Vì sao TT Biden chọn lựa bà Harris giải quyết khủng hoảng biên giới?

Đoàn người tị nạn từ Nam Mỹ tràn đến biên giới Mỹ-Mexico sau khi TT Biden nhậm chức

Vấn đề di dân tràn vào biên giới Mỹ-Mexico sau khi TT Biden nhậm chức, tạo thành một sự lúng túng cho chính quyền Joe Biden. Mở của cho tự do đi vào thì được mà đóng cửa và tiếp tục dựng hàng rào biên giới thì như ông Trump trước đây. Tình trạng tiến thối lưỡng nan! Rồi giao nhiệm vụ cho PTT Kamala Harris giải quyết vấn đề biên giới. Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí The Hill của ông Nolan Rappaport chuyên viên nhập cư bình luận về vấn đề này.

Gần đây, tổng thống Biden đã giao cho phó tổng thống Kamala Harris nhiệm vụ lãnh đạo các nỗ lực phối hợp với Mexico và những nước Tam giác phía Bắc thuộc Trung Mỹ để ngăn chặn làn sóng di dân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo ông Nolan Rappaport, một chuyên gia luật nhập cư, bà Harris là người không hiểu biết nhiều về luật nhập cư. Ông đặt câu hỏi và phân tích lý do TT Biden giao nhiệm vụ này cho phó tổng thống trong một bài bình luận đăng trên The Hill.

Vào tháng 3/2021,  tức một tháng sau TT Joe Biden nhậm chức, Lực lượng Tuần tra Biên giới đã bắt giữ hơn 171,000 người di cư vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Đây là con số hàng tháng cao nhất kể từ năm 2006. Trong những người này, 18,800 trường hợp là trẻ vị thành niên không có cha mẹ đi kèm. Đây là đợt gia tăng bất thường, [hơn gấp đôi so với] mức 78,442 người bị bắt giữ vào tháng 1/2021. Ngoài ra con số này còn chưa bao gồm hơn 1000 người trốn vào nước Mỹ mỗi ngày, tức là người di cư bất hợp pháp vào Mỹ mà không bị bắt giữ.

Sự gia tăng số lượng gia đình vượt biên trái phép thậm chí còn mạnh hơn, từ 7,294 gia đình vào tháng Một tăng vọt lên hơn 53,000 gia đình trong tháng Ba.

Tác giả chỉ ra, tổng thống Biden đã không thực hiện các biện pháp hiệu quả để đối phó với cuộc khủng hoảng biên giới này.

Ông ấy đã bổ nhiệm Phó tổng thống Kamala Harris để dẫn đầu các nỗ lực của chính quyền trong việc thuyết phục Mexico và các quốc gia Trung Mỹ giải quyết nguyên nhân gốc rễ khiến người dân nước họ phải rời bỏ nhà cửa để tìm đến nước Mỹ. Đây là một trong những mục tiêu trong kế hoạch của TT Biden nhằm “đảm bảo các giá trị của nước Mỹ với tư cách là một quốc gia của những người nhập cư”.

Trên thực thế, điều này đã được thử nghiệm với các nước Trung Mỹ trước đây nhưng không hiệu quả.

Từ năm tài chính 2013 đến năm 2018, Hoa Kỳ đã cung cấp 3,7 tỷ đô-la viện trợ cho Trung Mỹ. Trong năm 2014, chính quyền Obama-Biden đã thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế, cải thiện an ninh và tăng cường quản trị ở Trung Mỹ bằng chương trình Chiến lược Can Thiệp của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ.

Nhưng những nỗ lực này không hiệu quả, người dân vẫn đang rời bỏ những quốc gia này để đến Mỹ. Tác giả chỉ ra rằng, điều này là do sự khác biệt giữa các điều kiện, đặc biệt là khác biệt về điều kiện kinh tế ở Trung Mỹ và Hoa Kỳ là quá lớn.

Thu nhập bình quân hàng năm ở El Salvador là 4,000 đô-la; ở Guatemala là 4,610 đô-la; và ở Honduras là 2,310 đô-la. Trong khi ở Hoa Kỳ, con số này là 65,850 đô-la.

Ông Rappaport tin rằng, hợp tác để thay đổi dài hạn sẽ không thể ngăn chặn đợt gia tăng hiện nay của những người vượt biên trái phép.

Vậy, tại sao ông Biden lại giao nhiệm vụ quản lý nhập cư cho bà Harris?

Tác giả nhận định, bà Harris dường như không hiểu biết nhiều về luật nhập cư. Nếu bà hiểu biết về các yêu cầu về điều kiện xin tị nạn, bà sẽ không đưa ra tuyên bố như thế này:

“Tất cả chúng ta đều biết hầu hết mọi người đều thích ở nhà. Họ thích được ở nơi họ lớn lên … Vì vậy, chúng ta phải hỏi, ‘Tại sao người ta lại rời bỏ [đất nước của họ] như vậy?’ Và thường thì họ ra đi vì thiếu cơ hội hoặc không an toàn. Và vì vậy, lĩnh vực trọng tâm của tôi ở khu vực Tam giác phía Bắc là giải quyết một số vấn đề này”.

Ông Rappaport, một chuyên gia luật nhập cư nói rằng, tị nạn không được cấp đối với những người di cư đến Mỹ vì thiếu cơ hội hoặc không được an toàn ở đất nước của họ.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tị nạn được cấp cho những người di cư đang ở ngoài đất nước của mình và không thể hoặc không muốn trở về vì bị ngược đãi. Hoặc họ có căn cứ để lo sợ về [khả năng] bị ngược đãi do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, là thành viên trong một nhóm xã hội cụ thể, hoặc bị ngược đãi do quan điểm chính trị nếu về nước.

Bà Harris có muốn bảo đảm an ninh biên giới?

Theo quan điểm của tác giả, bà Harris không muốn thắt chặt luật nhập cư ở nước Mỹ, bởi vậy ông không hy vọng bà sẽ quan tâm nhiều đến việc bảo đảm an ninh biên giới.

Trong cuộc tranh luận thứ hai của đảng Dân Chủ năm 2019, khi được hỏi liệu có nên trục xuất một người nhập cư bất hợp pháp chỉ vì họ nhập cư mà không có giấy tờ không, câu trả lời của bà Harris là “Tôi sẽ nói không, hoàn toàn không. Họ không nên bị trục xuất ”.

Vào thời điểm đó, kế hoạch nhập cư của bà chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các cơ quan hành pháp để tạo điều kiện hợp pháp cho những người nhập cư không có giấy tờ hoặc hoãn hành động [trục xuất đối với họ].

Ông Rappaport nhận định, điều này không có gì đáng ngạc nhiên với bà Harris, một thượng nghị sĩ của tiểu bang California. California là một tiểu bang bảo vệ mạnh mẽ những người nhập cư bất hợp pháp khỏi bị trục xuất. Các chính sách của California đã thu hút hơn 2 triệu người nhập cư không có giấy tờ đến tiểu bang này.

Bà ấy có phải nhà đàm phán hiệu quả?

Ông Rappaport cho rằng khi còn làm Thượng Nghị Sĩ, bà Harris đã thừa nhận điểm yếu của mình khi khó có thể thay đổi suy nghĩ của những người có quan điểm khác với bà. Khi còn là ứng cử viên cho chức tổng thống [trong nội bộ đảng Dân Chủ] bà thừa nhận bà sẽ không thể thuyết phục Quốc Hội thông qua luật cải cách nhập cư, thay vào đó, bà có kế hoạch sử dụng lệnh hành pháp để áp đặt các luật này.

Ông nhận định, điểm khó khăn khiến bà không thể thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của mình có thể là do quan điểm của bà Harris quá tự do. Báo cáo năm 2019 của GovTrack đã xếp bà Harris là thành viên có quan điểm tự do nhiều nhất trong số 100 thành viên của Thượng Viện Hoa Kỳ.

Ngoài ra, bà không thể hiện nhiều khuynh hướng làm việc với đảng Cộng Hòa khi còn là thượng nghị sĩ. Bà ít tham gia các dự luật lưỡng đảng hơn so với các thượng nghị sĩ Dân Chủ khác.

 là một trong ba thành viên Đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu chống lại một thỏa thuận cấp cho chính quyền Trump hàng tỷ đô-la xây dựng bức tường biên giới để đổi lấy con đường trở thành công dân cho Những kẻ mộng mơ (những người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ từ khi còn là trẻ vị thành niên).

Tác giả đặt câu hỏi, vậy tại sao ông Biden lại chọn bà Harris để lãnh đạo các nỗ lực của chính quyền làm việc với chính phủ Trung Mỹ và Mexico để ngăn chặn dòng người vượt biên trái phép?

“Rõ ràng là ông Biden cũng không muốn bảo vệ biên giới. Ông ta có lẽ chỉ muốn làm chậm dòng người xin tị nạn xuống mức có thể kiểm soát được cho đến khi ông ấy có đủ nguồn lực cần thiết để xử lý đơn xin [tị nạn] của họ”, ông Rappaport viết.

Vào tháng 12/2020, ông Biden nói với các phóng viên rằng ông sẽ thiết lập một “chính sách nhân đạo” hơn ở biên giới nhưng ông sẽ cần “có lẽ là 6 tháng” để xây dựng lại hệ thống xử lý người di cư và bảo đảm tài trợ cho các thẩm phán nhập cư.

Tính đến cuối tháng 2/2021, các tòa án di trú có gần 1.3 triệu trường hợp [xin tị nạn] tồn đọng và thời gian chờ đợi trung bình cho một phiên điều trần là hai năm rưỡi.

Ông Biden không phải không nhận thức được các nguy cơ về số người tăng vọt ở biên giới. Ông từng cảnh báo, việc thay đổi ngay lập tức các chính sách của Trump có thể dẫn đến việc có “hai triệu người ở biên giới của chúng ta”.

Tuy nhiên ông ấy vẫn làm vậy, và cuộc khủng hoảng biên giới mà ông ấy lo sợ đang xảy ra.

Tác giả kết luận, hơn nữa, cuộc khủng hoảng biên giới đang xảy ra trong thời điểm đại dịch được cho là sẽ trở nên dễ lây lan hơn do virus đột biến. Một số biến thể của COVID này có thể gây chết người nhiều hơn.

Nolan Rappaport

Nolan Rappaport là một chuyên gia về luật nhập cư của nhánh hành pháp trong ba năm. Sau đó, ông làm cố vấn nhập cư cho Tiểu ban Nhập cư, An ninh Biên giới và Yêu sách trong bốn năm. Trước khi làm việc trong Ủy ban Tư pháp, ông đã viết các quyết định cho Ủy ban Kháng cáo Nhập cư trong 20 năm.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt