Monthly Archives: March 2016

Thủ tướng Úc: Trung Cộng đưa quân vào biển Đông là phản tác dụng

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại Sydney vào ngày 23 tháng 3 năm 2016.

Hôm nay trong bài nói chuyện ở Sydney, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull gọi việc Trung Cộng tăng mức hiện diện quân sự ở Biển Đông là điều phản tác dụng.
Theo trình bày của ông, bất kể Trung Cộng đưa ra lý lẽ nào để giải thích việc họ làm, thì đây vẫn không phải là điều hay, ý muốn nói chủ trương quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang theo đuổi chỉ tạo thêm căng thẳng cho khu vực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Mỹ cho tầu ngầm neo đậu tại Philippines

Tàu ngầm lớp Ohio mang hỏa tiễn đạn đạo USS Alaska (22/05/2014). REUTERS/U.S. Navy

Một tàu ngầm của Hoa Kỳ đã đến thăm một cảng quân sự của Philippines trong tuần này. Hành động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.
Trang mạng The Diplomat ngày 24/03/2016, trích dẫn thông báo của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, cho biết tầu USS Ohio đã cập cảng Subic của Philippines. Đây là chiếc tầu ngầm thứ hai cập cảng Subic và là chiếc tầu chiến thứ 6 đến thăm Philippines trong tháng này.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Mỹ thăm Thái Lan, Việt Nam

Ông David Saperstein, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo của Mỹ, sẽ đến Việt Nam từ ngày 26 đến 31/3/2016.

Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24/3 ra thông cáo cho hay Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo của Mỹ, ông David Saperstein, sẽ thăm Thái Lan và Việt Nam từ ngày 24 đến 31/3.
Trong hai ngày 24 và 25, ông sẽ thăm Thái Lan, gặp gỡ thành viên các cộng đồng tôn giáo, kể cả những người tị nạn và xin tị nạn đã chạy trốn khỏi nước họ vì bị ngược đãi bởi lý do tôn giáo. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Báo Pháp nhận định chuyến viếng thăm Cuba của TT Hoa Kỳ, Barack Obama

Bích chương chào mừng ông Barack Obama đến thăm La Habana

Mục thời sự quốc tế trên các báo Pháp mấuy hôm nay dành trọng tâm cho chuyến công du Cuba của tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày 20-22/3. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Hoa Kỳ kể từ sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền đến thăm đảo quốc này. Hầu hết các báo Pháp đều đánh giá sự kiện mang tính “lịch sử” và “biểu tượng”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Một người Trung Quốc nhận tội đánh cắp thông tin mật của quân đội Mỹ

Trung Quốc muốn đánh cắp thông tin về máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ.

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết ông Tô Bân (Su Bin- Stephen Su) nhận tội đánh cắp tin mật liên quan đến các loại máy bay tiêm kích và vận tải của quân đội Mỹ.
Từng làm việc trong lĩnh vực hàng không tại Trung Cộng, ông Tô Bân, 50 tuổi, bị bắt giữ vào tháng 06/2014 tại Canada theo yêu cầu của tư pháp Hoa Kỳ và bị dẫn độ về Mỹ vào tháng 02/2015. Ông Tô Bân bị kết tội đã đánh cắp các thông số dữ liệu liên quan đến máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải C-17 của công ty Boeing và các hãng thầu khác.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao Bỉ trở thành sào huyệt của quân thánh chiến tại châu Âu ?

Trước ngôi nhà của hai tên khủng bố Abdeslam tại Molenbeek, ngoại ô Bruxelles (AFP PHOTO/EMMANUEL DUNAND)

Phóng viên quốc tế dồn dập đổ về Molenbeek, Vervier, Forest, Schaerbeek khi những địa danh này trên vương quốc Bỉ trở thành địa bàn hoạt động của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại châu Âu. Vì sao nước Bỉ trở thành “mảnh đất mầu mỡ” của quân thánh chiến Hồi Giáo và đâu là nguyên nhân khiến Bruxelles trở thành mục tiêu tấn công ?

Tháng 11/2015, sau loạt khủng bố đẫm máu Paris, công luận Bỉ đã choáng váng khi phát hiện ra rằng vương quốc Bỉ đã trở thành “cứ địa của quân khủng bố trong lòng châu Âu”. Nhật báo Anh The Guardian nêu lên câu hỏi: vì sao quân khủng bố lại chọn Bỉ là địa bàn hoạt động ? Tờ báo nhắc lại rằng, cách nay 20 năm, cuốn cẩm nang “tiến hành thánh chiến tại châu Âu” đầu tiên đã được tìm thấy trên đất Bỉ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cảnh sát Bỉ xác định được nghi phạm khủng bố Bruxelles

Ba nghi phạm được camera an ninh chụp sáng ngày 22/03/2016 tại sân bay quốc tế Zaventem, Bruxelles, Bỉ. AFP PHOTO / BELGIAN FEDERAL POLICE

Báo chí Bỉ ngày 23/03/2016 đưa tin cảnh sát nước này đã xác định được danh tính ba nghi phạm của hai vụ đánh bom tự sát tại sân bay Bruxelles-Zaventem làm hơn ba chục người chết và hàng trăm người bị thương sáng thứ Ba ngày 22/03.
Dẫn nguồn tin của cảnh sát Bỉ, đài phát thanh truyền hình RTBF cho biết hai nghi phạm cho nổ bom tại phi trường Zaventem là hai anh em Khalid và Brahim El Bakraoui, sống tại Bruxelles. Trước đó, cảnh sát Bỉ chỉ nắm được hai đối tượng trên từng tham gia vào các hoạt động băng nhóm tội phạm lớn, không có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khủng bố.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (45)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi”  – Tập II (1950-1975)/ Năm 1960: Du học Hoa Kỳ trở về đơn vị Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (45) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng bành trướng biển Đông “gây rủi ro lớn trên thế giới”

 

Khả năng xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang ở biển Đông vì sự bành trướng của Trung Cộng gây ra một mối đe dọa toàn cầu lớn, theo tổ chức nghiên cứu của Anh có tên viết tắt là EIU (Economist Intelligence Unit).
Bảng nhận định những rủi ro toàn cầu mới nhất của Economist Intelligence Unit (một cơ quan của tờ The Economist) xếp nguy cơ chiến tranh ở biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách mà mối đe dọa hàng đầu hiện nay trên thế giới là “cú hạ cánh cứng” (nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái) của kinh tế Trung Cộng đứng ở vị trí 20. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những nước cờ bành trướng của Trung Cộng sau Gạc Ma 1988

Trung Cộng hút cát để bồi lấp đảo nhân tạo trái phép ở bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS/AMTI)

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài thực hiện tham vọng từ đánh chiếm Hoàng Sa đến đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía Nam.

 

Từ Hoàng Sa tới Gạc Ma cho thấy:

Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình. Từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bốn chữ “lãnh đạo nào của Trung Cộng cũng nói”, hãy nhớ họ làm gì ở Gạc Ma 1988!

Tàu HQ604 của Việt Nam bị tàu Trung Cộng xâm lược bắn chìm tại Gạc Ma ngày 14/3/1988

Để hiểu rõ về chiến lược đối với Biển Đông đã được nuôi dưỡng trong bộ máy lãnh đạo Trung Hoa qua nhiều thời kỳ lịch sử, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả loạt bài phân tích để chứng minh dã tâm “bá quyền” của Bắc Kinh là truyền kiếp không bao giờ từ bỏ tham vọng

Tham vọng từ lịch sử

Các vương triều phong kiến Trung Hoa trước đây luôn ôm ấp giấc mộng thống trị thế giới, nên không ngừng mở rộng bờ cõi ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Trung Cộng định đấu với Mỹ bằng sức mạnh hạt nhân

Chiến hạm USS Curtis Wilbur tuần tra đảo Tri Tôn (Ảnh minh họa)

Căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, khi các tướng lãnh quân đội Mỹ liên tiếp “đe dọa” Bắc Kinh, trong khi báo chí Trung Cộng đe dọa trả đũa bằng “quân bài cuối cùng”.
Tờ Washington Post tại Washington DC tiết lộ, Tòa Bạch Ốc đã xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho trường hợp xung đột với Trung Cộng xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ liên kết cùng Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu để tạo thành tiếng nói đủ trọng lượng nhằm vào thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm xăm chiếm biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Manila: Thỏa thuận mới với Washington giúp Philippines giữ biển

Ảnh vệ tinh ngày 12/03/2016 cho thấy tàu Trung Cộng hoạt động tấp nập tại bãi cạn Scarborough. (Ảnh: REUTERS/Planet Labs)

Hai ngày sau khi đạt thỏa thuận song phương cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ hải-lục-không quân để luân chuyển quân, chính phủ Philippines hôm nay 20/03/2016 tuyên bố hài lòng. Sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ giúp cho Philippines cải tiến khả năng phòng thủ và bảo vệ biển đảo bị Trung Cộng xâm lấn.
Trong ngày Chủ nhật 20/03/2016, từ Bộ Quốc phòng cho đến Bộ Ngoại giao Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ-Phi vừa đạt được hôm 18/03, trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược thường niên. Theo hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp máy bay, tàu chiến và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông, nơi Trung Cộng tranh chấp bằng sức mạnh.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phỏng vấn ​5 vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội…

Xin giới thiệu đây là ghi âm cuộc phỏng vấn ​5  vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội về việc thành hình Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tư lệnh Hải quân CS Việt Nam hội đàm với Đô đốc Hạm hội Hoa Kỳ

Đô đốc Scott H. Swift

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott H. Swift và Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở hái Bình Dương, Trung tướng John A. Toolan ngày 18/3 đã có cuộc gặp với Chuẩn Đô đốc CSVN Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tư lệnh Scott H. Swift và tướng Toolan tới Việt Nam trong chuyến thăm 3 ngày từ 17/3 đến 19/3 và có các cuộc họp với quan chức cấp cao ở Hà Nội và Hải Phòng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt