Tình Hình Biển Đông

Phát hiện thêm một bia Hàng Không Mẫu Hạm trong sa mạc của Trung Cộng để tập bắn…

Hình vệ tinh cho thấy cấu trúc giống một HKMH của Mỹ làm mục tiêu để tập bắn Hỏa Tiễn

Vào ngày 9/11, Theo USNI News – United States Naval Institute.  Tức Viện Nghiên Cứu Hải Quân Hoa Kỳ, có trụ sở ở Annapolis tiểu bang Maryland. Bằng vệ tinh,  USNI chụp được hình và phân tích thì cho biết biết Trung Cộng dựng một trường bắn thứ hai trong sa mạc ở Tây Bắc nước Tàu có mục tiêu là một chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Trường bắn thứ hai này cách trường bắn thứ thứ nhất chừng 300 miles và cũng ở trong vùng Tân Cương. 

Hồi cuối tuần qua, Maxar Technologies công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy những cấu trúc trông giống một hàng không mẫu hạm hoàn chỉnh và ít nhất hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke tại một khu bị nghi là trường bắn ở sa mạc Taklamakan thuộc vùng Tân Cương.

USNI News cho rằng trường bắn mới phát hiện có những đặc tính tương tự trường bắn thứ nhất nhưng hàng không mẫu hạm chỉ bằng phân nửa một hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thực sự của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đài Loan cảnh báo: Bắc Kinh có thể “phong tỏa các cảng biển và sân bay chính”

Hình minh họa

Trung Cộng có thể phong tỏa các cảng biển và sân bay chính của Đài Loan nhằm cắt đứt các mối liên hệ chính của hòn đảo với thế giới bên ngoài. Đó là cảnh báo của bộ Quốc Phòng Đài Loan trong bản báo cáo quốc phòng, ra hai năm một lần, được công bố hôm nay, 09/11/2021. 

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại nhận định của báo cáo quốc phòng Đài Loan, lên án việc Bắc Kinh “tăng cường khả năng tấn công bằng đường không, đường biển và trên bộ nhắm vào hòn đảo”. Bản báo cáo cho biết rõ việc “phong tỏa các cảng biển, sân bay, và các chuyến bay xuất phát từ Đài Loan, cũng như cắt đứt các tuyến thông tin liên lạc trên không và trên biển” là một phần của chiến lược tăng cường khả năng tấn công nói trên.

Báo cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng nhấn mạnh đến việc Trung Cộng có khả năng tấn công hòn đảo với các hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình, và cho biết Bắc Kinh đang tăng cường lực lượng để có thể tiến hành tấn công đổ bộ.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Bắc Kinh bí mật tập trận đổ bộ Đài Loan năm 2020

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Cộng đang có “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan là tâm điểm. Nhưng một quan điểm suy nghĩ đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Hoa Kỳ cho rằng mặc dù Trung Cộng là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và kỹ thuật công nghệ đối với Hoa Kỳ, Trung Cộng không gây ra mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một suy nghĩ và sự giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là Mỹ thất bại. Để tránh thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhanh chóng nhận ra rằng Trung Cộng là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng có đánh Đài Loan không?

Không quân Trung Cộng xâm phạm vùng ADIZ của Đài Loan

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Suy cho cùng, gần 150 chiến đấu cơ đủ loại của không quân Trung Cộng, trong đó có cả phi cơ mang bom nguyên tử xâm nhập Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan, cách bờ biển Đài Loan không xa. Nếu một phi công nào đó sơ ý thì phi cơ sẽ bay trên bầu trời Đài Loan.

Một năm Trung Cộng có hơn 500 lần xâm nhập vùng ADIZ của Đài Loan chứ không phải một vài lần như trong tháng 10/2021 vừa qua.

Những giả thuyết có thể Trung Cộng tấn công Đài Loan:

Giả thuyết 1: Trung Cộng đã có 150 máy bay vào vùng ADIZ của Đài Loan thì họ sẵn sàng tấn công Đài Loan bất cứ lúc nào. Vào lúc đó, Mỹ, Nhật và các cường quốc tây phương không kịp trở tay vì chưa có quân đội và vũ khí bố trí tại chiến trường Đài Loan để đáp ứng với tình trạng bất ngờ xẩy ra. Muốn giúp thì cũng đã trễ! Phản ứng đầu tiên của Washington, Tokyo, Canbera, Paris, Berlin, London, và nhiều nước nữa trên thế giới đều lên tiếng kết án và đòi Trung Cộng ngưng ngay cuộc tấn công. Vâng, Trung Cộng ngưng ném bom rồi ngồi vào đàm phán. Tại bàn đàm phán, Tập Cận Bình lại dùng chiến binh sói lang cho rằng: “Đài Loan là một phần lãnh thổ của China, nay muốn ly khai, nên chúng tôi có nhiệm vụ dạy cho Đài Loan một bài học, xin các nước khác đừng xía vào nội bộ của China”. Tuy Bắc Kinh dùng lời sói lang, nhưng có cơ sở, vì năm 1979 khi Mỹ ủng hộ chiếc ghế Liên Hiệp Quốc của Trung Cộng để thay thế Đài Loan thì chính sách “One China” bắt đầu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

3 cách diễn giải trong tuyên bố của ông Joe Biden về bảo vệ Đài Loan

TT Joe Biden tại Toà Bạch Ốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm thứ Năm (21/10) rằng Mỹ có cam kết bảo vệ Đài Loan, nhưng sau đó hôm thứ Sáu (22/10) phát ngôn viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Mỹ đều cho biết rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.

Đây là lần thứ hai ông Biden công khai phát biểu như vậy. Hồi tháng 8 trong một cuộc phỏng vấn với tryền hình ABC News, ông Biden nói rằng so sánh Đài Loan với các đồng minh NATO cùng Nhật Bản và Hàn Quốc thì Mỹ “có cam kết (bảo vệ) thiêng liêng” đối với họ.

Nhưng sau hai tuyên bố công khai của ông, cả Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao đều nhanh chóng rút lại và tuyên bố rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.

Có 3 cách giải thích về tuyên bố vào thứ Năm nhấn mạnh bảo vệ Đài Loan của ông Biden: lỡ lời, thay đổi lập trường, hay chiến thuật mới? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Bắc Kinh

Từ trái sang Phải:  Các TNS trong Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ: Ben Cardin (Dân Chủ), Bob Menendez (Cộng Hòa)) và Jim Risch (Cộng Hòa), 

Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật trừng phạt các hành động “đe dọa hòa bình” của Trung Cộng ở Biển Đông. Hai thượng nghị sĩ đồng chủ tịch dự luật kêu gọi Thượng Viện Mỹ nhanh chóng thông qua, để khẳng định mạnh mẽ cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chủ quyền của các nước đồng minh, và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.  

Trên Twitter, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, ông Bob Menendez, thông báo trong cuộc họp hôm 19/10/2021, Ủy ban đã thông qua dự luật South China Sea and East China Sea Sanctions Act / Đạo luật trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657). Hai thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa) và Ben Cardin (Dân Chủ) – đồng đứng đầu dự luật của lưỡng đảng – ra thông cáo báo chí “hoan nghênh Ủy ban thông qua luật nhắm vào các hành động gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu PTT Mike Pence kêu gọi Tổng thống Biden thể hiện ‘sức mạnh’ đối với Bắc Hàn và Trung Cộng

Cựu Phó Tổng Thống Mike Pence

Cựu Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence trong bài phát biểu hôm 16/10, ông kêu gọi Tổng thống Biden thể hiện “sức mạnh” đối với Bắc Hàn và Trung Cộng.

Theo tờ Washington Times, trong một sự kiện trực tuyến có sự tham gia của các giới chức Nam Hàn và Nhật Bản hôm 16/10, ông Pence nói: “Sự thật là sự yếu đuối khơi dậy cái ác”. Ông cũng nhấn mạnh rằng Mỹ phải kiên quyết đứng lên ủng hộ các đồng minh trên toàn châu Á trước sự tấn công ngày càng gia tăng của Trung Cộng đối với tự do, dân chủ và nhân quyền.

Cựu Phó Tổng Thống tập trung vào Bắc Hàn trong bài phát biểu của mình. Ông Pence kêu gọi Tổng thống Biden thể hiện “sức mạnh” đối với Bắc Hàn và Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga-Trung tập trận chung: Nhật thay đổi hiến pháp phòng thủ sớm

Cuộc tập trận Nga-Trung tại Biển Nhật Bản từ ngày 14-17/10/2021

Điện Kremlin của Nga thông báo từ ngày 14-17/10/2021 Nga và Trung Cộng sẽ tập trận chung The Joint Sea 2021. Cuộc tập trận bắn đạn thật vào các mục tiêu giả định và tập dượt cách phối hợp tác chiến để phá hủy thủy lôi nổi của đối phương bằng hỏa lực pháo binh. Lực lượng tham gia gồm các tàu chiến, tàu hỗ trợ từ Hạm Đội Thái Bình Dương của Nga phối hợp với  hải quân Trung Cộng có 2 tàu khu trục, 1 tàu ngầm và 2 tàu hộ tống. Trong tập trận có phối hợp với các hoạt động trên không của của phi cơ chiến đấu SU-300SM và trực thăng của Nga.

Tin tức trên báo chí cho biết như vậy, nhưng trong cuộc tập trận này Nga-Trung đã tung sức mạnh quân sự khiến người dân Nhật hốt hoảng viết lên Yahoo News Japan rằng: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hải Quân Mỹ ra chiến lược ngăn chặn Trung Cộng chiếm Đài Loan

Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro

Tạp chí Quốc Phòng DefenseNews.com phát hành online ngày 5 tháng 10 có bài viết: “Navy secretary’s new strategic guidance focuses on deterring China from invading Taiwan – Hướng dẫn chiến lược mới của Bộ Trưởng Hải Quân tập trung vào việc ngăn chặn China xâm lược Đài Loan” 

Trong bài báo tiết lộ rằng: Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro sẽ ra một chiến lược mới nhằm ngăn chặn Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan, đồng thời vô hiệu hóa sự bành trướng quân sự của Trung Cộng trên biển. Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra chiến lược mới trong tình hình Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã và đang mở rộng sức mạnh quân sự và các căn cứ tại Biển Đông và đe dọa sẽ tấn công Đài Loan.

Theo một bản hướng dẫn tóm tắt trên tờ DefenseNews hôm 5/10 thì Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ cho biết, chiến lược mới của Hoa Kỳ bao gồm việc duy trì ưu thế của Hải Quân Mỹ cũng như tạo thêm nhiều nước hợp tác với Mỹ một cách mạnh mẽ khắp toàn cầu, đặc biệt là các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bản hướng dẫn thi hành chiến lược mới sẽ được phát hành trong tuần từ ngày 5 đến 8/10/2021. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

CIA thành lập một đơn vị phụ trách về Trung Cộng

Trung Cộng giờ là đối thủ chính dài hạn, đe dọa vị trí số một thế giới của Hoa Kỳ. Do vậy, cơ quan tình báo Mỹ CIA ngày 07/10/2021, thông báo thành lập một đơn vị phụ trách các vấn đề về Trung Cộng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo cơ quan tình báo CIA, William Burns, China Mission Center (CMC) – tên gọi của đơn vị đặc biệt mới – không nhằm chống lại người dân Trung Hoa, mà là chống chế độ Cộng Sản Bắc Kinh.

Nhiệm vụ của CMC là “tăng cường công tác thu thập tin tức về mối họa địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối diện trong thế kỷ 21: đó chính là một chính phủ Trung Cộng mỗi lúc một thù nghịch”,  theo như tuyên bố của ông W. Burns. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình “đả hổ” mẹ lại có nhiều hổ con chui vào chuồng!

Tôn Lập Quân (Phó Giám Đốc Công An Trung Cộng)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Lễ Quốc Khánh của Trung Cộng ngày 1 tháng 10 năm nay, Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã khai trừ Thứ Trưởng Công An Tôn Lập Quân (Sun Lijun) 52 tuổi – không phải vì tội tham nhũng mà là tội chính trị, lời buộc tội xem như Tôn Lập Quân muốn lật đổ Tập Cận Bình.

Theo tài liệu của Ủy Ban Điều Tra Kỷ Luật Trung Ương ĐCST- Central Commission for Discipline Inspection (CCDI ) đăng trên trang website chính thức, thì CCDI buộc tội của Tôn Lập Quân là “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”“tạo dựng bè phái và tài phiệt để chiếm đoạt một bộ quan trọng của chính phủ Trung Cộng”. Tôn Lập Quân, bị bắt chừng một năm trước vì tội “tham vọng chính trị”“không đồng ý với các chủ trương chính sách của Trung Ương đề ra”. Trang website trên nói thêm, Tôn Lập Quân đã “tạo ra và lan truyền các tin đồn chính trị, có hành động chống lại người khác, vạch ra một mạng lưới lừa dối để có được vốn chính trị và sử dụng các phương tiện vô đạo đức để thành lập các nhóm lợi ích trong đảng, xây dựng quyền lực cá nhân của mình”. Như vậy là CCDI ngụ ý cho Tôn đã vi phạm tội tày trời về nguyên tắc trung thành đối với Đảng và với lãnh tụ tối cao Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu tư lệnh Hải Quân Nhật Yoji Koda: Nhật nên chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan

Chiến đấu cơ của Trung Cộng trên vùng ADIZ của Đài Loan

Ông Yoji Koda, cựu tư lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản nói trên truyền thông Nhật rằng: Nhật sẽ hứng chịu hậu quả tàn khốc nếu không chuẩn bị cho tình huống sa vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan giữa Trung Cộng và Đài Loan.

Ông Koda tuyên bố thêm: “Không rõ Trung Cộng có theo đuổi con đường thống nhất (Đài Loan) bằng vũ lực hay không. Tuy nhiên, không có lý do nào để (Nhật Bản) nhắm mắt làm ngơ trước những việc có thể xảy ra”.

Ông Koda cho rằng, trong khi không ai muốn dùng quân sự, Trung Cộng chọn cách thống nhất đất nước bằng quân sự. Theo ông, Nhật Bản nên nghiêm chỉnh chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra ở eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ có đủ sức kiềm chế Trung Cộng?

Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp trực tiếp ở Washington với Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Ấn Độ và Thủ tướng Úc hôm 24/9 để thảo luận “thúc đẩy sự tự do và mở cửa ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Cuộc họp mặt trực tiếp lần đầu tiên của 4 lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) ở Washington vào ngày 24/9 được xem có ý nghĩa quan trọng đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á trong tương lai.

Cuộc họp của Bộ Tứ Kim Cương diễn ra vào thời điểm Mỹ đang có những thay đổi lớn trong chính sách tại châu Á. Như chính quyền của Tổng thống Biden đẩy mạnh ngoại giao với các đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Nhật Bản thể hiện rõ sự lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Cộng. Vào tuần trước, Úc đã gia nhập liên minh quân sự “lịch sử” mang tên AUKUS với Mỹ và Anh.

Theo sáng kiến AUKUS, các giới chức hải quân và chuyên gia kỹ thuật của Mỹ, Anh và Úc sẽ làm việc cùng nhau trong vòng 18 tháng để chuyển giao kỹ thuật công nghệ đóng tàu ngầm nguyên tử cho Úc “nhằm tăng cường năng lực răn đe đối với Trung Cộng ở dọc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Cho tới nay chỉ có 6 nước sử dụng tàu ngầm nguyên tử trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh. Nếu như dự án AUKUS thành công, Úc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu ngầm nguyên tử, nhưng không trang bị vũ khí nguyên tử.

Nhà phân tích Malcolm Davis tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc nhận định, so với mục tiêu ban đầu đặt ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bộ Tứ Kim Cương chuyển từ “đối thoại kinh tế và chính trị mức độ thấp” sang đóng vai trò quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

QUAD họp tại Tòa Bạch Ốc….

QUAD meeting tại Tòa Bạch Ốc Washington DC ngày 14/09

Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Washington, trong tình hình các quốc gia này đều quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hãng tin Reuters cho hay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liên Âu (EU) đã đưa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Còn Mỹ sắp đưa ra nay mai

Bộ Trưởng Ngoại Giao EU Josep Borrell

Liên Âu (EU) hôm thứ Năm 16/9 đưa ra một chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương và đối phó với Trung Cộng đang ngày càng mạnh lên.

Trong chiến lược này, EU cam kết tiến tới đạt được một thỏa thuận thương mại với Đài Loan và điều thêm tàu Hải Quân để giữ cho các tuyến đường biển luôn tự do và rộng mở.

Bộ trưởng ngoại giao Liên Âu Josep Borrell khẳng định chiến lược này cũng rộng mở đối với Trung Cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, nhưng các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng việc xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Đài Loan là nhằm hạn chế sức mạnh của Bắc Kinh.

Ông Borrell cũng nói rằng việc Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận hôm thứ Tư 15/9 về chương trình đối tác an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, trong khi EU không được tham vấn, cho thấy EU cần phải có chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.

Ông cho biết EU rất mong muốn làm việc với Anh về vấn đề an ninh nhưng Luân Đôn đã tỏ ra không mặn mà kể từ khi nước này rời khỏi khối EU, ông cũng bày tỏ lấy làm tiếc khi Australia hủy bỏ thỏa thuận về tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la với Pháp.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt