“Việt Nam là lựa chọn duy nhất” để né tác động thương chiến Mỹ-Tàu

Công Ty FoxConn của Tàu Cộng

Foxconn Technology, công ty chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất với các nhà máy khổng lồ ở Tàu Cộng, đang tìm nơi chuyển nhà máy sản xuất điện thoại sang Việt Nam để giảm thiểu thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Các chuyên gia thương mại nước ngoài hiện làm ăn ở Việt Nam cho VOA biết càng ngày có nhiều nhà sản xuất hàng xuất khẩu đang có kế hoạch tương tự.

Ông Maxfield Brown, chuyên viên cấp cao của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam là người chiến thắng trong cuộc chiến này do nằm bên cạnh Tàu Cộng, ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều kết nối với các thị trường mục tiêu của các nhà sản xuất này.”

Các công ty đa quốc gia có nhà máy ở Tàu Cộng đang tìm cách mở rộng sản xuất ở nơi khác có thể di chuyển sang Việt Nam sớm hơn so với dự kiến, vì để càng trễ thì chi phí càng tăng, ông Brown nói.

Giá lao động tại Việt Nam chỉ khoảng 115 đôla/tháng, rẻ hơn so với Tàu Cộng. Ngoài ra, Việt Nam có đường hàng hải và đường bộ dễ dàng kết nối cũng như vận chuyển nguyên liệu từ Tàu Cộng đại lục.

Ông Fiachra MacCana, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty chứng khoán HCM City Securities nhận định Việt Nam là “lựa chọn duy nhất” đối với các nhà sản xuất ở Tàu Cộng muốn mở rộng sản xuất sang các nơi khác. Các trung tâm sản xuất khác ở châu Á thì quá xa Tàu Cộng, chi phí lại quá cao hoặc thiếu chuỗi cung ứng cho các thiết bị điện tử có giá trị gia tăng.

Foxconn, nhà thầu lắp ráp chính máy điện thoại iPhone cho Apple có các nhà máy khổng lồ ở Tàu Cộng, đang đàm phán với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về việc thiết lập một nhà máy lắp ráp iPhone để tránh bớt các tác động từ cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Tàu, theo báo Đầu Tư.

Truyền thông quốc tế cho biết GoerTek, công ty sản xuất tai nghe không dây của Tàu Cộng cũng có kế hoạch chuyển sản xuất từ Tàu Cộng sang Việt Nam để né các tác động của cuộc thương chiến.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài đang làm ăn tại Tp. HCM, việc tìm nơi thuê đất, đặt mua thiết bị nhà máy và xin giấy phép tại Việt Nam đã khiến các nhà sản xuất chùn bước.

Ông MacCana nói: “Các công ty chỉ đang đàm phán thôi, chứ chưa có rút khỏi đại lục.”

Ông cho biết thêm rằng các công ty né thuế quan của Hoa Kỳ có thể sẽ bắt đầu thực sự đặt chân đến Việt Nam vào cuối năm tới [2019] khi mà họ xin được giấy phép và thuê được đất.

Theo ông Frederick Burke của công ty luật Baker McKenzie tại Thành phố Sài Gòn cho biết tại Việt Nam cũng đang khan hiếm lao động và đất đai.

Ông nói: “Việc chuyển sản xuất từ Tàu Cộng sang Việt Nam không phải là vì chiến tranh thương mại, mà đó là sự di chuyển tự nhiên của nền sản xuất từ Tàu Cộng sang Việt Nam do chi phí ở Tàu Cộng tăng lên và cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng đã khá hơn.”

Ralph Jennings (VOA) 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt