“Răn đe tích hợp” chiến lược mới của Mỹ để đối phó với Nga-Tàu…

Chiến lược “răn đe tích hợp”

Sau nhiều tháng, chính phủ Mỹ chần chờ vì nhiều lý do, cuối cùng Washington phải tuyên bố chiến lược “răn đe tích hợp” để chống Trung Cộng và Nga trong những ngày tới.

Một học thuyết quốc phòng mới của Mỹ gọi là “răn đe tích hợp” là xây dựng hệ thống các đồng minh và đối tác chiến lược để chống lại mối đe dọa từ Trung Cộng và Nga. Một vị tướng cao cấp của Hoa Kỳ tuyên bố: chiến lược “răn đe tích hợp” là sự kết hợp chính xác của kỹ thuật công nghệ, các khái niệm chiến lược và năng lực mới cùng đồng minh và đối tác chiến lược. Tất cả cuộn vào nhau một cách linh hoạt, tin cậy và có một sức mạnh đáng sợ làm cho địch thủ phải chùn bước.

Nói tóm lại chiến lược “răn de tích hợp” dựa trên ba khía cạnh: 1) Sự vượt trội của khoa học kỹ thuật vũ khí chiến tranh của Mỹ, 2) Xây dựng hệ thống đồng minh và đối tác bao vây, 3) Áp dụng chiến lược linh động, hiệu quả. Tất cả các điều đó làm cho đối phương phải sợ và không dám gây chiến. Chiến thuật này cho thấy rằng nếu đại chiến xẩy ra thì chính phủ Mỹ phải chi tiêu rất lớn, cho nên để tránh Đại chiến III xẩy ra là chủ trương của Mỹ

Việc Washington gần đây chấp thuận một sự thay đổi lớn trong chiến lược vũ khí nguyên tử làm cho sự chú ý của giới chức an ninh Hoa Kỳ Washington đang dùng nó vào việc ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng.

Khi những thay đổi xuất hiện mang mối đe dọa cho Mỹ, thì Hoa Kỳ điều chỉnh trọng tâm chiến lược. Một ví dụ cụ thể, sau ngày khủng bố 11/9, chiến lược của Mỹ đã chuyển hướng từ Chiến Tranh Lạnh đối đấu với khối Cộng Sản Liên Xô, thay vào đó là chiến đấu với các nhóm khủng bố và phiến quân nhỏ khắp nơi.

Nay khủng bố hình như bất hoạt, Trung Cộng và Nga bắt tay nhau nổi dậy đe dọa vị thế của Mỹ và cấu kết với nhau gây chiến khắp nơi, Mỹ lại thay đổi chiến lược quốc phòng! Bộ Quốc Phòng đã chuyển hướng “răn đe tích hợp” để đối phó “cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc” giữa Hoa Kỳ – Nga và Trung Cộng.

Sự thay đổi chiến lược “răn đe tích hợp” thể hiện rõ một kế hoạch đối phó với các cường quốc tập trung vào sự đe dọa. Đó là một chiến lược từ ngàn xưa, răn đe tập trung vào việc làm cho đối thủ tin rằng họ không và không bao giờ có thể đạt được mục tiêu bằng vũ lực quân sự vì đối thủ của mình rất mạnh có thể đè bẹp hay tiêu diệt mình nếu manh động.

Chiến Lược Quốc Phòng Hoa Kỳ được công bố vào tháng 10/2022, trong đó nêu rõ các mục tiêu, mục đích và phân bổ nguồn lực của quốc gia trong hai năm tới mà Mỹ có nguy cơ chiến tranh với Nga hoặc Trung Cộng, và đã kêu gọi một chiến lược “răn đe tích hợp” để ngăn chặn điều đó. Cho rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào nỗ lực đó. là cựu phụ tá bộ trưởng quốc phòng và là tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng nói rằng tôi thấy rằng quân đội đang tập trung vào những mục tiêu chính để đạt được “răn đe tích hợp” và ngăn chặn xung đột với Nga hoặc Trung Cộng.

Kế hoạch tác chiến mới

Về quân sự chiến lược “răn đe tích hợp” có nghĩa là lực lượng quân đội sẽ phụ thuộc vào vị trí đóng quân và những gì họ có thể làm được để hành động có tác động đến quyết định của đối thủ về thời điểm, địa điểm. Đó là cách thức nhằm đối thủ phải cân nhắc có nên xử dụng quân sự để chống lại Hoa Kỳ hay lợi ích của Hoa Kỳ hay không?

Trong quá trình chuyển hướng từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc xung đột giữa các cường quốc, Bộ Quốc Phòng đã phát triển những cách thức mới để đối phó với Nga và Trung Cộng, không giống như các nhóm khủng bố nhỏ, có thể chiến đấu trên không, trên bộ và trên biển ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả hệ thống cả trực tuyến và trong không gian.

Đầu tiên trong số những phương pháp đó là Bộ Quốc Phòng “xử dụng lực lượng năng động”, trong đó lực lượng quân sự Hoa Kỳ được điều động nhanh chóng trên khắp thế giới bất cứ lúc nào mà không cần một lịch trình điều động để đối phương có thể đoán được. Cách tiếp cận này có thể trấn an các đồng minh và đối tác chiến lược đang phải đối diện với các đe dọa từ Nga hoặc Trung Cộng. Ví dụ, Hoa Kỳ đã điều động 10.000 quân đến Ba Lan. Nhưng không đóng quân cố định, với sự hiện có mặt liên tục của quân đội Hoa Kỳ khiến Nga phải đoán già đoán non về khả năng của lực lượng này. Đồng thời thể hiện cam kết hỗ trợ các đồng minh NATO đang lo lắng ở Đông Âu.

Thứ hai là sự dịch chuyển nhân sự và năng lực sang cái gọi là “hoạt động đa miền”, trong đó các đơn vị có nhiệm vụ khác nhau trên không, trên bộ, trên biển, trên không gian và không gian mạng cùng nhau lập kế hoạch và huấn luyện. Theo cách đó, họ có thể chuẩn bị để phối hợp chặt chẽ với nhau trong các cuộc xung đột thực tế.

Mức độ hợp tác này cho phép quốc gia ứng phó với các mối đe dọa theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, những thách thức đối với sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trên biển cả không nhất thiết phải được đáp trả trực tiếp bằng hành động hải quân tương ứng, mà thay vào đó có thể được đáp trả bằng các cuộc tấn công mạng hoặc từ không gian.

Cách tiếp cận này có thể khiến Quân đội Trung Cộng phải cân nhắc kỹ trước khi tiến hành các hoạt động quân sự tại Đài Loan. Trung Cộng không chỉ có khả năng phải đối diện với một cuộc xung đột trực tiếp dữ dội mà các hoạt động không gian mạng và không gian của Hoa Kỳ cũng có thể làm gián đoạn hoặc phá hủy các thông tin liên lạc quân sự của Trung Cộng, cản trở cuộc tấn công của họ.

Admin https://vietquoc.org sưu tầm

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt