Yên Bái Đoá Hoa Sen Đầu Thế Kỷ 20

Kỷ niệm ngày tang Yên Bái thứ 85, chúng tôi cho đăng bài viết này của cố Bí Thư Đảng Bộ Châu Âu, Đỗ Trung Kiên, một cán bộ xuất sắc đã gắn liền với việc xây dựng hệ thống Đảng tại Châu Âu vào thập niên 80, những ước vọng chưa thành, Anh đã sớm ra đi để lại niềm tiếc thương của các anh em còn ở lại, nửa đường gẫy gánh cũng như người đã nằm xuống…với những tức tưởi không nguôi!

Yên Báy, đóa sen đầu thế kỷ 20

ĐỖ TRUNG KIÊN

Ngày 17.6.1930 Yên Bái là hành trang của tương lai, cho dù Yên Bái là quá khứ. Yên Bái đã thất bại nhưng Yên Bái là hùng khí dân tộc. Yên Bái là tinh hoa đất nước, là đóa sen thơm ngát hương quê của Việt tộc đầu thế kỷ 20, địa danh Yên Bái đã đi vào lịch sử đãu tranh hào hùng của dân tộc.

– Nhắc tới Yên Bái, người ta nghĩ ngay đến Nguyễn Thái Học và 12 Liệt Sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
– Nhắc tới Yên Bái, không chỉ gợi nhớ hành động dũng hoạt, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chống lại bọn thực dân đô hộ, yêu độc lập tự do, mà nhắc tới Yên Bái còn là để ghi ơn tiền nhân, để cùng ôn lại một bài học lịch sử dân tộc. Nhắc tới Yên Bái hôm nay để chúng ta có dịp cùng nhau sống lại với mệnh nước nổi trôi, để suy tư với một Đảng Cách Mạng: Lãy tình đồng chí làm gốc, lấy nghĩa anh em làm nền, lấy tình đồng bào ruột thịt làm căn cơ. Việt Nam Quốc Dân Đảng xây dựng từ Nam Đồng Thư Xã, lấy văn hóa và truyền thống dân tộc làm cái bọc như bọc trăm trứng rồng tiên để thai nghén và hình thành nền Đảng và là Đảng của Quốc Dân.


– Nhắc tới Yên Bái hôm nay để chúng ta, những người quốc gia có dịp rút tỉa kinh nghiệm về sự thất bại của tiền nhân 70 năm trước!

Chúng ta chỉ có thể biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái, một thất bại ở quá khứ cho một thành công miên viễn ở tương lai, khi chúng ta thật sự ôn cố tri tân, nhuần nhuyễn áp dụng và sáng tạo vào thực tại.


Sáng tạo là gì, nếu không phải là những ưu tư được rút tỉa từ những cái bình thường của thực tế một cách xuất sắc, trọn vẹn và bất ngờ nhất!


Rõ ràng nhất, qua việc ở vài nơi Nghĩa quân chiếm được ưu thế quân sự, nhưng thiếu người điều khiển, thiếu kế hoạch, thiếu liên lạc nên bị giặc Pháp dồn vào thế bị động. Đó là bài học về tổ chức cơ sở, về chuẩn bị kế hoạch, phân công liên lạc.

Bài học thứ hai là bài học Bí mật, bài học về an ninh tình báo! Nếu chúng ta có trở lại hoàn cảnh xã hội Việt nam thời 1930, ta mới thấy rõ vấn đề. Không phải Nguyễn Thái Học và đồng chí của ông không ý thấy được sự quan trọng của bí mật, nhưng có lẽ vì là công dân một nước nhược tiểu, nên họ không đánh giá được sự nhạy bén, tinh xảo của mật thám Tây lúc bấy giờ!

Trong những giờ phút nghiêm trọng trước cuộc khởi nghĩa, cán bộ Đông Dương Cộng sản đoàn rải truyền đơn khắp nơi tố cáo VNQDĐ sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to:

Tôi không tin! Vì có thể nào anh em Cộng sản lại có thể hành động như thế được.


Đây là bài học thứ ba, bài học về tình cảm. Người quốc gia chúng ta hầu như đều tới với cách mạng bằng tình cảm, và có cái sai lầm là vẫn sử dụng cái tình cảm ấy để xét mọi vấn đề. Vì thế nên Nguyễn Thái Học, người thanh niên 26 tuổi không thể nào tin, người anh em Cộng sản lại có thể hành động phản bội được.


Ngay ở phần này chúng ta thực sự nghĩ tới tình trạng hiện tại chúng ta đang tiến hành công cuộc giải trừ chế độ độc tài, độc đảng, xây dựng một thể chế dân chủ ở Việt nam.

Sự thiếu tổ chức, kế hoạch của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cho chúng ta bài học về sự thiếu chuẩn bị và hấp tấp. Ai trong chúng ta cũng công nhận cái thế quốc tế hôm nay, với các vùng ảnh hưởng.


Chúng ta cũng đồng ý khi thời cơ tới là phải chụp lấy, nhưng nó không là lý do thật sự để chúng ta đốt giai đoạn chỉ vì cơ mưu bị lộ! Con người cương nghị và qủa quyết Nguyễn Thái Học đã quyết định dứt khoát không thành công thì thành nhân.

Tụ điểm ở phần này, đâu là con người chính trị của Nguyễn Thái Học? Tại sao? Ông và các đồng chí không chọn giải pháp bôn đào, khi hay tin cơ mưu bị lộ? Tại sao? Ông và các đồng chí không quyết định chọn lựa giải pháp bảo tồn lực lượng!


Vâng, Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái đã thành nhân. Ông và các đồng chí Việt Quốc đã dùng cái chết để cho giặc thù biết là dân tộc này khôngt bao giờ bạc nhược. Vinh danh nào hơn Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ, trên đoạn đầu đài đã dõng dạc hô to Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!


Ai cũng biết cứu nước như cứu hoả, nhưng đó không phải là lý do để ta vội vã, đó cũng là nguyên nhân nóng ruột. Nóng ruột để giải phóng đồng bào, ai mà không nóng ruột, nhưng vì vận mệnh tổ chức, vận mệnh dân tộc, ta có biến sự đau lòng này thành ý chí sắt đá, chấp nhận chiến đãu trường kỳ thì mới mong chiếm lại cơ đồ đã mất!

Nói tới VNQDĐ mà không nhắc tới con người đầy hùng khí Nguyễn Khắc Nhu là một điều thiếu sót. Để tránh rơi vào tay giặc Pháp, ông đã dùng lựu đạn tự sát, ruột gan lòi cả ra ngoài mà không chết được. Địch quân trói ông để lên trên một cái võng, phái lính giải về đồn Hưng Hoá. Thừa khi đến gần bờ sông, ông đã nhảy xuống sông tự trầm, nhưng vẫn không thoát. Chauvet, Phó Công Sứ tỉnh Phú Thọ ra lệnh tạm giam ông vào lô cốt đồn binh Hưng Hoá rồi hỏi:

-Tại sao ông lại làm loạn?

-Tôi là người dân Việt Nam, có bổn phận phải bảo vệ đất nước Việt Nam. Đó là việc hợp với lẽ phải và nhân đạo, sao lại bảo là làm loạn!

Chờ cho Chauvet ra khỏi lô cốt, ông liền đập đầu vào tường tới ba lần mới chết được.

VNQDĐ quan niệm nam nữ bình quyền. Phụ nữ là nửa phần sinh mệnh của Đảng!

Điển hình qua Cô Giang, Cô Bắc, họ là những Đảng viên hăng say, có nghị lực đáng sợ, làm việc không biết mệt. Trong những ngày Nguyễn Thái Học bị bắt, cô đã là sợi dây liên lạc giữa ông và cấp lãnh đạo mới. Chính cô Giang đã đọc bản án tử hình giành cho Toàn quyền Pasquier và Vi Văn Định (tên Việt gian hung hiểm Tổng Đốc tỉnh Thái Bình). Cô đã tuẫn tiết một ngày sau khi Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài.

VNQDĐ nổi tiếng trong lúc đương thời với toán ám sát do Ký Con tức Đoàn Trần Nghiệp chịu trách nhiệm. Ông đã thi hành nhiều bản án tử hình làm khiếp vía quân xâm lược và quân bán nước.


Một điểm đáng cho ta chú ý là Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái đã là những người mơ làm chuyện lớn, nên đã biết gác lại những thèm muốn, ước ao ở lúc cô đơn, về một bếp lửa gia đình.


Vận mệnh nước Việt Nam phải do người Việt Nam quyết định. Một thể chế chính trị cho một nước Việt Nam tương lai sẽ do toàn dân quyết định. Mọi sự áp đặt, tự chọn lựa của một phe nhóm là không tưởng. Nước Việt tương lai là nước Việt của thần trí Việt tộc độc đáo, của trí tuệ đông phương tuyệt vời! Nước Việt tương lai phải có đầy đủ những Dân Văn bản vị, Dân tộc đại kết, Dân chủ Tự do, Dân sinh phúc lợi và Dân Lực phú cường.

Yên Bái phải là hành trang của tương lai, cho dù Yên Bái là quá khứ. Yên Bái đã thất bại nhưng Yên Bái là hùng khí dân tộc. Yên Bái là tinh hoa đất nước, là đoá sen thơm ngát hương quê của Việt tộc đầu thế kỷ 20.


17.6.1930 – 17.6.2014, 84 năm vật đổi sao dời, nhưng Việt Quốc và dân tộc vẫn như hình với bóng!

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt