Việt Cộng trao quyền kiểm soát quân sự Hoàng-Trường Sa cho Tàu

Bên ngoài Cộng Sản Việt Nam phản đối lấy lệ, bên trong đã ngầm trao quyền cho Trung Cộng kiểm soát Hoàng Sa và Trướng Sa – bài bình luận của bình luận gia Lý Đại Nguyên

VIỆT CỘNG TRAO QUYỀN KIỂM SOÁT QUÂN SỰ

HOÀNG SA TRƯỜNG SA CHO TRUNG CỘNG

Cơ quan quản lý ngư nghìệp Trungcộng cho biết: “Hôm chủ nhật (25/04/2010), đã bắt đầu hoạt động tuần tra ngư chính thường xuyên ở khu vực Trườngsa, qua việc triển khai hai tàu tới thay hai tàu khác, hiện đang hộ tống các tầu đánh bắt cá của Trungquốc trong khu vực biển này”. Phía Việtcộng đã lên tiếng phản đối, cho rằng: “việc làm đó vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việtnam đối với quần đảo này”. Thế nhưng thực tế thì hành động trắng trợn đó của Trungcộng lại diễn ra ngay trong khi phái đoàn Bộ Quốc Phòng do tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng Việtcộng cầm đầu đang có mặt tại Bắckinh, từ 21 đến 28/04/10. Cũng như phái đoàn Ủy ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội Việtcộng đang làm việc với Ủy ban Đối Ngoại Quốc Hội Trungcộng, từ ngày 24/04 đến 03/05/10. Đáng lưu ý hơn nữa là ngay khi Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việtcộng đang thăm Trungcộng, từ 26/04 đến 01/05/10, nhân dự khai mạc triển lãm Thượng Hải Expo 2010, và hội kiến với Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trungcộng.

Lẽ đương nhiên trong những lời tuyên bố công khai thì cả hai bên đều dùng những lời tốt đẹp để nêu cao tình hữu nghị giữa 2 đảng và 2 nước. Nhưng Tập Cận Bình, phó chủ tịch Trungcộng lại lên lớp với tướng Việtcộng, Phùng Quang Thanh rằng: “Theo kế hoạch hợp tác chiến lược, quân đội 2 bên phải tăng cường hiểu biết tin cậy  lẫn nhau, thảo luận các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới và thẳng thắn trình bày, giải quyết những trở ngại có thể tạo bất lợi cho quan hệ song phương”. Có nghĩa là Tập Cận Bình răn bảo Phùng Quang Thanh và Quân Đội Việtcộng không được làm trái với kế hoạch hợp tác chiến lược mà lãnh đạo 2 đảng và 2 nước đã đồng thuận. Báo Quân Đội Nhân Dân  của Việtcộng, bật mí: “Chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh là cơ hội để 2 bên cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới; tăng cường tuần tra liên hợp giữa hải quân 2 nước, tiến tới phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn, rà  phá thủy lôi, chống cướp biển”.

Trong khi đó, ở trang tin Chinanews.com.cn, tường thuật cuộc gặp giữa Phó Đô Đốc Hải Quân, đồng thời là Phó Tổng Tham Mưu quân đội Trungcộng, Tôn Kiến Quốc với Chủ Nhiệm Ủy ban Quốc Phòng và An Ninh Quốc Hội Việtcộng, Lê Quang Bình để nói rõ lập trường của Trungcộng về Biển Đông. Rằng: “Biển Đông là khác biệt và mâu thuẫn lớn nhất trong quan hệ Việt-Trung”. “Trungquốc phản đối các hành động làm quá nóng vấn đề này, phản đối việc quốc tế hóa và sự can thiệp của các nước ngoài”. Khuyến cáo: “Trungquốc và Việtnam nên bình tĩnh và đối phó với vấn đề này một cách thận trọng, tránh ảnh hưởng đến tình hình chung của quan hệ Trung-Việt”. Đây đúng là lời cảnh cáo đối với Quốc Hội và khuynh hướng trong đảng và nhà nước Việtcộng còn nuôi hy vọng “Quốc Tế Hóa” Biển Đông. Nhất là việc mời Hoakỳ can thiệp vào đây.

Xem vậy lãnh đạo cộng đảng Việtnam và Trungcộng đã thỏa thuận ngầm với nhau là, không “quốc tế hoá” biển Đông từ lâu rồi. Nên, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, mà Việtnam làm chủ tịch vừa qua, là cơ hội ngàn năm một thuở để Việtnam đưa vấn để Trungcộng lấn chiếm Biển Đông, vi phạm quy chế “Ứng Xử” mà Trungcộng đã ký với các nước ASEAN ra trước hội nghị, nhằm kết án, đồng thời tiến tới việc cụ thể quốc tế hóa Biển Đông. Thực ra, Trungcộng vừa dùng sức mạnh hài quân khống chế Biển Đông, vừa quyết liệt phản đối việc quốc tế hoá, đa phương hoá tranh chấp Biển Đông, nhằm duy trì chủ trương đàm phán song phương với các nước liên hệ, để dễ bề khống chế đàn em Việtcộng.  Hai quan chức Mỹ là Jeffrey Bader và James Steinberg giải thích rằng: “Biển Đông nay là một trong các quan tâm chủ đạo về chủ quyền của Trungquốc bên cạnh Tây Tạng và Đàiloan”. Chính vì vậy mà Trungcộng quyết dùng thế đảng cộng sản đàn anh ép buộc đảng cộng sản đàn em Việtcộng phải tuân theo ý muốn của họ. Có tin cho rằng, nhóm lãnh đạo Việtcộng, chủ chốt là tổng bí thư Nông Đức Mạnh, kẻ sắp rời ghế, và Bộ Chính Trị đảng khóa X, đã dấu quân, cán, chính và toàn dân, ngoan ngoãn âm thầm, “Trao toàn quyền kiểm soát quân sự vùng Hoàngsa và Trườngsa cho Trungquốc”. Như trước kia, năm 1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng BắcViệt cam kết với Trungcộng.

Nhưng trước sự chống đối quyết liệt của toàn quân và toàn dân về sự bành trướng của Bắckinh, lãnh đạo Việtcộng sợ có biến loạn, nên đã đồng ý để cho Bắckinh, triệu tập nhóm đầu não Bộ Quốc Phòng, Ủy Ban Quốc Phòng và An Ninh của Quốc Hội, kể cả người cầm đầu chính phủ Hànội sang để phủ dụ, răn đe, hứa hẹn cho chức cao, quyền trọng ở Đại Hội XI, như Chủ Tịch Nước cho tướng Phùng Quang Thanh, Tổng Bí Thư cho Nguyễn Tấn Dũng… Cùng lúc triển khai việc Hải Quân Trungcộng “Tuần Tra Ngư Chính Thường Xuyên ở Biển Đông”. Không quên ‘ra ơn’ phóng thích 23 tù nhân là ngư phủ Việtnam bị Trungcộng bắt trái phép, được trở về nước vô điều kiện.

Nắm bắt được tình thế khá trầm trọng tại toàn vùng châu Á, ký gỉả Hoài Hương của ban Việt ngữ Đài VOA đã thực hiện một cuộc phỏng vấn riêng với Đại Sứ Hoakỳ tại Việtnam, Michael Michalak hôm 01/05/2010. Ngoài vấn đề giao hảo giữa  2 bên trong 15 năm nối laị quan hệ bình thường. Hoài Hương đã đặt ra câu hỏi: “Thưa ông đại sứ, mới đây trong một chuyến đi Châu Á, tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ là vị ‘Tổng Tống Châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên’, xin ông cho một nhận định về vai trò của Hoakỳ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trungquốc trong khu vực?”

Đại sứ Michalak trả lời: Tôi không biết về ảnh hưởng đang gia tăng của Trungquốc, nhưng tôi có thể khẳng định với cô rằng, Hoakỳ trong hơn 100 năm qua, đã là một cường quốc, và sẽ tiếp tục là một cường quốc ở Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện của mình tại Thái Binh Dương trong tương lai có thể được. Vai trò của chúng tôi tại đây là giúp và làm việc với các đối tác trong khu vực, các đồng minh cũ và các đối tác mới, tôi tin Vìệtnam là một trong các đối tác mới, để tạo điều kiện cho một khu vực ổn định, thịnh vượng và hoà bình. Đặc biệt chúng tôi muốn thấy Việtnam phồn thịnh, hùng cường, có khà năng đóng vai trò lãnh đạo tại Đông Nam Á và là đối tác của Hoakỳ”.

Ông Michalak nói là không biết về ảnh hưởng gia tăng của Trungquốc. Nhưng ông phải biết rất rõ về việc Trungcộng đang bằng mọi cách, đẩy bọn tay sai Việtcộng, ra mặt đàn áp tôn giáo, bịt miệng truyền thông, bỏ tù những người yêu nước, vi phạm nhân quyền, thực thi kế hoạch ‘tàm thực, của Bắckinh, làm cản trở tiến trình dân chủ hóa Việtnam, để khó trở thành đối tác tầm cỡ của Hoakỳ. Phải thế không thưa Ngài Đại Sứ? Sẽ bàn tiếp về vai trò Hoakỳ ở VN và Đông Nam Á trong các bài sau.

Little Saigon ngày 04/05/2010.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt