New York Times: Khủng hoảng đường lối và dân chúng bất mãn chế độ CSVN

Phóng viên Thomas Fuller Nhật báo New York Time ngày 23/04/2013 – những ngày của Tháng Tư Đen, đã đăng một bài gây nhiều dư luận trong dân chúng Hoa Kỳ, bài vừa mới đưa lên đã có hằng trăm ý kiến của độc giả đóng góp, chung quy độc giả thấy được thảm cảnh của người dân Việt Nam sống dưới chế độ cộng sản và họ rất đồng ý với tác giả bài báo. Dưới đây là bài lược dịch của Hoàng Long (admin trang https://www.vietquoc.org)

Link bài báo: http://www.nytimes.com/2013/04/24/world/asia/vietnam-clings-to-single-party-rule-as-dissent-rises-sharply.html?pagewanted=all&_r=0

Hình chụp tại thành phố HCM, nhiều người bất mãn dâng cao trong thế hệ 1990

Tại thành phố HCM:

Trên kệ sách của ông chứa đầy sách của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, điều này nói lên một sự nghiệp trung thành đối với đảng Cộng sản, nhưng Nguyễn Phước Tương 77 tuổi, nói rằng ông không còn tin Tương vào chế độ này nữa. Là một cựu cố vấn của hai Thủ Tương CSVN, ông Tương cũng như rất nhiều người dân Việt Nam hôm nay, bày tỏ một cách mạnh mẽ chống lại chế độ.

“Hệ thống của chúng tôi bây giờ là độc tài toàn trị bởi một đảng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại tư gia của mình ở ngoại ô thành phố HCM. “Tôi từ trong hệ thống (cộng sản) ra – Tôi hiểu tất cả các sai lầm, thiếu sót, suy thoái của nó”, ông nói. “Nếu hệ thống không sửa đổi, nó sẽ sẽ tự sụp đổ”.

Đảng (CSVN) chiến thắng quân đội Nam Việt Nam do Mỹ hậu thuẫn năm 1975 thì đối diện với sự tức giận trổi dậy về sự suy thoái kinh tế và sự chia rẻ bởi tranh chấp giữa những người muốn giữ độc quyền cai trị theo truyền thống Xã Hội Chủ Nghĩa và những người kêu gọi một hệ thống đa đảng và đi theo đường lối tư bản.

Hiện nay, có lẽ, quan trọng nhất, Đảng (CSVN) đang nỗ lực và mưu toan làm sao chống lại những tin tức phát tán từ hệ thống internet lan tỏa trong quần chúng, vượt qua các phương tiện truyền thông của nhà nước kiểm soát.

Từ khi thống nhất cách đây 38 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã từng chiến tranh với Trung Quốc và Cambodia, tài chánh khủng hoảng và những rạn nứt nội bộ Đảng. Sự khác biệt ngày hôm nay, theo Carlyle A. Thayer, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu của Việt Nam, đó là lời chỉ trích các người lãnh đạo  “đã bùng nổ trên toàn xã hội.” Tiến sĩ Thayer nói thêm: Ngoài không khí cai trị độc tài, sự chia rẽ trong đảng đã thực sự giúp khuyến khích tự do phát biểu bởi vì các phe đang đối đầu tiêu diệt nhau…

“Có một mâu thuẫn ở Việt Nam”, ông nói. “Bất đồng chính kiến ​​đang gia tăng, nhưng cùng một lúc, đàn áp cũng gia tăng”

Như tiếng nói bất đồng chính kiến đang sinh sôi nẩy nở trong 92 triệu người Việt Nam, nhà nước CSVN đã và đang cố gắng để trấn áp. Tòa án đã kết án nhiều bloggers, nhà báo và các nhà hoạt động tự do dân chủ vào tù… nhưng chỉ trích, đặc biệt là trên hệ thống Internet, tiếp tục không suy giảm. Nhà nước XHCN Việt Nam đã chận đường truyền của những trang mạng, nhưng  nhiều người Việt Nam dùng phần mềm vượt tường lửa để qua mặt sự kiểm soát internet của CSVN.

Càng ngày càng có nhiều người lên tiếng chỉ trích nhà nước, Trương Huy San, một nhà văn, nhà báo và blogger nổi tiếng cho biết “Và những gì họ đang nói là nghiêm trọng hơn nhiều.”

Ông San, người nhận được học bổng tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ là tác giả bộ sách “Bên Thắng Cuộc”, có lẽ là người trong nước đầu tiên viết sách bộ sách lịch sử toàn diện kể từ năm 1975 để chỉ trích. Sách được nhiều người đọc ở Việt Nam, gồm hai tập, được viết dưới bút danh Huy Đức, in không có giấy phép của nhà nước (CSVN) và mô tả hành vi như thanh trừng đảng viên trung thành và thu giữ tài sản doanh nghiệp của người miền Nam.

Đối với du khách thường đến Việt Nam nhìn bộ mặt bên ngoài thấy sự phát triển kinh tế có thể làm cho họ khó hiểu được sự bi quan sâu đậm mà nhiều người đang bày tỏ. Hàng triệu người mà một thập kỷ trước đến nay chỉ có chiếc xe đạp, bây giờ có chiếc xe động cơ nhỏ xíu hai bánh chạy ngang qua các công xưởng và những cao ốc.

Nền kinh tế tăng nhanh trong những năm 1990 sau khi cải cách đã sinh ra nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, đó là kinh tế hỗn hợp vụng về luôn bị đảng CSVN kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Ngay cả bây giờ, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dự kiến ​​tăng trưởng khoảng 4 đến 5% trong năm nay, một phần nhờ vào xuất khẩu gạo, cà phê và các nông phẩm khác.

Nhưng thị trường bất động sản đang bị ứ đọng vì xây quá nhiều nhà và chung cư mà không bán được, các ngân hàng gánh khoản nợ xấu khổng lồ, báo chí đang chạy bài viết về tình trạng thất nghiệp gia tăng, và đất nước được Tổ Chức Minh Bạch Thế Giới xếp hạng một trong những nước tham nhũng hàng đầu thế giới  (đứng thứ 123 trong danh sách 176, trong đó những người có số lượng thấp là ít tham nhũng nhất.)

Doanh nhân Việt Nam than oán về các quy định của áp đặt bởi Đảng tin rằng nó có thể là đội tiên phong của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa. Và nhiều người nói rằng Việt Nam mất phương hướng, nó dường như không thể kìm chế dược nhất là với giới trẻ.

“21 năm nay, tôi chưa bao giờ thấy sự thất vọng đến như vậy đối với hệ thống của thành phần trí thức và doanh nhân,” phát biểu của ông Peter R. Tyder, giám đốc công ty Indochina Capital, một công ty đầu tư ở Việt Nam. “nhiều cuộc tranh luận có giá trị giữa thương buôn với đảng (CSVN) – những người quan tâm đến chính sách của nhà nước (CSVN) đang đi”.

Tại Spring Economic Forum (Diễn Đàn Kinh tế Mùa xuân), được tổ chức vào đầu tháng Tư bởi ủy ban kinh tế Quốc Hội, những người tham dự “dành giựt chiếc micro” để nói, ông Lê Đăng Doanh cố vấn kinh tế có mặt tại phòng hội đã mô tả diễn đàn này là “bão tố”.

Ông nói rằng sự chỉ trích lan rộng, mặc dù kinh tế đã đổi mới, “hầu hết chẳng thực hiện được chút nào”

“Sự khủng hoảng là sự thật”, ông Doanh nói. “Theo thời gian, cứ hứa hẹn từ năm này sang năm khác, nhưng chẳng ai thấy gì cả”

Tại trung tâm quyền lực chính trị mà thủ Tương (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền từ năm 2006. Phong cách nóng vội và chương trình đầy tham vọng cho nền kinh tế bước đầu của Dũng được nhiều người ủng hộ vì ông đã phá vỡ khuôn khổ cứng nhắc của một thành viên ban lãnh đạo đảng cộng sản (apparachik)

Nhưng Dũng đã bị xa lánh nhiều đảng viên bởi vì đã sa thải ban cố vấn là những người từng thúc đẩy và lãnh đạo công cuộc đổi mới (trong đó có ông Truờng một trí thức cộng sản và những người cố vấn cao cấp khác)

Quan trọng hơn, chính sách thương hiệu của Dũng, đẩy mạnh xây dựng công ty nhà nước quốc doanh theo kiểu các tập đoàn tư nhân của Hàn Quốc, phản tác dụng.
Công ty lại được điều hành bởi những giám đốc là tay chân hệ thống Đảng Cộng sản, các doanh nghiệp mở rộng sang nhiều ngành họ không đủ khả năng để quản trị trong hai lãnh vực thị trường chứng khoán và bất động sản. Hai trong số các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất gần như sụp đổ và phá sản.

Ông Tương, một học giả của chủ nghĩa Mác, cho biết những căng thẳng trong Đảng Cộng sản dâng cao bởi những khó khăn về kinh tế.

Vào tháng Hai, ông đã giúp viết một bức thư ngõ đến Tổng Bí Thư đảng (CSVN), Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi thay đổi Hiến pháp nhà nước và hiến pháp đó sẽ “bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.” Ông vẫn chưa nhận được hồi đáp.

Ông Tương nói ông đã mong mỏi thúc đẩy thay đổi kể từ ngày là cố vấn cho thủ Tương (CSVN) Võ Văn Kiệt, người đã giúp cải tổ nền kinh tế trong những năm 1990.
Nhưng hôm nay anh cảm thấy áp lực của thời gian. Ông bị ung thư, mặc dù có dấu hiệu thuyển giảm, và  nói những gì mà ông ấy cho là sự thật để được thanh thỏa.

Cuối cùng ông Tương phàt biểu: “Tóm lại, Marx là một nhà tư Tương lớn, Nhưng nếu chúng ta không bao giờ có Marx thì thế giới đã tốt hơn.”

Hoàng Long dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt