Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Hằng năm vào ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan, năm nay ngày lễ Vu Lan đúng vào ngày 10 tháng 8. Chỉ còn hai ngày nữa là lễ Vu Lan. Trong phong tục Việt Nam đó là ngày trọng đại không thể thiếu. Trong Phật Giáo, ngày Vu Lan trở thành triết lý trả hiếu của con đối với mẹ. Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc của lễ Vu Lan:

Nguồn gốc lễ Vu Lan trong triết lý đạo Phật:

Vu Lan hay Vu Lan Bồn phát xuất từ chữ phạn Ullambana, dịch sang nghĩa tiếng Việt là gỡ khỏi nạn treo ngược. Được diễn giải rộng ra về triết lý đạo Phật là nhờ sự thành tâm cầu nguyện của thân tâm và Chư Tăng Thập Phương mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh đày đọa nơi địa ngục và chúng sanh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật Thích Ca. Theo các ghi chép Phật giáo thì Mục Kiền Liên chào đời tại một ngôi làng nhỏ gần kinh đô Patna của vương quốc Magadha, nay thuộc tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Ông được cho là thuộc giòng dõi Mudgala (Thiên văn gia). Tầng lớp Mudgala thuộc một giai cấp quý tộc, được tôn kính và giàu có, vì vậy Mục Kiền Liên từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, không thiếu thốn bất cứ món gì và được hưởng một nền giáo dục hoàn chỉnh theo truyền thống đạo Bà La Môn.

Tuy nhiên, trong một lần cùng người bạn Upatissa đi dự hội “Hội Sơn Thần” (trước tế lễ thần núi, sau để dân chúng có một dịp liên hoan vui thú), ông chợt ngộ ra và tâm tưởng về Tử Biệt Sinh Ly giữa cuộc đời và cứu rỗi. Từ đó, hai người quyết định tìm đường Giải thoát, sống một cuộc sống đời làm Đạo sĩ, thoát ly gia đình, thoát bỏ sợi dây giai cấp của Bà La Môn.

Tôn giả Mục Kiền Liên có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng”, Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình là bà Thanh Ðề, đang nằm trong địa ngục A Tỳ, thân thể gầy ốm, xanh xao, da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết mẹ mình có bị đọa đày trong ngục A Tỳ như vậy là hậu quả của thói tham lam, độc ác, dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây ra, nhưng phận làm con Tôn giả Mục Kiền Liên vẫn đau xót trong lòng. Dùng pháp thuật của mình, Ngài mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp báo quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Trước cản tượng quá đau lòng ấy, Mục Kiền Liên đến bạch với  Phật Thích Ca, mong Đức Phật cứu vớt linh hồn của mẹ ra khỏi địa ngục khổ ải ấy.  Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ngươi tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng hiếu thảo của Ngươi làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ Ngươi ông quá nặng, một mình ngươi không thể cứu được mẹ. Ðến ngày Rằm tháng Bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dường, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ Ngươi mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dường), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Linh Nga sưu tầm

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt