Việt Nam dưới thời thực dân Pháp đô hộ: “Nước Pháp đã cướp đi tuổi thanh xuân của cha tôi! “
Nguồn Daniel Saint-Jean – Nhật Báo France-Guyane ngày Thứ Bảy, 19.02. 2011
(Ngày 19-02-2011, nhật báo France-Guyane thuộc tỉnh Guyane thuộc Pháp ở Nam Mỹ đã đăng bài những Tù Nhân Lưu Đày Biệt Xứ – An Nam, sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng, xin lược dịch bài này gửi đến quý vị, những thao thức của những người yêu nước khi bị lưu đày không bao giờ trở lại quê hương. Ngày nay, bao nhiêu người tị nạn chính trị Cộng Sản, chúng ta phải làm sao để đừng có mang tâm trạng yêu nước lưu đày của tiền nhân. Có nghĩa là chúng ta phải chiến thắng độc tài Cộng Sản để trở về)
Việt Nam dưới thời thực dân Pháp đô hộ:
“Nước Pháp đã cướp đi tuổi thanh xuân của cha tôi! “
Lê Hoàng Châu lược dịch
Một quyết định tàn bạo đã được ký vào tháng Giêng năm 1931 đối với số phận những người Việt Nam tại vùng đất Guyane Nam Mỹ. Lễ Tưởng Niệm Nhà Lao An Nam tại quận Tonnegrande dấu tích còn sót lại nơi khổ sai lưu đày biệt xứ được giành cho những tù nhân chính trị Việt Nam . Trong số đó, Paul Lai Van Cham, là một trong những số phận tù chính trị bị lưu đày trên Đảo Quỷ thuộc Guyane Nam Mỹ.
Antoine Lai văn Cham (con trai của ông Paul Lai Van Cham) đưa cho chúng tôi xem những bức ảnh trắng đen đã ố vàng vì thời gian mà hiện anh còn lưu giữ …Đó là những kỷ vật của gia đình, của Cha anh là Paul LẠI VĂN CHAM, là một trong những người góp phần tạo nên lịch sử nguồn gốc sắc tộc người Việt tại Guyane-Nam Mỹ, khi người Việt bị lưu đày khổ sai biệt xứ tại Nhà Lao An Nam, (Ngục Thất Suối Lươn) hình thành cộng đồng làng người Đông Dương tại Cayenne-Guyane vào năm 1946 sau thế chiến thứ 2.
Anh Antoine Lai Van Cham cho chúng tôi biết:” Cha của chúng tôi sinh ra vào năm 1899 tại Miền Bắc Việt Nam.., Ở vào tuổi 20 lúc ấy ông là một học sinh, ông đã bị bắt vì tội tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Anh Antoine kể tiếp: “Trong quảng thời gian cuối cuộc đời của cha tôi, lúc nào ông cũng ôm ấp hình ảnh của một cô em gái tại quê nhà mà ông luôn ước ao được gặp lại dù chỉ một lần!”.
“Nước Pháp đã cướp đi tuổi thanh xuân của Cha!” Đó là khi cha tôi kể về quá khứ thời thanh niên của mình vào thập niên những năm 1920 cho chúng tôi nghe, ÔNG đã bị bắt sau cuộc Tổng Nổi Dậy và bị lưu đày ra Côn Đảo, đặc biệt là những cuộc đấu tranh đòi quyền sống con người trong chốn lao tù tại Côn Đảo, rồi cha tôi bị lưu đày biệt xứ đến Guyane, rồi bị đày ra Đảo Quỷ (đảo dành cho những tù chính trị phạm nguy hiểm,chống đối trong tù Nhà Lao An Nam).
Chết mà không được nhìn thấy quê hương
“Cha tôi là một tù nhân chính trị Việt Nam bị đày ra Đảo Quỷ, tại đây cha tôi đã gặp Albert Londres”. Antoine Lai Văn Cham nhắc đến nhân vật trong các phóng sự Le Petit Parisien (nói về việc kết án oan sai của Albert Londres), vào những năm 1923, về chống chọi giữa cái sống và cái chết trên đảo Quỷ của các tù nhân…trích trong sách….« Dreyfus l’inaugura. […] La guerre a peuplé le rocher. Maintenant, ils sont vingt-huit, deux par baraque. […] Ils ont un peu débroussé et cultivent d’étroits jardins. Voici un Annamite qui ne parle qu’annamite. Voici un Chilien. C’est tout. Île du Diable! Tombeau de vivants, tu dévores des vies entières. , […] »
Antoine Lai Văn Cham kể tiếp: “Cha tôi đã gặp được Mẹ tôi một người con gái Guyane, Elizabeth, cha tôi kết hôn với Elizabeth rồi lấy tên là Paul,…Paul Lai Van Cham, Cái HỌ Lại Văn Cham của tôi có từ đây. Thực ra, tên của cha tôi là CHAM và Họ là LẠI và chữ lót của tên là VĂN. Lại Văn Cham mới đúng là “Họ và Tên” của cha chúng tôi”.
Elizabeth và Paul có được 3 người con, và Antoine là người con thứ 3. Gia đình chúng tôi sống trong cộng đồng những tù nhân Việt Nam tại vùng đất Suối Lươn, làng Tonnegrande được hình thành trong thời gian này. Khi tôi được 16 tuổi thì Cha của tôi qua đời khi mà ước mơ của Cha chúng tôi chưa thực hiện được, đó là nhìn thấy quê hương Việt Nam, nơi mà Cha tôi được sinh trưởng và đã chiến đấu cho nền độc lập dân tộc. Antoine tiếp tục kể: ”Cha tôi luôn ước ao được trở về quê hương của mình!. Chúng Tôi cũng rất muốn cùng trở về quê hương của Cha chúng tôi sinh sống. Nhưng sau cái chết của Cha tôi, chúng tôi quyết định ở lại Guyane, vì nơi ấy chúng tôi không biết một ai cả!“.
Vào năm 1963, có một đợt cuối cùng những tù nhân Việt Nam trở về quê hương. Hiện nay. trong khu đất Nhà Lao An Nam còn sót lại một số di tích có giá trị về lịch sử văn hóa truyền thống. Nhà Lao An Nam tại Guyane Nam Mỹ là nơi giam cầm khổ sai lưu đày biệt xứ đối với những con người Việt Nam bị kết án vì mang tội yêu nước.
-Tonnegrande, Lể Tưởng Niệm.
Cách đây 80 năm “Ngày 22 tháng 1 năm 1931, một Nghị Định được Tống Thống Gaston Doumergue ban hành ký, dưới sự đề nghị của Toàn Quyền Đông Dương về việc “ phải có biện pháp thích đáng, nghiêm khắc đối với những kẻ đã gây ra cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy”. Đó là, nghị định thiết lập nhà tù đặc biệt tại vùng đất L’Inini- L’Inini E.P.S (les Etablissements Penitentiaires Speciaux du Territoire de L’Inini) trên lãnh thố Guyane Nam Mỹ, để làm nơi giam cầm lưu đày khổ sai biệt xứ đối với những chính trị phạm Việt Nam …Có ba Nhà Lao được thành lập từ giữa năm 1931 đến 1934. Ngục Thất đầu tiên được xây dựng là Ngục Thất Suối Lươn tại vùng đất Tonnégrande – “la Crique Anguille à Tonnégrande“, thứ hai là Ngục Thất trại Lâm Nghiệp – “La Forestière” năm bên bờ phải sông Maroni và thứ ba là Ngục Thất Vó Cọp nằm bên bờ sông Sinnamary. […] Ngục Thất Suối Lươn được xây dựng đầu tiên cũng là Ngục Thất Trung Tâm trên lãnh thổ L’Inini được gọi là Nhà Lao An Nam, nơi đây giam giữ 395 Chính trị phạm Việt Nam, từ tháng 9 năm 1931, có diện tích trên 300 mẫu đất, hiện diện tích đất này đang nằm trong quyền chủ sở hữu tư nhân.
Ông Thị trưởng quận Montsinéry-Tonnegrande cho biết, việc bảo tồn di tích lịch sử nhà lao của quân trong năm tưởng niệm và hoạt động về các lãnh thổ ngoài nước Pháp” đã thu hút nhiều sự chú ý quan tâm của cư dân Guyane và hội đồng thành phố về việc sự cần thiết phải bảo vệ những di tích lịch sử còn xót lại của Nhà Lao An Nam trước sự tàn phá của thiên nhiên, việc bảo tồn gìn giữ di tích lịch sử này, và việc tưởng niệm, cho thấy giá trị phong phú và đặc sắc đa dạng về nguồn gốc lịch sử hình thành sắc dân và lãnh thổ Guyane Nam Mỹ( Người Guyane-Pháp gốc Việt chiếm 5% trong số 250.000 dân số tại Guyane-Pháp hiện nay).
Trong quá khứ, dự án bảo tồn di tích lịch sử truyền thống Nhà Lao An Nam đã gặp trở ngại phải ngưng lại, bởi thực tế là đất tư nhân. Họ đã được cấp phát từ sau chế độ nhà tù được giải tỏa. Ngoài ra, như tiết lộ của Thị trưởng Patrick Lecante, Hội đồng thành phố đã phê duyệt giao cho chính quyền địa phương việc thương lượng với chủ sở hữu để mua lại phần đất nằm trong diện tích quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử.
“Chúng tôi sẽ rất quan tâm tới kết quả của các cuộc đàm phán này và chúng tôi hy vọng việc chuyển giao quyền sở hữu tư nhân diện tích đất được tiến hành nhanh chóng qua quyền quản trị của Chính Quyền”, ông thị trưởng tiếp…Sáng kiến này, được đưa ra trong điều kiện của bộ phát triển Nước Pháp có dự án tìm kiếm, thu thập, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa lịch sử hình thành của những lãnh thổ của nước Pháp nằm ngoài lãnh thổ nước Pháp…. Bộ trưởng đặc trách các lãnh thổ ngoài nước Pháp” (l’Outre-mer) Penchard Marie-Luce và Giám đốc của Drac được hoàn toàn độc lập về việc phát triển các dự án này. Điều quan trọng là phải xem xét thận trọng những dự án phát triển trước khi quyết định phê chuẩn trong nhu cầu thích ứng cần thiết đối với công chúng.
Ông thị trưởng cho biết: Trong năm nay, nhân tưởng niệm 80 năm Nhà Lao An Nam có một hôi thiện nguyện của những người quan tâm đến di tích lịch sử Nhà Lao An Nam, họ sẽ đến Guyane thực hiện cuộc “Hành Hương”, người đại diện của ban tổ chức đã có liên lạc với tôi, và theo chổ tôi ghi nhận, trong dịp này, Hội Con Cháu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam bị lưu đày tại Guyane Nam Mỹ được thành lập vào năm 2009 sẽ cùng tham dự.
-Tìm hiểu thêm về Nghị Định
Một sắc lệnh tàn ác được ban hành của tổng thống
22 tháng 1 năm 1931, sự ghi nhận chính thức được đăng tãi trên báo chí tại Guyane Nam Mỹ, việc thiết lập nhà tù đặc biệt tự trị tại vùng đất L’ININI. Nghị Định được ban hành ký của Tổng Thống Gaston Doumergue, Toàn Quyền Henry Chéron và Bộ Thuộc Địa T.Steeg. Nghị định ban hành này nhằm thiết lập hệ thống nhà lao đặc biệt tự trị, trên lãnh thổ L’ININI. „ Đây là hình phạt đích đáng, nghiêm trị đối với các tù nhân Việt Nam (Sau Khởi Nghĩa Yên Báy) xét bởi Hội Đồng Đề Hình, và các tòa án quyết định xử phạt khổ sai lưu đày biệt xứ tại Đông Dương…Nghị Định này do Toàn Quyền Đông Dương thỉnh cầu và chí phí cho việc vận chuyển, cấp dưỡng tù nhân Việt Nam trong thời gian vận chuyển đi đày, do bộ phận lưu đày tù nhân tại Đông Dương cấp phát…., Đây là điều được nhấn mạnh trong các điều ghi trong Nghị Định.
—————————–
Annamites : « La France a volé la jeunesse de mon père! »
Daniel SAINT-JEAN France-Guyane 19.02.2011
La décision d’envoyer des Annamites en Guyane remonte à janvier 1931. Le bagne de Tonnégrande est le dernier lieu de mémoire de ces Indochinois déportés à cause de leur engagement politique. Parmi ceux-ci, Paul Lai Van Cham, qui fut sur l’île du Diable…
Les photos en noir et blanc et sépia défilent entre les mains d’Antoine Lai Van Cham… Des souvenirs de famille, de son père, Paul, mais aussi de l’histoire de la Guyane, quand les Annamites libérés du bagne s’installèrent dans le quartier de la Crique à Cayenne, en 1946… au village chinois. « Mon père est né vers 1899 au Tonquin… Il avait une vingtaine d’années lorsqu’il fut arrêté. Il était étudiant et participait à une manifestation anticolonialiste. Il était pour l’indépendance. » De l’ancienne vie de son père, il ne reste à Antoine Lai Van Cham que la photo d’une soeur au Vietnam, qu’il n’a jamais rencontrée.
« La France lui a volé sa jeunesse! Il nous parlait de son passé, de son arrestation, surtout du camp de l’île de Paulo-Condor, lorsqu’il fut mis en déportation. » Après un passage par la France hexagonale et l’île de Ré, son père embarqua pour Cayenne dans les années 1920.
Décédé sans avoir revu sa terre natale
« Il était le seul déporté politique annamite sur l’île du Diable. Il a rencontré Albert Londres » , souligne Antoine Lai Van Cham, évoquant le journaliste du Petit Parisien. Ce dernier, venu en 1923, écrit, dans son livre Au bagne, à propos de l’île du Diable : « Dreyfus l’inaugura. […] La guerre a peuplé le rocher. Maintenant, ils sont vingt-huit, deux par baraque. […] Ils ont un peu débroussé et cultivent d’étroits jardins. Voici un Annamite qui ne parle qu’annamite. Voici un Chilien. C’est tout. Île du Diable! Tombeau de vivants, tu dévores des vies entières. »
Le père d’Antoine Lai Van Cham était toujours sur l’île lorsque furent mis en place les bagnes des Annamites pour exploiter la forêt en 1931 (Phan-Van Chau fut également déporté sur l’île du Diable durant la même période). Puis ce fut la fin de la guerre et la libération des derniers bagnards en 1946. Beaucoup d’Annamites avaient commencé une nouvelle vie en Guyane, certains purent bénéficier d’un rapatriement en 1954.
« Mon père a rencontré une Guyanaise, Élisabeth. Quand il s’est marié, il a pris le prénom de Paul… En fait, son prénom était Cham et son nom de famille Lai Van. »
Élisabeth et Paul eurent trois enfants dont Antoine. La famille vivait déjà comme lui dans le quartier de la Crique. Il avait 16 ans lorsque son père est décédé sans avoir revu sa terre natale. « Il souhaitait y retourner. Nous étions d’accord pour l’accompagner, mais après sa mort, nous avons préféré rester en Guyane… Là-bas nous ne connaissions personne! » Le dernier convoi des Annamites pour leur pays fut organisé en 1963. Près de la crique Anguille, quelques vestiges témoignent de l’histoire de ces hommes envoyés d’Indochine, l’actuel Vietnam, à cause de leur engagement politique…
– Tonnégrande, lieu de mémoire
Montsinéry-Tonnégrande attire l’attention des Guyanais et des pouvoirs publics sur la nécessité de préserver les vestiges du bagne des Annamites. Des négociations pour l’achat du terrain sont lancées.
« Le 22 janvier 1931, il y 80 ans, le gouverneur de la Guyane et du territoire de l’Inni promulguait le décret présidentiel signé de Gaston Doumergue portant la création des établissements pénitentiaires spéciaux destinés à recevoir les condamnés indochinois aux travaux forcés… Trois établissements spéciaux naissent entre 1931 et 1934 : le premier à la crique Anguille à Tonnégrande, le second à la Forestière sur la rive droite du Maroni, le dernier à saut Tigre sur le Sinnamary […] Le premier des camps, établi sur des propriétés privées, sur une superficie de plus de 300 ha, accueillit 395 Indochinois à partir de septembre 1931 et devint le chef-lieu de la circonscription du centre de l’Inini. »
En rappelant l’histoire de ces bagnes, la municipalité de Montsinéry-Tonnégrande veut, en cette année des Outremers, « attirer l’attention des Guyanais et des pouvoirs publics sur la nécessité de préserver les vestiges du bagne des Annamites dans leur environnement naturel, véritable lieu de mémoire qui révèle toute la richesse et la complexité de l’histoire de notre pays » .
Par le passé, les projets d’aménagement se sont toujours heurtés au fait que les terrains étaient privés. Ils avaient été loués par l’administration pénitentiaire. Aussi, comme le révèle le maire Patrick Lecante, le conseil municipal a donné son aval au Conservatoire du littoral pour qu’il négocie l’achat avec la famille propriétaire les terrains.
« Nous serons très attentifs à l’aboutissement de ces négociations que l’on espère rapides » , souligne le maire. Une démarche lancée à la suite du Conseil des rivages français d’Amérique, qui a réuni les élus des différents pays d’Outre-mer. La ministre de l’Outre-mer Marie-Luce Penchard et le directeur de la Drac ont naturellement été saisis de ce dossier. Une étape indispensable avant d’envisager un aménagement du site avec la mise en valeur des vestiges pour accueillir le public.
Une association de descendants de ces personnes reléguées en Guyane a pris contact avec le maire pour l’organisation, cette année, d’un « pèlerinage » sur les lieux. Et, comme le rappelle le maire, une association des enfants des déportés politiques de l’Indochine a été créée en 2009 en Guyane et sera partie prenante dans ce dossier.
– Repère
Un décret présidentiel
Le 22 janvier 1931, le journal officiel de la Guyane française et du territoire de l’Inini publiait le décret présidentiel signé de Gaston Doumergue, du garde des sceaux Henry Chéron et du ministre des colonies T. Steeg. Ce décret portait sur la création d’établissements pénitentiaires spéciaux dans le territoire autonome de l’Inini. « Ces établissements seront spéciaux aux individus d’origine indochinoise condamnés par les différentes juridictions de l’Indochine… Les frais de transport et les frais d’entretien des condamnés seront supportés par l’Indochine » , soulignait le décret.
Antoine Lai Van Cham montre des photos de son père, Paul, Indochinois déporté en Guyane dans les années 1920. (DSt-J)