“Vành đai Con đường” sẽ thất bại bởi sự vô đạo của Tàu Cộng

Đường màu đỏ là con đường tơ lụa trên bộ (đường này có từ thời xa xưa nhưng ngắn hơn, nay phát triển thêm) – Đường màu xanh con đường tơ lụa trên biển, mới có trong kế sách BRI của Tập Cận Bình

Chuyên gia Peter Skurkiss với nhiều bài viết trên American Thinker đã đưa ra dự đoán về sự thất bại của dự án “Vành đai Con đường (BRI)” của Trung Cộng từ những yếu điểm nội tại của quốc gia tham vọng này.

“Vành đai Con đường” (BRI = Belt Road Initiative) là nỗ lực hai gọng kìm của Trung Cộng nhằm xây dựng một Con đường tơ lụa mới. Gọng kìm đầu tiên là vành đai kinh tế như Con đường tơ lụa trên đất liền. Cái còn lại là Con đường tơ lụa trên biển. Cả hai đang được thực hiện đồng thời và được cho là một trong những dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất của Trung Cộng được con người thực hiện.

BRI được dự định là một mạng lưới rộng lớn gồm đường sắt, hải cảng, đường ống dẫn dầu, khí đốt, và đường xe lửa cao tốc được xây dựng bởi các công ty và nhân công người Hoa. Trung Cộng cũng muốn xây dựng tới năm mươi đặc khu kinh tế dọc theo Con đường tơ lụa được mô phỏng theo Đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Tàu. Hơn một nghìn tỷ đô la dự kiến sẽ chi cho các dự án này vào năm 2027. Cho đến nay, 60 quốc gia đã ghi tên BRI hoặc bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia.

Skurkiss cho rằng, hầu hết các quốc gia liên quan đến BRI đều là những nước ngheo hoặc đang phát triển. Họ đang tìm kiếm nguồn tài chính (vốn vay) của Trung Cộng cho cơ sở hạ tầng với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế lạc hậu của mình. Nhưng Trung Cộng không chỉ “đánh bắt những nước dưới đáy”. Họ đã nhắm vào mục tiêu là các quốc gia ở Nam và Trung Âu. Vào tháng 3 năm nay, Ý đã trở thành quốc gia phát triển và là thành viên G-7 đầu tiên tham gia BRI. 

Skurkiss phân tích, BRI được giao bán như một kế hoạch kinh tế đôi bên cùng có lợi, tuy nhiên, các nhà phê bình coi đó là một phương tiện để Trung Cộng tăng cường sức mạnh chính trị, củng cố vị thế quân sự và tìm kiếm các thị trường mới. Thông qua BRI, Trung Cộng hy vọng không gì khác hơn là xây dựng lại cán cân quyền lực địa chính trị và tiến tới khẳng định mình trên toàn thế giới.

Liệu các quốc gia trong BRI có nghĩ đến điểm bất lợi của việc tham gia hay không. Mối quan tâm được bàn tán nhiều nhất là “bẫy nợ”. Về cơ bản, Trung Cộng cho vay tiền dự án cơ sở hạ tầng, nhưng quốc gia nhận vốn cuối cùng sẽ mắc vào một khoản nợ lớn. Sau đó, Trung Cộng hoặc lấy một số tài sản thực tế từ nước này hoặc đạt được các nhượng bộ ngoại giao và/hoặc quân sự.

“Đây là chủ nghĩa thực dân kiểu mới rất thâm độc. Một ví dụ là Bắc Kinh đã nắm quyền kiểm soát cảng lớn nhất của Kenya vì các khoản vay chưa trả được của quốc gia này”.

“Ngoài ra còn có một vấn đề khác. Khi quan sát Trung Cộng không qua lăng kính màu hồng, người ta thấy rằng đó không chỉ là một quốc gia vô luân mà là một quốc gia phi đạo đức, không tôn trọng nhân quyền”, nhà bình luận Peter Skurkiss cho hay.

Ngoài những điều như chính sách một con của Trung Cộng, đôi khi khiến phụ nữ bị ép buộc phải phá thai, sau đây là bốn ví dụ khác để chứng minh quan điểm này.

Đầu tiên, là việc sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại để giám sát con người và kiểm soát hành vi của họ

Tờ Business Insider viết: “Trung Cộng đang thiết lập một hệ thống giám sát rộng lớn để theo dõi từng người trong số 1.4 tỷ công dân của họ, bằng việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt từ cả những người đi bộ trên đường, buộc mọi người phải tải xuống ứng dụng có thể truy cập tất cả ảnh trên điện thoại thông minh của họ”.

Sự phát triển của công nghệ giám sát của Trung Cộng xuất hiện khi nhà nước tung ra một “hệ thống tín dụng xã hội” khổng lồ, xếp hạng công dân về hành vi của họ, và đưa ra phần thưởng lẫn hình phạt tùy thuộc vào điểm số của họ.

“Đây là một hành động mà chúng ta chỉ có thể thấy trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Bao lâu nữa Trung Cộng sẽ xuất khẩu căn bệnh ung thư này ra ngoài biên giới?”, Peter Skurkiss lo ngại.

Thứ hai, Trung Cộng ngày nay điều hành rất nhiều các trại tập trung

Ông Skurkiss cho biết, tại Trung Cộng, “các nhà chức trách đã bắt giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Slovak, Hui, và những người theo tôn giáo như Hồi giáo, Kitô hữu, học viên Pháp Luân Công và một số công dân nước ngoài khác. Khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu lên vấn đề này, Trung Cộng đã bác bỏ các trại tập trung bí mật và gọi đó là ‘trường nội trú’”.

Thứ ba, là vấn đề thu hoạch nội tạng từ các tù nhân chính trị

“Một nguồn cung cấp nội tạng tươi đặc biệt phong phú cho ngành cấy ghép tạng của Trung Cộng trong những năm gần đây là các học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và những bài tập cải thiện thân thể. Họ bi tuyên bố là tà giáo vào năm 1999 bởi Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Hàng trăm ngàn, có lẽ hàng triệu người, của nhóm đã bị bắt và biến mất vào một mạng lưới rộng lớn các nhà tù bí mật và họ không bao giờ được nhìn thấy nữa”, ông Skurkiss cho biết.

Thu hoạch nội tạng là một ngành kinh doanh đang bùng nổ ở Trung Cộng, và họ nắm giữ phần cung rất linh hoạt. Khi có một khách du lịch y tế có nhu cầu, đồng nghĩa với một tù nhân chính trị trẻ phù hợp sẽ được lựa chọn. Sau đó anh ta bị xử tử và trong vài giờ, một cơ quan nội tạng mới – có thể là phổi, tim, thận hoặc bất cứ thứ gì – sẽ được ghép cho khách hàng.

“Các quốc gia ký kết với BRI có thể hợp lý hóa hành vi vô nhân đạo của Trung Cộng bằng cách nói rằng những vấn đề đó là nội bộ đối với Trung Cộng và nó không liên quan đến họ. Đó là cái nhìn thiển cận. Nếu Trung Cộng đối xử với chính người dân của mình một cách vô nhân đạo, hãy tưởng tượng họ sẽ đối với người ngoài như thế nào khi thời điểm thích hợp”, Skurkiss cho hay.

Ông cũng bổ sung cho quan điểm của mình rằng, người Trung Cộng là những kẻ phân biệt chủng tộc bằng cách trích dẫn lời Gordon Chang đã viết trong cuốn “Sự vĩ đại của nước Mỹ”:

“Các học giả Trung Cộng ủng hộ quan niệm về sự tách biệt của Trung Cộng bằng thuyết tiến hóa mang tên “người Bắc Kinh”, khi cho rằng người Trung Cộng không có chung một tổ tiên với phần còn lại của loài người. Lý thuyết về sự tiến hóa độc đáo này của người Trung Cộng, không có gì đáng ngạc nhiên, củng cố quan điểm phân biệt chủng tộc”.

Do hậu quả của phân biệt chủng tộc, nhiều người ở Trung Cộng, bao gồm cả các quan chức, “tin rằng họ khác biệt về mặt chủng tộc và hoàn toàn vượt trội so với phần còn lại của nhân loại”, Fei-Ling Wang, tác giả của cuốn “Trật tự Trung Cộng: Trung tâm, Đế chế thế giới và bản chất sức mạnh Trung Cộng” (The China Order: Centralia, World Empire, and the Nature of Chinese Power) đã viết.

Thứ tư, là thương mại thiếu thành thật

Chính quyền Trung Cộng đã lừa dối trong mọi thỏa thuận mà họ đã ký kết. Khi họ thực hiện điều này một cách nhất quán với ngay cả cường quốc như Hoa Kỳ, thì sẽ không có một bước nhảy vọt nào trong logic để tưởng tượng Trung Cộng sẽ đối phó với các nước yếu kém một cách tử tế hơn.

Trung Cộng đang cho các nước mong muốn được vay để tham gia BRI uống mật ong. Nhưng sớm hay muộn những người tham gia BRI sẽ được nếm trải thực tế. Đừng ngạc nhiên nếu một quốc gia từ bỏ thỏa thuận với Trung Cộng vì các dự án cơ sở hạ tầng BRI đã không mang lại đúng lợi ích như dự án đã hứa hẹn.

“Điều này sẽ không xảy ra ngay lập tức, nhưng cuối cùng nó sẽ xảy ra. Bản chất của con người là như vậy, BRI không thể được duy trì lâu dài”, ông Skurkiss kết luận.

Theo Peter Skurkiss

Tất Thắng (Đại Kỷ Nguyên)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt