Ý đồ chuyến thăm Tập Cận Bình đến Moscow!

Putin mừng rỡ bắt tay Tập Cận Bình tại Điện Kremlin, Nga

Lê Thành Nhân

Tập Cận Bình đến thăm Nga, Putin đang như người chết đuối vớ được phao. Putin đang bị thế giới cô lập, bị Tòa Hình Sự Quốc tế La Hay ICC giáng cho một đòn “tội phạm hình sự quốc tế”, đang bị 123 nước trên thế giới truy nã. Trên thực tế khó bắt Putin vào tù, nhưng danh dự Putin đang bị xuống vực thẳm! Nhân danh lãnh đạo một cường quốc và cũng là thành viên 5 nước thường trực của Liên Hiệp Quốc mà bị ICC kết án “tội phạm chiến tranh” thì còn mặt mũi đâu mà ăn nói với thế giới! Làm cho ông già Biden ở tận Washington tuyên bố lửng lờ nham hiểm “chà, mạnh thật”.

Theo tờ Jerusalem Post cho biết cựu Tổng Thống Nga Medvedev hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Liên Bang Nga tuyên bố: “Họ [ICC] ra quyết định xét xử tổng thống của một cường quốc nguyên tử. Hậu quả đối với luật pháp quốc tế sẽ rất khủng khiếp”.

Ba ngày Tập Cận Bình thăm Nga

Ngày 20/03/2023 Tập cận Bình đến điện Kremlin được đón chào như thượng khách, Putin bước ra trước ống kính quay phim thế giới với cái bắt tay thân mật nhất thế kỷ. Sau những lời bốc thơm của Putin về sự tiến bộ mọi mặt của Trung Cộng làm cho Nga phải ghen, nói kiểu nói bạn giỏi quá tôi phát ghen”. 

Buổi tối, theo Reuters cho biết: Vladimir Putin đã thết đãi “người bạn thân thiết (dear friend)” Tập Cận Bình một bữa ăn thịnh soạn tại Điện Kremlin. Thể hiện hỗ trợ “không giới hạn” giữa hai nước. Lúc này Putin vênh mặt thách thức Tòa Hình Sự Quốc Tế ICC: “ta đang ngồi ăn với Tập Cận Bình, một người đàn ông quyền lực nhất thế giới đây này – lệnh của ICC cách đây vài ngày chẳng là cái quái gì”.

Ngày 21/03/2023 trong tiết trời trong lành của Moscow, Tập Cận Bình từ nhà nghĩ đến Điện Kremlin với một đoàn xe hộ tống rầm rộ theo sau. Tập được chào đón kính trọng bởi những người lính Nga trên lưng ngựa bảo vệ Điện Kremlin và tiếp mời trịnh trọng bởi Chỉ Huy Điện Kremlin tại điểm xuống xe. Sau đó, Tập đã hội đàm với Putin. Theo báo chí Nga và Trung Cộng cho biết thì Tập-Putin có cuộc nói chuyện chân thành, hữu nghị và hiệu quả về quan hệ song phương, các vấn đề lớn của khu vực và quốc tế đều được quan tâm và thảo luận, đạt được những nhận thức chung mới và quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Hai bên tuân thủ các nguyên tắc láng giềng hữu nghị tốt đẹp, và hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy giao lưu và hợp tác trên mọi lĩnh vực, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện trong thời kỳ mới. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra thông cáo chung về quan hệ đối tác chiến lược”. Với nội dung mang nặng mùi Chiến Tranh Lạnh (Cold War), Tập cùng Putin chỉ trích gay gắt phương Tây, lên án Hoa Kỳ “phá hoại” an ninh quốc tế nhằm mục đích duy trì “ưu thế quân sự”, áp đặt trật tự thế giới theo cách riêng của Mỹ. Điều này phù hợp với luận điệu sói lang của Bắc Kinh thường đưa ra đối với Hoa Kỳ trước đây.

Ngày 22/02/2022, lúc Tập từ biệt Moscow, báo chí thế giới đồng loạt đăng tin: “Tập Cận Bình khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Trung-Nga, bước vào “kỷ nguyên mới” đối diện với phương Tây do Mỹ cầm đầu”.

Nhìn chung qua ba ngày có 5 lĩnh vực rõ ràng Trung-Nga cùng nhau đoàn kết đứng lên chống Mỹ và đồng minh NATO – Điều này đúng như nhận định của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã có từ lâu rằng: “Mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn ưu thế về kinh tế và quân sự, nhưng họ không còn độc quyền lãnh đạo thế giới như trước đây. Mỹ bị Trung Cộng, Nga và các nước độc tài trên thế giới hợp thành một khối đối đầu với Mỹ. Một bên Hoa Kỳ và các nước dân chủ truyền thống Tây Phương và một số đồng minh châu Á (Nam Hàn, Nhật Bản). Bên kia Trung Cộng dẫn đầu khối độc tài. Thế giới đang chia thành hai khối đối đầu trong những ngày tháng tới”.

Chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Nga đã rõ ràng chia hai thế giới: “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Trong ba ngày thăm viếng, có 5 điểm chính thế giới cần quan tâm:

Không mang một ý nghĩa nào cho chiến tranh Ukraine

Cả Tập và Putin đều kêu gọi chấm dứt các hành động “làm gia tăng căng thẳng” và “kéo dài” cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố rằng: “không thừa nhận cuộc tấn công quân sự của Nga là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine”. Trái lại họ đều lên tiếng kêu gọi NATO “tôn trọng chủ quyền, an ninh, lợi ích” của các quốc gia khác. Đây chỉ là luận điệu được lập lại từ trước đến nay là chiến tranh Ukraine đổ lỗi sai lầm cho phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã kích động Nga đánh vào Ukraine bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Trước khi đi, Trung Cộng khua chiêng đánh trống cho một giải pháp chính trị hòa bình “12 điểm ở Ukraine”. Xét ra 12 điểm rất mơ hồ và hoàn toàn có lợi cho Nga nên Ukraine và NATO không thể chấp nhận. Vì không có điều nào đề cập đến Nga phải rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine!

Tạo trật tự thế giới mới và liên kết chống Mỹ

Sau tiệc bữa tối vào tối thứ Ba,  Tập ra thông điệp “Cùng nhau [Nga với Trung Cộng] chúng ta nên thúc đẩy những thay đổi chưa từng xảy ra trong 100 năm qua” điều này khẳng định một lần nữa quyền lực toàn cầu đang thay đổi. Ám chỉ Tập-Putin coi là một kỷ nguyên cường thịnh của phương Tây đang lụi tàn và Trung Cộng đang trỗi dậy.

Trong tuyên bố chung, Nga-Trung kêu gọi siết chặt tay nhau thúc đẩy một “thế giới đa cực”, đây là lối nói thường dùng để chống lại một hệ thống quốc tế mà Trung Cộng gọi là các giá trị và nguyên tắc phương Tây. Cả Bắc Kinh và Moscow công kích Washington nhiều điểm, quan trọng nhất là  tuyên cáo: “kêu gọi Hoa Kỳ ngừng phá hoại an ninh khu vực và quốc tế cũng như sự ổn định chiến lược toàn cầu nhằm duy trì ưu thế quân sự cho riêng mình”.

“Nga-Trung tin tưởng lẫn nhau về quân sự” và quốc phòng

Trung-Nga nhận thức được các mối đe dọa từ các tổ chức quân sự như AUKUS và NATO:

Với khối AUKUS gồm Úc, Anh, Hoa Kỳ, như một khối quân sự mạnh làm vật cản, tác động mạnh đối với ý đồ của Bắc Kinh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Tập-Putin cũng lo sợ sâu sắc tuyên bố chung của NATO “liên tục tăng cường quan hệ an ninh-quân sự với các nước châu Á-Thái Bình Dương”. Nga-Trung lên án “phản đối các lực lượng quân sự bên ngoài châu Á phá hoại hòa bình và ổn định khu vực”.
Nga-Trung cam kết “tăng cường hơn nữa sự tin tưởng lẫn nhau về mặt quân sự”, có những cuộc tập trận chung nhiều hơn, thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không.

Tăng cường kinh tế và năng lượng

Putin cho biết hôm thứ Ba rằng Moscow sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Trung Cộng “thay thế các doanh nghiệp phương Tây” đã rời khỏi đất nước này.
Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Cộng với tư cách vừa là thị trường nhập khẩu, vừa là mua thiết bị điện tử sau khi bị Tây phương áp đặt gần 12,000 biện pháp trừng phạt sâu rộng.
Tập-Putin cho biết họ “sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác năng lượng chặt chẽ hơn, hỗ trợ các công ty của cả hai nước trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác về dầu mỏ, khí đốt, than đá, điện và năng lượng nguyên tử”.
Một tuyên bố chung về việc hợp tác cùng nhau để thúc đẩy “dự án đường ống dẫn khí tự nhiên Trung Cộng-Mông Cổ-Nga mới”.
Trước truyền thông, Putin nói thêm rằng việc tăng cường xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Cộng đã đạt được, bao gồm cả việc “xây dựng đường ống dẫn khí từ Nga qua Siberia, Mông Cổ rồi đến Trung Cộng”. Putin đã cho rằng đường ống dẫn khí đốt này thay thế cho dòng Nord Stream 2 vận chuyển khí đốt vào châu Âu hiện đã bị ngừng hoạt động,

Chia cắt thế giới thành “phe”

Khi Tập đến Moscow họp với Putin thì có một ngoại giao tương phản sâu sắc là lãnh đạo cường quốc kinh tế châu Á, thủ tướng Kishida của Nhật, đến thăm Ukraine hội đàm với Tổng Thống Zelensky.

TT Zelensky nói trong một bài phát biểu hôm thứ Ba rằng: Ông ca ngợi Kishida và các nhà lãnh đạo khác đã đến thăm là “thể hiện sự tôn trọng” không chỉ đối với Ukraine mà còn “đối với việc duy trì và vận hành các quy tắc văn minh và cuộc sống văn minh trên thế giới”.

“Với sức mạnh của Nhật, vai trò lãnh đạo của Nhật Bản ở châu Á trong việc bảo vệ hòa bình và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như trách nhiệm của Nhật với tư cách là chủ tịch (Nhóm G7), các cuộc đàm phán của chúng ta hôm nay thực sự có thể mang lại kết quả toàn cầu”.
Tập Cận Bình chưa bao giờ nói chuyện với Zelensky kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu từ tháng 2/2022, mặc dù một quan chức cấp cao của Ukraine nói với CNN hôm thứ Ba rằng các cuộc thảo luận đang được tiến hành giữa hai nước để tổ chức một cuộc điện đàm giữa họ về đề xuất nghị quyết của Trung Cộng, mà “phía Ukraine không nghe phản hồi nào từ Bắc Kinh cả”. Nghĩa là Tập Cận Bình vẫn im lặng vô tuyến!

Trong khi Vương Nghị đứng đầu ngành ngoại giao của Trung Cộng đến thăm Nga cách đây không lâu, giờ đây Tập Cận Bình đến thăm Nga trên danh nghĩa quốc gia cho thấy sự củng cố mối liên kết với Nga-Trung là quan trọng gấp trăm vạn lần với Ukraine, trong khi miệng thì bai bãi nói “trung lập”! Trong chuyến viếng thăm này Nga-Trung đều lên án, mục đích làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ.

Đoạn kết: “Kẻ thù của kẻ thù ta” là bạn ta

Chuyến viếng thăm của Tập chứng rõ ràng Trung Cộng đặt quan hệ ngoại giao với Nga lên hàng đầu so với bất kỳ quan hệ ngoại giao nào khác. Được Putin mừng rỡ chào đón long trọng nhất tại Điện Kremlin. Nhưng sau chuyến thăm này sẽ không giành được cảm tình của các nước khối châu Âu (EU) bởi vì họ đều tích cực viện trợ cho Ukraine để đánh quân xâm lược Nga”.

Trước mắt Tập Cận Bình vì tham vọng bá quyền, muốn làm vua thiên hạ. Nhưng so về khả năng “nguyên tử” còn yếu so với Mỹ nên tạm bắt tay với Putin đang thủ đắt hơn 5000 đầu đạn nguyên tử. Áp dụng “hai đánh một, không chột cũng què” để hù dọa Mỹ. Chắc chắn rằng khi Trung Cộng vượt qua mặt Mỹ thì quay lại hạ Nga… để làm bá chủ. Đó là những bí ẩn tồn đọng trong tim óc của Tập Cận Bình đang ấp ủ.

Vùng Vladivostok (nằm trên Bắc Hàn của Trung Cộng) bị Nga cưỡng chiếm. 

Về lịch sử: Trung-Nga là một chuỗi chiến tranh biên giới vô tận và phức tạp. Từ những năm 1640 hai bên đánh nhau ở lưu vực sông Amur, thuộc vùng Siberia. Giữa thế kỷ thứ 19 Nga sáp nhập vùng khu vực rộng lớn sông Amur và Vladivostok. Khi Trung Hoa Quốc Dân Đảng lên nắm quyền Trung-Nga có những cuộc chiến tranh biên giới suốt hàng thập niên. Thời Nikita Khrushchev làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên-Xô, mặc dù cùng tổ phụ Marxism nhưng chiến tranh ý thức hệ giữa Mao-Khrushchev rất quyết liệt, Mao cho Khrushchev là kẻ xét lại đầu hàng tư bản đáng nguyền rủa. Năm 1969, hai bên dàn hàng trăm sư đoàn đánh nhau dọc biên giới Nga-Trung. Khi chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 Nga đứng về phía Việt Nam giúp CSVN đánh Trung Cộng, chiến tranh Afghanistan thì Trung Cộng giúp quân Taliban đánh Nga. Nói đúng hơn Nga-Trung bất cứ thời đại nào cũng có chiến tranh xảy ra.

Nay Trung Cộng luôn luôn muốn đòi lại vùng Vladivostok, ở vùng Trung Á Kyrgyzstan, Turkmenistan, Uzberkistan và Tajikistan là lò thuốc nổ của sự tranh giành ảnh hưởng Nga-Trung không thể tránh khỏi.

Sự viếng thăm của Tập đến Nga đã lộ rõ ra ý đồ của Tập là tìm đồng mình giai đoạn “kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta” chứ không tồn tại lâu dài.

Hoa Kỳ ngày 24 tháng 3 năm 2023

Lê Thành Nhân

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt