Washington định ngày cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ai sẽ đến tham dự?

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN ngày 12 & 13 tháng 5, 2022

Tin Thông Tấn Xã BERNAMA của Malaysia nói về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN trong 2 ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022.

Tổng thống Joe Biden, muốn thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với khối ASEAN (10 nước Đông Nam Á), đã tổ chức một ngày kỷ niệm 45 năm quan hệ của Mỹ với khu vực xa xôi, nhưng không phải tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN đều đến tham dự.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, sẽ không được mời vì đã đảo chánh quân sự chính quyền dân chủ của bà Aung San Suu Kyi vào đầu năm 2021.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, sẽ rời nhiệm sở vào tháng 6/2022, cũng được biết là sẽ vắng mặt. Ông đã không đến thăm Washington trong sáu năm cầm quyền tại Philippines. 

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt ngày 12-13/05/2022 giữa Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tức khối ASEAN là cơ hội để Biden xây dựng niềm tin song phương chặt chẽ hơn với khối ASEAN nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực. Toà Bạch Ốc mong muốn thúc đẩy tầm nhìn về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở với khối này.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt sẽ đánh dấu mối quan hệ Hoa Kỳ-ASEAN, đã có từ năm 1977. Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh thứ hai gặp gỡ trực tiếp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á do một tổng thống Hoa Kỳ chủ toạ tại nước Mỹ. Lần đầu, cựu TT Obama đã tiếp các nhà lãnh đạo ASEAN tại trang trại Sunnylands ở Rancho Mirage, California, vào tháng 2/2016. Lần thứ hai cựu Tổng Thống Donald Trump đã có dự định đón tiếp các lãnh đạo khối ASEAN tại thành phố Las Vegas vào tháng 3/2020, nhưng phải huỷ bỏ vì đại dịch virus Vũ Hán. Và lần này sau nhiều trục trặc bị trì hoãn vào ngày 28 và 29 tháng 3 vừa rồi, cuối cùng Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Mỹ-ASEAN được tổ chức tại Washington DC ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022.

Giới quan sát cho rằng mặc dù cuộc họp vào tháng tới sẽ mang nặng giá trị biểu tượng, nhưng nó sẽ tạo ra một số quan hệ ngoại giao bất thường cho TT Joe Biden.

Từ các lãnh đạo của khối ASEAN:

Campuchia: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Chum Sounry dùng lời lẽ kính trọng nhất đối với Thủ Tướng Hun Sen của ông ta như là “thủ tướng vinh quang, tối cao và chỉ huy quyền lực”, đã tuyên bố. Tất nhiên, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia hiện là chủ tịch luân phiên của khối ASEAN, với tư cách là chủ tịch luân phiên khối ASEAN hiện nay, ông sẽ là đồng chủ tọa Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt này với tổng thống Mỹ”. Dù chính phủ của Hun Sen đang đối diện với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhưng Thủ Tương Hun Sen sẽ đến tham dự.

Miến Điện (Myanmar): tướng Min Aung Hlaing – sẽ không được mời đến Washington tham dự.

Indonesia: Phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết: “Sự đồng thuận giữa các nước khối ASEAN là Myanmar nên được đại diện bởi một đại diện phi chính trị”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Teuku Faizasyah cũng là người phối hợp của khối ASEAN về quan hệ Mỹ-ASEAN, nói với tờ BenarNews rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tham dự.

Malaysia: Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah xác nhận rằng Thủ tướng Ismail Sabri cũng sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh. Ông lưu ý thêm cho Miến Điện: “Tôi không nghĩ Myanmar nên được đại diện. Tôi không chắc liệu Washington có mời Myanmar hay không”.

Thái Lan: Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết ông Prayuth Chan-O-cha, thủ tướng gốc cựu quân nhân, đang “xem xét hành trình tới thủ đô Hoa Kỳ” – như vậy là lãnh đạo Thái Lan đang lưỡng lự, nhưng rồi cũng tham dự vì Thái Lan và Philippines là hai nước duy nhất trong khối ASEAN có ký Hiệp Ước An Ninh Bất Tương Xâm với Hoa Kỳ.

Còn Việt Nam, Lào, Brunei, Singapore đều tham dự

Hôm thứ Tư tuần trước, Tại Washington, Phát phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Biden mong được chào đón các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022 tại Washingtyon DC.

Một nguồn tin thông thạo từ Washington DC cho biết “Hoa Kỳ ủng hộ quyết định của ASEAN mời các đại diện phi chính trị từ Myanmar tham dự các sự kiện cấp cao của ASEAN. Tương tự, chúng tôi đã quyết định mời một đại diện phi chính trị từ Miến Điện đến hội nghị thượng đỉnh. Chính quyền đã không đạt được tiến bộ trong Năm Điểm của khối ASEAN

Vào cuối tháng 3/2022, giới lãnh đạo quân phiệt ở Myanmar đã ngăn chặn đặc phái viên khối ASEAN Prak Sokhonn gặp các nhà lãnh đạo dân sự bị đảo chánh là bà Aung San Suu Kyi, cản trở nỗ lực xây dựng một nghị quyết chính trị – và phản đối cam kết mà người đứng đầu quân đội Myanmar đã đưa ra với ASEAN là cho phép tiếp cận tất cả các bên trong nước Miến Điện. Cam kết đó là một phần của Đồng Thuận 5 Điểm mà các nhà lãnh đạo ASEAN và người đứng đầu quân đội Miến Điện đã đồng ý trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp ở Jakarta vào tháng 4/2021 để thảo luận về cuộc khủng hoảng đảo chính quân sự ở Myanmar. Khối ASEAN sau đó đã loại trừ Min Aung Hlaing khỏi Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào cuối năm 2021 vì nhà cầm quyền quân phiệt Myanmar không thực hiện các cam kết của mình đối với ASEAN.

Hôm thứ Ba, phát ngôn viên của hội đồng quân sự Myanmar, Thiếu tướng Zaw Min Tun cho biết cho đến nay Myanmar vẫn chưa được mời tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Washington và họ sẽ chỉ tham dự nếu có đại diện ngang nhau, như các đại diện khối ASEAN.

Các giới chức cầm đầu quân phiệt Myanmar hiện nay đã bị Hoa Kỳ tịch thu tài sản và các lệnh trừng phạt kể từ cuộc đảo chính – bao gồm các hạn chế áp dụng đối với chính Min Aung Hlaing.

Với Duterte không gặp phải những trường hợp như vậy. Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ, có nghĩa là hai quốc gia cam kết bảo vệ lẫn nhau nếu họ bị tấn công. Nhưng ông Duterte, người luôn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Cộng bất chấp các tranh chấp liên tục ở Biển Đông, đã nhiều lần tuyên bố rằng “Duterte sẽ không bao giờ đến Mỹ”. Có lúc Duterte còn gọi nước Mỹ là “tệ hại”.

Phóng viên BenarNews đã hỏi một phụ tá của Duterte rằng liệu quan điểm đó có thay đổi về quan điểm của Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt sắp tới tại Washington hay không? và được trả lời là không. Người phụ tá xin dấu tên nói vì anh ta không được phép trả lời với truyền thông về việc này.

Một lý do khác khiến nhà lãnh đạo Philippines bỏ qua hội nghị thượng đỉnh ở Washington: Cuộc họp kéo dài hai ngày diễn ra chỉ ba ngày sau cuộc bầu cử ngày 9/5 ở Philippines. Theo thông lệ, bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào cũng tránh ra nước ngoài trong mùa bầu cử, đặc biệt là khi cuộc bầu cử diễn ra cho vị trí mà họ sẽ bỏ trống.

Theo BERNAMA
http//vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt