Việt Nam: Giữa hai lằn đạn trong cuộc đối đầu Mỹ -Trung Cộng
A) Bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
Dường như nhờ vào sự quen biết những đảng viên cao cấp đảng Cộng Sản thân Trung Cộng gốc Do Thái như Silney Shapiro, Israel Epstein, Virginius Frank Coe… mà năm 1971 ông Henry Kissinger – ngoại trưởng Mỹ – bí mật qua Trung Cộng để dàn xếp cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Nixon với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Thực chất cuộc gặp này là hai nước Mỹ – Trung toan tính chuyện phân chia lại quyền lợi toàn cầu, giao biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Cộng cai thầu, đem Trung Cộng thay chỗ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc và bán đứng, bán rẻ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa vào tay Cộng Sản Bắc Việt qua hiệp định Paris 1973 ngõ hầu Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương trong hòa bình và danh dự. Mặt khác Hoa Kỳ khai dụng sự mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Liên Bang Sô Viết trong việc tranh chấp vị thế cầm đầu trong hệ thống Cộng Sản Quốc Tế, tranh chấp biên giới giữa Liên Sô – Trung Hoa để kéo Trung Cộng vào chung quỹ đạo. Năm 1990 Liên Sô sụp đổ, chủ nghĩa Cộng Sản cáo chung, chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới trong khi Trung Cộng vẫn duy trì đảng Cộng Sản ở vị thế lãnh đạo dân tộc Trung Hoa (đông dân nhất thế giới) với chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung quốc.
Thời bấy giờ Hoa Kỳ không quan tâm mấy Chủ Nghĩa Xã Hội đặc sắc này. Nhiều nhà tư bản Mỹ đầu tư, mở hãng xưởng tại Trung Cộng, kiếm lợi nhuận dựa trên giá nhân công rẻ và trên một tỷ người tiêu dùng. Sau Thế Chiến Thứ Hai và chiến tranh lạnh giữa chủ nghĩa Tư Bản và chủ nghĩa Cộng Sản, Hoa Kỳ đã hợp tác, giao thương thành công với đối tác Nhật Bản và Đức quốc. Trong chiều hướng đó Hoa Kỳ hy vọng một khi nước Tàu vững mạnh về kinh tế, dân tình thoát ra khỏi đói nghèo, rách nát do cách mạng đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông mang lại thì tư duy Cộng Sản (của người dân và giới lãnh đạo) sẽ thay đổi. Thời nào cũng vậy người Mỹ chủ trương không có ai là kẻ thù tryền kiếp mà cũng không có ai là bạn bè, đồng minh muôn đời nên giao thương trên mọi lĩnh vực với đối tác, quyền lợi của Hoa Kỳ phải là ưu tiên và quan trọng. Khác với người Mỹ thực dụng, người Tàu thâm thúy hơn. Câu nói ‘Bất luận mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt nhiều chuột thì sẽ được” …. (tuyên dương hay trọng dụng) của lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình quả tình rất lắc léo và mang nhiều hàm ý. Để xây dựng nên một nước Tàu hùng mạnh theo cách của Tư bản hay cách của Cộng Sản đều được hoan nghênh. Để xây dựng nên đế chế Cộng Sản Trung hoa vỹ đại theo cách xét lại hay cải cách, theo tiến lên thế giới đại đồng hay chủ nghĩa xã hội đặc sắc đều được tán dương. Giao thương giao hảo giữa hai đối tác Mỹ – Trung quả thật đồng sàng nhưng dị mộng. Hoa Kỳ và phương Tây giao thương với Trung Cộng trước hết là để kiếm lợi nhuận nhưng quan trọng hơn cả là mang những thành tựu khoa học về sản xuất, Y khoa phục vụ nhân loại trong tương tác tự do mậu dịch, hai bên cùng có lợi. Ngược lại Trung Cộng chủ trương kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Tàu phù. Để vận hành nền kinh tế (dân số xấp xỉ 1.4 tỷ người), Trung Cộng chấp nhận hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và Tư bản tư nhân. Trong các xí nghiệp tư nhân vẫn có đảng ủy, chi bộ đảng Cộng Sản trông coi và kiểm soát công nhân. Trung Cộng chưa hề có công đoàn độc lập để khi cần thì công nhân đứng lên tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx (4.5.2018) chủ tịch đảng Cộng Sản (được bầu vĩnh viễn) kiêm chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố “…Trung Cộng tiếp tục giương cao ngọn cờ Mác-xit” trong khi cố vấn đảng CSTQ Vương Hổ Ninh khẳng định “Tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21” như thế lãnh đạo Trung hoa đỏ hiện nay vừa mang bản chất độc tài cố hữu của Cộng Sản vừa mang tính hoang tưởng phong kiến Tần Thủy Hoàng thời xa xưa. Đề cao chủ nghĩa Hán tộc cực đoan không xóa được mặc cảm Đông Á Bệnh Phu (thời bát quốc liên quân xâu xé Trung hoa) mà còn gây tang tóc cho các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương và các nước láng giềng Việt Nam, Lào và Cam Bốt…Có thể nào ông Tập Cận Bình quên lời căn dặn của Đặng Tiểu Bình trước khi mất. Có thể nào TCB phớt lờ những đóng góp to lớn của cú đêm Henry Kissinger (hơn 80 lần qua Bắc kinh kể từ 1971) mà sớm thể hiện Giấc Mộng Trung Hoa làm cho thế giới hoảng sợ và va chạm (nẩy lửa) quyền lợi của Hoa Kỳ.
B) Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
“Trung hoa mộng” của Tàu Cộng trong thời đại mới thể hiện qua những niên biểu như sau: Năm 2025 hoàn thành kế hoạch Made in China. Năm 2030 Tàu Cộng sẽ thống kết lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Trung hoa với các tỉnh, bang, khu tự trị, đặc khu kế cận (như VN) hoặc ở xa tại các châu lục khác và kinh tế thì vượt trội Hoa Kỳ, xếp hạng nhất thế giới. Năm 2049 sẽ thống trị toàn cầu, sắp đặt lại trật tự thế giới theo cảm quan phong kiến của đế chế Trung hoa. Tàu Cộng biến giấc mơ thành sự thật bằng cách lợi dụng giao thương (văn minh, lành mạnh và tuân thủ luật lệ) của Hoa Kỳ cũng như lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa thời đi biển xưa mà Tập Cận Bình đề xướng, thực hiện kế hoạch một VÀNH ĐAI một CON ĐƯỜNG để xâm lược toàn cầu trên cả hai lãnh vực kinh tế và quân sự. Trước hiểm họa của nhân loại nêu trên, để ngăn chặn sự tác quái của con rồng đỏ Trung hoa, người dân Hoa Kỳ đã trao trách nhiệm cho ông Tổng Thống Trump và đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử lịch sử vào tháng 11 năm 2016. Nói một cách ngắn gọn Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc đã được thiết lập và Trung cộng là cường quốc đang trổi dậy và tìm cách soán ngôi. Trong 500 năm qua lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều (16) cuộc “soán ngôi” như thế, trong đó có 12 cuộc đối đầu kết thúc bằng chiến tranh. Hoa Kỳ đã có nhiều kinh nghiệm khi đối đầu với Liên Sô (chính trị, an ninh, chạy đua vũ trang mà không có kinh tế), Nhật Bản (chỉ đơn thuần cạnh tranh kinh tế) cũng như phế truất những người lãnh đạo độc tài trên thế giới bằng quân sự và vô hiệu hóa hoạt động, ảnh hưởng của khủng bố Hồi giáo quá khích. Ngày nay với Trung Cộng, Hoa Kỳ đang khai triển một cuộc đối đầu rộng rải và toàn diện.
a) Chiến tranh thương mại Thương chiến nhằm để ngăn chặn những bí quyết thương mại ma mãnh của Tàu Cộng:
– Hàng nhái, hàng giả: Phòng thương mại Hoa Kỳ cho biết khoảng 86 phần trăm số hàng nhái trên thế giới hiện nay xuất xứ từ Made-in-China. Doanh thu từ nghành hàng nhái, hàng giả đem về cho Tàu Cộng khoảng 396 tỷ USD hàng năm. Trong khoảng từ 2005-2014, đơn từ khiếu nại vi phạm bản quyền tại Trung Cộng tăng từ 09 đơn lên đến trên 130 ngàn đơn trong khi vụ án làm hàng giả tăng từ 10 vụ lên hơn 11 ngàn vụ.
– Cạnh tranh thương mại không lành mạnh và công bằng. Cuộc điều tra của đại diện thương mại (USTR) và bộ Tài Chánh Hoa Kỳ dẫn đến kết luận: Hoạt động thương mại của Tàu Cộng không lành mạnh và công bằng như bán phá giá, xử dụng những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài để chèn ép các nhà đầu tư Mỹ. Áp đặt các điều khoản không công bằng đối với công ty Mỹ, hướng các khoản đầu tư từ Hoa Kỳ vào các nghành công nghiệp chiến lược và hổ trợ việc tấn công không gian mạng. Tàu Cộng là nước công nghiệp áp dụng những quy định hạn chế nhất thế giới đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty Tàu Cộng được tự do đầu tư vào Mỹ và phương Tây nhưng các công ty Âu Mỹ không được đầu tư vào các lãnh vực Ngân hàng, Viễn thông, năng lượng, truyền thông của Tàu…(vận hành bởi kinh tế Quốc doanh).
– Đánh cắp sở hữu trí tuệ: Theo báo cáo của Ủy ban sở hữu trí tuệ thuộc cục nghiên cứu châu Á thiệt hại hàng năm do đánh cắp sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế Mỹ có lên đến 600 tỷ USD. Tàu Cộng xử dụng nhiều chiến thuật thâu tóm thông tin, buộc các công ty nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước (Tàu) chuyển giao công nghệ cũng như bí quyết để Tàu Cộng có thể dể dàng tiếp cận thị trường. Theo khẩn báo của Tòa Bạch Ốc, Tàu Cộng có khả năng truy cập dữ liệu vào máy tính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và thường để đánh cắp thông tin từ những doanh nghiệp này.
– Thuế quan: Tiến hành chiến tranh thương mại với Tàu Cộng là Mỹ muốn phá vỡ cấu trúc chính trị của Tàu. Nguyên nhân chính của sự thâm hụt thương mại xuất phát từ hệ thống cấu trúc này (kinh tế thị trường định hướng theo CNXH hay chủ nghĩa tư bản nhà nước) mà qua đó đảng Cộng sản Tàu chi phối, can thiệp sâu vào mọi ngõ nghách của các tập đoàn doanh nghiệp. Phát súng khai hỏa mở màn cho cuộc (đối đầu hay chiến tranh toàn diện) là áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung quốc. Đến lúc Hoa Kỳ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD và dọa sẽ tăng lên 25% trăm vào đầu năm 2019 thì Tàu Cộng đề nghị hưu chiến. Hai bên (Tập Cận Bình và phái đoàn và T.T Trump và phái đoàn) gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào tối thứ Bảy ngày 1/12/2018 cùng đi đến thỏa thuận 90 ngày đàm phán (từ 1/12/2018) về những vấn đề nêu trên và các lãnh vực khác. Trong cuộc gặp này ông Tập và ông Trump ví như kẻ cắp gặp bà già (thứ thiệt) thì kế câu giờ của Tàu Cộng kể như tiêu tan khi Tổng Thống Hoa Kỳ bổ nhiệm Đại diện thương mại Mỹ – Luật sư Robert Lighthizer – làm trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ. Ngoài ra Hoa Kỳ đạt được thắng lợi đáng kể tại G20 khi các nước tham gia đồng thuận cải tổ Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO, qua đó nền kinh tế Trung Cộng định hình là kinh tế phi thị trường tự do và Trung Cộng không được hưởng những ưu đãi của quốc gia đang phát triển.
b) Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương
Thời gian gần đây trên các trang báo mạng (Việt ngữ) xuất hiện những cụm mỹ từ như chuỗi ngọc trai hay tứ giác kim cương. Thực tình chuỗi ngọc trai là tên gọi hệ thống cảng biển và tuyến hàng hải mà Tàu Cộng đang và sẽ xây dựng ở các nước (ngoài Trung quốc) trong vùng Đông Á sang Nam Á đến Phi Châu. Tứ giác kim cương là thuật ngữ nói về chiến lược Ấn độ – Thái bình dương tự do và mở rộng do Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản chủ trương để ngăn ảnh hưởng lan rộng của Tàu Cộng trên con đường xâm chiếm nước khác qua hình thức bẫy nợ. Chiến lược Ấn độ – Thái Bình dương (Free and open Indo – Pacific Strategy) có mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho các nước trong vùng Ấn độ, Thái bình dương bao trùm luôn cả vùng Trung Cộng đang cố tạo ảnh hưởng. Trong khi một vành đai, một con đường do Tập Cận Bình đề xướng khu vực tự do mậu dịch châu Á – Thái bình dương (Free Trade Area of the Asia Pacific –FTAAP) có trị giá 900 tỷ USD nếu hoàn tất sẽ liên kết các nền kinh tế có 60 phần trăm dân số toàn cầu. Kế hoạch một vành đai, một con đường có mục tiêu nối đường bộ và đường biển tới 64 nước trên thế giới:
– Đường bộ: Xây dựng tuyến hỏa xa hiện đại nối vùng duyên hải của Trung Cộng với Tây Á, Trung Á và châu Âu.
– Đường biển: Từ Trung Cộng qua cảng Hải phòng của Việt Nam, xuống Biển Đông, vượt eo biển Malacca ra Ấn độ dương, châu Phi qua biển Hồng hải vào Địa Trung hải cuối cùng cũng đến châu Âu.
Điểm khác biệt giữa hai chiến lược trên là các nước trong vùng Ấn độ – Thái bình dương sẽ được 4 nước viện trợ, cho vay không lãi hoặc lãi nhẹ để xây dựng cơ sở hạ tầng mà người thực hiện việc xây dựng là chính công nhân các nước đó. Trái lại Tàu Cộng cho vay với lãi xuất cao, thực hiện công trình xây dựng cơ sở hạ tầng là nhân công của Tàu, người Tàu và khi không trả được vốn lẫn lời vay Trung Cộng sẽ xiết nợ bằng chiếm cứ công trình, lãnh thổ, bến cảng ….
Mức độ gay gắt trong cuộc đối đầu này bạn có thể tìm thấy trong diễn văn của phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence tại viện Hudson vào đầu tháng 10.2018 và tại diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình dương (APEC) tại đảo quốc Paua New Guinea vào hai ngày 17, 18 tháng 11.2018. Kết quả trước mắt là một vài nước Phi Châu, các đảo quốc nhỏ trong vùng Thái Bình Dương đã gặp phải thảm họa bẩy nợ từ một vành đai, một con đường của Tàu Cộng.
c) Mỹ – Trung đối đầu ở Biển Đông
Được sự bật đèn xanh của Hoa Kỳ trong cuộc gặp Nixon, Kissingger – Chu Ân Lai tại Trung Cộng năm 1972 tức thì Tàu Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (chủ quyền của VNCH) vào năm 1974, xâm chiếm đảo Gạc Ma và các đảo khác trong quần đảo Trường sa của VN vào năm 1988 và các năm kế tiếp. Lợi dụng chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ thời hành pháp OBAMA, một chiến lược yếu xìu, mềm dẽo, vô thưởng vô phạt nên Trung Cộng đưa dàn khoan HD 981 vào Biển Đông làm bình phong, tập trung phương tiện, sức lực để bồi đắp (nhân tạo) xây dựng các căn cứ trên quần đảo Trường sa, cũng như ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên các đảo đã xâm chiếm, vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn, xem Biển Đông là ao nhà. Những hành động bạo ngược trên của Tàu Cộng minh thị Giấc Mộng Trung Hoa (bá chủ thế giới) thể hiện qua kế hoạch thâm sâu “Một vành đai Một con đường” (đường biển) của Tập Cận Bình. Nhưng những toan tính của Trung Hoa đỏ đã và đang gặp phải “Vạn Lý Trường Thành” trên biển của Hoa Kỳ. Một vài căn cứ quân sự cố định (của Tàu) có nhằm nhò chi với sức mạnh hiện đại của Hải quân Mỹ. Hoa Kỳ xem sự xâm chiếm trái phép Biển Đông của Trung Cộng như là thách thức nghiêm trọng Quyền lợi của Mỹ và tuyến lưu thông hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Tháng 10/2018 vừa qua Tổng Thống Hoa Kỳ đã ký luật National Defence Authorization Act 2019 (NDAA). Đạo luật ủy quyền Quốc phòng (đã được Hạ viện và Thượng viện biểu quyết thuận trên 80 phần trăm) có trị giá 716 tỷ USD làm kinh phí và tài nguyên để ngăn chặn các hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á. Như thế trong năm tới, song hành với chiến tranh thương mại Mỹ có thể tiến hành chiến tranh quân sự với Tàu Cộng mà mặt trận khởi đầu từ Biển Đông và lãnh thổ, biển đảo, lãnh hải của Việt Nam. Biển Đông –Trung Cộng đã gặp tay “sen đầm quốc tế” Donald Trump thứ thiệt, khác xa thời Obama vô tích sự những năm trước đây. Trong một năm 2018 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam hai lần (khác thường so với các quốc gia khác) và trước khi tham dự các Hội Nghị Quốc tế tổ chức tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (vào trung tuần tháng 11/2018) phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đã bay qua thị sát các đảo nhân tạo của Tàu là minh chứng sự quyết tâm và cứng rắn của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu.
d) Đối đầu Mỹ – Trung trên các lãnh vực khác.
Thời gian gần đây Mỹ đã bắt giữ, kết án những tay tình báo Trung Cộng hoạt động trong lãnh địa hoặc ngoài Hoa Kỳ, vô hiệu hóa các viện Khổng Tử của Tàu tại Mỹ, kiểm tra và ngăn chặn việc đánh cắp kỹ thuật công nghệ cao của những nhà nghiên cứu, học giả Trung quốc (đa số là sĩ quan quân đội) đang tác nghiệp tại Mỹ. Tháng 4/2018 Hoa Kỳ đã trừng phạt công ty ZTE của Tàu và đưa nó đến bờ vực phá sản. Ngày 1 tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ chính quyền Canada đã bắt và đưa ra tòa bà Meng Wanzhou (Mạnh Văn Châu) giám đốc tài chính của Huawei Technologies Co. với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đối với Iran. Người sáng lập công ty Huawei (vào năm 1987) là ông Nhậm Chính Phi đã từng là sĩ quan tình báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai Thế giới sau Samsung Electrionics. Huawei có vai trò quan trọng trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp Made in China 2025 và là trung tâm cho những nổ lực của Trung Cộng để thực hiện dịch vụ không dây thế hệ 5. 5G rất quan trọng đối với các lãnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghệ xe tự hành…Tóm lại tiểu mục (d) là Hoa Kỳ muốn ngăn chặn và phá sản kế hoạch Made in China 2025 của Tàu cùng với các mục khác là làm cho Tập Cận Bình hiểu rằng Giấc Mộng Trung Hoa của ông ta cũng viễn vông và hoang tưởng như “Trường sinh bất tử” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng năm xửa năm xưa.
C) Việt Nam giữa hai lằn đạn trong cuộc đối đầu Mỹ- Trung
Từ khi thành lập cho đến nay đảng Cộng Sản VN chưa bao giờ đứng vững trên đôi chân của mình, chỉ mượn danh nghĩa Dân Tộc gây ra nhiều cuộc chiến tranh không nên có trong quá khứ và từ 1990 đến nay chóp bu Bộ chính trị Đảng đã trở thành tay sai của Tàu Cộng, cõng rắn cắn gà nhà, đưa Việt Nam vào tròng Bắc thuộc, Hán hóa của Trung Hoa đỏ. Dân tộc Việt Nam gồm những người yêu nước ở Hải ngoại, ở Quốc nội (kể cả những đảng viên Cộng sản VN) căm ghét Tàu Cộng, đang đấu tranh chống lại việc bán nước của đầu nậu CSVN nên rất đồng tình, ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu có tầm vóc quốc tế này. Việt Nam đang ở trong tầm ngắm thâm thủng mậu dịch thương mại của Hoa Kỳ, nếu để cho các hãng xưởng ở Trung Cộng di dời (tránh thuế quan của Mỹ) qua những đặc khu mà hai đảng Cộng Sản đã toan tính từ lâu nay thì quả là đại họa. Việt Nam nên tỉnh táo, sáng suốt chọn lựa một trong hai chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hay chiến lược bẫy nợ (Một vành đai, một con đường) của Trung Cộng để sống còn và phát triển đất nước. Việt Nam là đầu cầu của con đường tơ lụa (đường ra biển) của Trung Cộng. Nếu có chiến tranh quân sự (giữa Mỹ và Trung Cộng) ở Biển Đông thì Việt Nam lãnh đủ những hậu quả khốc liệt về các mặt lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo và con người.
Diễn văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trước diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, VN vào mùa hạ năm 2017 đề cập (khái quát chính sách ngoại thương) đến điểm chính yếu là Hoa Kỳ giao thương với các quốc gia có chủ quyền trên căn bản có qua có lại, hai bên đều có lợi. Diễn văn của Tổng Thống Mỹ trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc trong thời gian qua đã kêu gọi Thế giới từ chống lại đến xóa sổ Chủ Nghĩa Xã Hội (các nước Xã Hội Chủ Nghĩa) toàn cầu. Xóa sổ Chủ Nghĩa Xã Hội bằng hai cách, một là Hoa Kỳ và Đồng minh vận dụng sức mạnh tổng hợp của mình áp lực các nước theo CNXH phải từ bỏ độc tài, đảng trị chuyển đổi qua dân chủ đa nguyên, hai là Hoa Kỳ và Thế giới Tự do thúc đẩy và hỗ trợ người dân các nước XHCN tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Cuộc đối đầu toàn diện Mỹ – Trung cùng mang Ý NGHĨA tương tự. Trong chiều hướng đó, phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, các đảng phái quốc gia chân chính, những người Việt Nam yêu nước (quan tâm đến tiền đồ Tổ quốc và vận mệnh Dân tộc) ở trong cũng như ngoài nước VN nên kết hợp lại cùng đứng lên trong Liên Minh Độc lập Dân Chủ để đấu tranh xóa sổ đảng Cộng Sản VN lấy lại chủ quyền dân tộc, chống Tàu Cộng xâm lăng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo và xây dựng nền Dân Chủ thực sự cho VN trong thời gian tới đây. Mong thay !
Việt quốc NAM PHƯƠNG
Kỷ niệm 91 năm ngày khai sinh VNQDĐ
25/12/1927 –25/12/2018