc thường ngày, dù nắng mưa hay trở ngại thời tiết họ đều có mặt đúng giờ, đúng điểm.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quân đội Mỹ dự định cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia

HKMH tiêm kích đa năng USS Bonhomme Richard (LHD 6) vận chuyển các thiết bị của đơn vị viễn chinh Thủy quân Lục chiến 31 của Mỹ. Lục quân Mỹ có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác ở Thái Bình Dương.

Lục quân Mỹ có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác không được nêu tên ở vùng Thái Bình Dương, nhằm giúp các lực lượng Mỹ khai triển nhanh chóng hơn vì các thiết bị và tiếp liệu đã có sẵn tại chỗ. Động thái mới này sẽ nằm ngay trong những nơi mà Trung Cộng cho khu vực họ có ảnh hưởng.
Một số trang tin Mỹ hôm 16/3 trích lời Chỉ huy Bộ tư lệnh Hậu cần Lục quân, Tướng Dennis Via, nói tại một hội nghị của Hiệp hội Lục quân Mỹ ở Hunsville, bang Alabama, rằng các thiết bị được cất trữ sẽ để phục vụ các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tàu ngầm Nhật khuấy động Biển Đông

Sĩ quan Hải Quân Nhật trên một chiếc tàu ngầm lớp Soryu. Ảnh chụp tại Vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, ngày 15/10/2015,

Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên từ 15 năm nay, một tàu ngầm của nước này, mang tên Oyashio, sẽ ghé thăm cảng Subic của Philippines vào cuối tuần này. Sau đó các tàu hộ tống tàu ngầm Oyashio cũng sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 4.
Về mặt chính thức, Oyashio được mô tả là một tàu ngầm « huấn luyện », nhưng hộ tống tàu ngầm này là hai khu trục hạm. Ba chiếc tàu của Nhật được mời đến tham gia các cuộc tập trận chung với Hải Quân Philippines, kéo dài từ ngày 19/03 đến ngày 27/04.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật Bản nỗ lực làm sống lại Vòng Cung Dân Chủ

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (P) thăm, Ấn Độ, ngày 11/12/2015

Tàu ngầm Nhật có thể sẽ được bán cho cho Úc, tàu tuần duyên Nhật được cung cấp cho Việt Nam và Philippines, Hải Quân Nhật sẽ tập trận cùng với Mỹ và Ấn Độ ở vùng biển phía Bắc Philippines, ngay sát Biển Đông: Những diễn biến gần đây, trong đó có cả những lời tuyên bố hầu như thường nhật của các giới chức ngoại giao hay quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm sống lại khái niệm “Vòng Cung Dân Chủ”, liên kết Nhật, Mỹ, Ấn, Úc, được Nhật Bản đề xướng cách đây 10 năm, nhưng sau đó đã bị chìm vào quên lãng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bức thứ Giám Đốc tình báo CIA Hoa Kỳ James Clapper gửi Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện Hoa Kỳ John Maccain về Biển Đông

Kính gửi ngài John McCain
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện

Washington, DC 20510-6050
23 Tháng 2 2016

Kính thưa ngài Chủ tịch McCain

Xin cám ơn ngài về lá thư đề ngày 29 tháng Giêng năm 2016, trong đó ngài có đề cập đến mối lo ngại về hoạt động cải tạo ở Biển Đông của Trung Cộng và điều nầy sẽ tác động đến khả năng khai triển tiềm lực quân sự của Trung Cộng trên toàn khu vực. Giải đáp không liệt kê theo độ quan trọng cho các câu hỏi đã nêu trong theo thư của ngài như sau: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới

Kevin Rudd

Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Cộng, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Cộng, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Cộng và trật tự thế giới đang thay đổi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngư dân Việt Nam mất ngư trường

Ngư dân ở Bãi biển Mũi Né, Việt Nam. (minh họa)

Câu chuyện ngư dân Việt Nam bị mất ngư trường là câu chuyện dài. Sự tổn hao từ người đến tài sản dần mòn trong nhiều năm qua bởi nạn Trung Quốc đâm tàu, bắt người, cướp tài sản cũng đã nói nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, một thảm trạng mới đang đến với các ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung. Mối nguy bỏ nghề để lên bờ và lên bờ thì không biết làm gì để sống là mối nguy đang hiện ra trước mắt của nhiều ngư dân.
Mất ngoài khơi, mất trong bờ
Một ngư dân Thanh Hóa tên Thiệu, chia sẻ: “Trường Sa, Hoàng Sa hiện họ vẫn đi, mấy chục cái thuyền nhưng chủ yếu là ngư dân Sầm Sơn… cứ đến ngày thì ra khơi. Nhưng ngày càng khó khăn hơn trước, như anh nào biết làm thì còn đỡ còn không thì khó, ai đầu tư nhiều thì được, bởi gần như ngày càng đầu tư, mở rộng thì được chứ nhỏ lẻ thì thua.”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng leo thang trong tranh chấp Biển Đông

Người biểu tình chống Trung Cộng tuần hành tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma trên đường phố ở Hà Nội, ngày 14 tháng 3, 2016.

Các cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đang gia tăng, trong khi Hà Nội, Nhật Bản và Hoa Kỳ leo thang cuộc khẩu chiến ngoại giao để đáp lại những chuyến bay của Trung Cộng tới quần đảo Trường Sa, và việc Trung Cộng khai triển một hệ thống phi đạn.
Bản tin của đài al-Jazeera hôm nay nêu bật tình hình căng thẳng trong khu vực, và đề cập đến việc Hoa Kỳ điều động tàu chiến tới gần các đảo do Trung Cộng xây trong Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải, trong khi Nhật Bản đạt nhiều thoả thuận quốc phòng với Philippines trước các hành động quân sự hoá Biển Đông của Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu Giám đốc CIA: Bất hòa Mỹ-Trung về Biển Đông là ‘thảm họa’

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden

Tờ The Guardian mới đây trích lời Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, nói rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể mang lại những hậu quả tàn khốc trong những năm tới.
Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Cộng dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bình Nhưỡng hung hăng nhưng Bắc Kinh vẫn ủng hộ

Kim Jong Un xem một đầu đạn hỏa tiễn (Ảnh 15/03/2016)

Bắc Hàn gần đây liên tục thử vũ khi hạt nhân và hoả tiễn tầm xa, bị Liên Hiệp Quốc lên án, các nước Nam Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ dùng biện pháp trừng phạt kinh tế, nhưng Bắc Hàn vẫn ngỗ ngáo tiếp tục các dự án thử nghiệm hạt nhân.RFI phỏng vấn ông Mathieu Duchâtel, phó chủ nhiệm Chương Trình Châu Á tại tổ chức Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu ECFR (European Council on Foreign Relations).  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bao giờ sự hèn hạ được thay thế bằng thái độ quyết liệt?

Đảo Phú Lâm Trung Cộng chiếm của VNCH vào tháng 1/1974

Bài báo của Joanna Chiu trên Foreign Policy (8-3-2016) đã cung cấp một số cập nhật liên quan tiến trình củng cố “chủ quyền” của Trung Cộng tại biển Đông. Không chỉ các đồn bót hay vọng gác, đảo Phú Lâm (Trung Cộng gọi là “Vĩnh Hưng”) giờ có cả sân bóng đá, ống dẫn nước ngọt, hoặc thậm chí quán trà. Đây là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã biến thành “thành phố Tam Sa”.
Truyền thông Trung Cộng viết rằng, bây giờ, ở đây, cư dân có thể nhâm nhi càphê và đọc sách ở các tiệm giải khát dưới bóng mát hàng cọ; vào ban đêm thì họ quần tụ ở quán bia để thưởng thức nước giải khát lạnh. Khi không đánh cá hoặc bơi, họ chạy bộ quanh một đường đua, chơi thể thao trên bãi cỏ hoặc giao đấu cầu lông tại một khu giải trí mới toanh.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC IM LẶNG TRƯỚC HẢI CHIẾN HOÀNG SA – CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC – TRẬN CHIẾN GẠC MA?

Tháng 7/2013, tôi sang Singapore để thực hiện một số cuộc phỏng vấn các học giả chuyên nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (ASEAN Studies Centre) cho bộ phim tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Đài Truyền hình HTV thực hiện. Sau giờ làm việc, tôi được Alex Giang, một người bạn Hà Nội đang làm luận án tiến sĩ ở ĐHQG Singapore mời đi uống trà và nói chuyện về gốm sứ cổ với ông Phó chủ tịch Hội sưu tầm và nghiên cứu gốm sứ Singapore. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt