Việt Nam và Hoa Kỳ họp bàn TIFA

Theo một bản tin trong nước vào ngày 30/09/2009:  “Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm phụ trách Cơ quan Xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, ông Israel Hernandez, dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp đã tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc từ ngày 16-20/6.

Phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thứ trưởng đến Việt Nam lần này gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, năng lượng, khai khoáng, chăm sóc y tế, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, khách sạn, giáo dục và môi trường… Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã có những bước tiến lớn kể từ khi hai bên ký hiệp định thương mại song phương năm 2001. Hai nước cũng đang tiếp tục thực hiện để có một hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA)”

Đó là chuyện của tháng 9/2009, từ đó vào đám phán hiệp ước TPP mà Việt Nam mơ ước mở ra một khung trời mộng tưởng  GDP sẽ tăng 25%. Đùng một cái, Trump đắc cửa, TPP huỷ bỏ, hôm qua một bản tin trên đài VOA cho rằng: “Việt Nam và Hoa Kỳ họp bàn TIFA”. TIFA là chữ viết tắt của Trade Investment Framework Agreement, nghĩa là trở lại Hiệp Định Khung (Framwork). Sở dĩ chính quyền Trump không dùng TPP vì mỗi lần gây sức ép kinh tế với đối phương phải mặc cả với 11 nước. Còn song phương thì dễ gây sức ép hơn.

Mỹ và Việt Nam trở lại từ đầu cách đây 8 năm?  quả thật “ta chạy vòng vòng, ta chạy vòng quanh”. Bản tin trên VOA ngày 30/03/2017 viết:

“Hoa Kỳ và Việt Nam vừa thảo luận Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng 3 (cách đây 2 ngày)

Theo Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cuộc họp lần này thảo luận về làm thế nào để củng cố và đào sâu hơn quan hệ thương mại giữa hai nước, giải quyết các vấn đề thương mại song phương còn tồn tại theo khuôn khổ Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) song phương.

Hoa Kỳ coi cuộc gặp này như một cơ hội để tái khẳng định cam kết của Chính phủ Trump sẽ mở rộng quan hệ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam nhanh chóng giải quyết các vấn đề song phương, gồm các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và an toàn thực phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại, dịch vụ tài chính, hải quan, hàng công nghiệp, minh bạch và quản trị tốt, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Phía Việt Nam cập nhật cho đoàn Hoa Kỳ kế hoạch thực hiện cải cách lao động. Hai bên nhất trí tiếp tục đối thoại về những vấn đề này và khởi động các nhóm công tác tập trung giải quyết các vấn đề song phương, bắt đầu với các nhóm đặc trách về nông nghiệp và an toàn thực phẩm, hàng công nghiệp, các vấn đề về sở hữu trí tuệ và thương mại.

Ngoài ra, đoàn Mỹ Hoa Kỳ và Việt Nam còn thảo luận cách thức hợp tác để thúc đẩy lợi ích chung trong việc xây dựng quan hệ Mỹ-ASEAN.

Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Cộng Trần Tuấn Anh hoan nghênh việc nối lại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ TIFA và các nỗ lực nhằm làm sâu sắc hơn nữa các quan hệ thương mại song phương.

Phái đoàn Mỹ do bà Barbara Weisel, Phụ tá Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á– Thái Bình Dương, dẫn đầu. Ngoài ra, còn có các quan chức khác của cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Lao động Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Ngoài Bộ Công Thương, phái đoàn Việt Nam còn có các cán bộ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Môi trường và Tài nguyên, Tài chính, Ngoại giao, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Lao động, Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cuộc họp TIFA lần này là cuộc gặp đầu tiên kể từ năm 2011. Năm 2016, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ với thương mại hàng hoá hai chiều đạt 52,3 tỷ USD. Năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD. Thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ với Việt Nam ước đạt 3,1 tỷ USD vào năm 2015.”

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt