Ukraine chiến sự – tin tức và lời bình

1) Bắc Hàn điều động quân giúp Nga tấn công Ukraine:

Lính Bắc Hàn

Putin và Kim Jong Un của Bắc Hàn đã ký một hiệp ước chiến lược toàn diện vào mùa Hè năm ngoái, trong đó cam kết cả hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai bên bị tấn công.
Nay, cơ quan Tình Báo Quốc Gia Nam Hàn cho biết rằng Bắc Hàn đã điều động 1,500 lính đặc nhiệm tới Nga. Tổng thống Zelensky đã tố cáo Bắc Hàn trong tuần này chuẩn bị gửi quân tới giúp Moscow chống lại Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết rằng việc Bắc Hàn gửi quân tới giúp Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine sẽ là một sự leo thang chiến tranh “rất lớn”.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot nói thêm tại một cuộc họp báo chung với Sybiha ở thủ đô Kyiv diễn biến như vậy sẽ “đẩy cuộc xung đột leo thang sang một giai đoạn mới”.
Ngoại trưởng Pháp Barrot nói với các phóng viên tại thủ đô Ukraine Kyiv rằng: “Chiến thắng của Nga sẽ là sự tôn vinh luật pháp của kẻ mạnh nhất và sẽ đẩy trật tự quốc tế vào hỗn loạn” và “Đó là lý do tại sao các cuộc trao đổi của chúng ta nên cho phép chúng ta đạt được tiến triển trong kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Zelensky và tập hợp số lượng lớn nhất có thể các quốc gia xung quanh nó” – có nhã ý như một lời yêu cầu cho phép Ukraine chính thức gia nhập NATO, nhưng các đồng minh phương Tây vẫn chưa muốn xem xét cho đến khi chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc.
Cả Nga và Bắc Hàn đều phủ nhận việc họ chuyển giao quân sự. Và Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã nói vào thứ Sáu rằng ông không thể “xác nhận các báo cáo rằng người Bắc Hàn hiện đang tích cực tham gia vào nỗ lực chiến tranh”.

2) Chào hàng “kế hoạch chiến thắng” của Zelensky

Zelensky trình bày kế hoạch chiến thắng trước quốc Hội Ukraine

Tại Ukraine, trong thời gian qua, quân Nga tấn công dữ dội bằng vũ khí và tăng cường nhân lực làm cho Ukraine mất một vài vị trí chiến lược trọng yếu, như mất Pokrovsk là trung tâm giao thông dùng tiếp tế chiến trường Donetsk đã bị lọt vào tay Nga.
Gần đây Tổng Thống Zelensky phác thảo “kế hoạch chiến thắng” với các nhà lập pháp Ukraine nhằm trình bày với các lãnh đạo Tây phương và Hoa Kỳ để có thể nhận thêm quân viện mở rộng phản công.

Zelensky đã trình bày “Kế hoạch chiến thắng” gồm 5 điểm tại Quốc Hội Ukraine, 5 điểm đó là:

1) Ukraine tham gia liên minh quân sự NATO
2)
Tăng cường phòng thủ của Ukraine chống lại lực lượng Nga. Yêu cầu đồng minh cho phép xử dụng vũ khí tầm xa của họ viện trợ được phép bắn vào lãnh thổ Nga và tăng cường tiếp tục các hoạt động quân sự của Ukraine trên lãnh thổ Nga để tạo ra “vùng đệm” cho Ukraine.
3) Kềm chế và răn đe Nga không được xử dụng vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ Ukraine
4) Hoa Kỳ và EU cùng Ukraine bảo vệ chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của Ukraine và xử dụng chung tiềm năng kinh tế của nó.
5) Cho giai đoạn hậu chiến: thay thế một số quân đội Hoa Kỳ đồn trú trên khắp châu Âu bằng quân đội Ukraine.

Hai điểm quan trọng trong 5 điểm trên là: Ukraine được gia nhập khối quân sự NATO và cho phép xử dụng hỏa tiễn tầm xa do phương Tây và Hoa Kỳ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Trước các nhà lập pháp Ukraine, TT Zelensky nói rằng: các đồng minh Tây phương đang gia tăng áp lực khuyên Ukraine nên đàm phán với Nga, nhưng ông cho rằng cuộc đàm phán như vậy sẽ bất lợi cho Ukraine vì nó không xử dụng những điều “công lý” mà sự ép buộc đi đến hòa bình. Ông đang công bố “kế hoạch chiến thắng” của mình để thuyết phục NATO và các đồng minh Tây phương.

Zelensky tuyên bố: Ukraine không chuẩn bị cho một “cuộc chiến tranh tồn tại lâu dài” hoặc bất kỳ sự “đánh đổi nào liên quan đến mất lãnh thổ hoặc chủ quyền của Ukraine” – Điều này dĩ nhiên được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các nhà lập pháp Ukraine, nhưng với các đồng minh Ukraine đã cảm thấy uể oải với cuộc chiến kéo dài qua năm thứ 3 mà hòa bình vẫn chưa thấy ló dạng.

Hai điểm chính “kế hoạch chiến thắng” Zelensky dựa vào đâu và trở ngại gì?

Thứ nhất: Ông Zelensky dựa vào hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington vào tháng 7/2024, 32 thành viên NATO đều đã tuyên bố Ukraine đang trên con đường “không thể đảo ngược” để trở thành thành viên của NATO. Do đó Zelensky chốt vào sự việc này để được vào khối NATO. Khối này bảo đảm an ninh dựa của điều 5 NATO (khối NATO sẽ tham chiến nếu một thành viên bị xâm lăng).
Nếu Ukraine vào NATO tức các nước trong khối NATO kể cả Mỹ đều đưa quân qua tham chiến ở Ukraine để đẩy lùi quân Nga. Chắc chắn Nga sẽ thua trận và sẽ xử dụng vũ khi nguyên tử chiến thuật. Do đó, các nước trong khối NATO chỉ đồng thuận cho Ukraine vào NATO khi chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc.
Yêu cầu của Zelensky gia nhập khối NATO bây giờ khiến NATO rơi vào thế khó. Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào năm 2022, NATO đã phải vật lộn để tìm cách đưa Ukraine lại gần hơn mà không chính thức mời họ tham gia khối NATO. Tân Tổng Thư Ký NATO ông Mark Rutte vẫn không cam kết mời Ukraine vào NATO sớm. Ông nói: “Chúng tôi đang làm việc với người Ukraine để hiểu rõ hơn… điều này sẽ giúp chấm dứt chiến tranh như thế nào”. Hiện tại, điểm chính là giúp Ukraine giành lại nhiều lãnh thổ hơn và củng cố vị thế của mình cho bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào trong tương lai.

Thứ hai: Zelensky còn thuyết phục để được phép Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương viện trợ vũ khí tầm xa và Ukraine được phép dùng nó để tấn công sâu vào nội địa nước Nga.
Nếu các cường quốc NATO viện trợ vũ khí có khả năng bắn xa đến thủ đô của Nga hay các vị trí kinh tế và quân sự trọng yếu trên đất Nga, thậm chí có thể bắn tới điện Kremlin gây nguy hiểm tính mạng cho Putin và các thành viên nội các của của ông ta… Điều này làm cho Nga ăn ngủ không yên, buộc Nga phải tìm đường đàm phán hòa bình trong tư thế bất lợi, nó đồng nghĩa với Nga thua trận. Vậy nó không phù hợp với suy nghĩ của Kremlin cho nên dễ gây ra chiến tranh nguyên tử.

Những “Kế hoạch chiến thắng” này được Zelensky cho là phương pháp Ukraine tăng cường sức mạnh của mình trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moscow, nhưng trông ra khó thực hiện.

3) Trước mắt những khó khăn của Ukraine đang đối diện:

Người dân Ukraine chứng kiến cuộc chiến tàn khốc trên quê hương đã 3 năm, tâm trạng dân Ukraine trở nên buồn thảm khi quân đội của họ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn các bước tiến của Nga trên mặt trận.
Dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ Ukraine có thể bị tổn hại khi mọi người tập trung ngày càng nhiều vào cuộc xung đột ở Trung Đông. Điều này đã xẩy ra trước đây khi cược chiến Israel-Hamas bắt đầu.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024 cũng có thể mang lại sự thay đổi lớn từ Washington cho Ukraine. Nhất là đảng Cộng Hòa đã bắn tín hiệu không thích thú về việc viện trợ quân sự cho Ukraine để tiếp tục chiến tranh.
Ukraine cũng cần nhiều hệ thống phòng không hơn để bắn hạ hỏa tiễn của Nga hữu hiệu hơn. Hiện nay những vũ khí phòng không chưa đủ để ngăn chặn hỏa tiễn và bom lượn của Nga.
Ukraine cũng yêu cầu được tiếp cận với nhiều tin tức tình báo hơn từ các đồng minh.
Hiện nay thì sự viện trợ quân sự cho Ukraine vẫn tiếp tục, nhưng trong nội bộ mỗi một nước viện trợ đều có những vấn đề, như Đức tuyên bố sẽ không viện trợ hỏa tiễn tầm xa Taurus cho Ukraine. Hoa Kỳ thì chưa chấp nhận Ukraine dùng hỏa tiễn tầm xa phóng vào lãnh thổ nước Nga, Anh và Pháp chỉ qua lời nói của một vài giới chức cao cấp chứ chưa có quyết định chính thức (official) cho phép dùng hỏa tiễn viện trợ tầm xa để bắn vào đất Nga.

4) Viện trợ quân sự cho Ukraine:

Tính đến tháng 9/2024 (1), nhiều quốc gia trên thế giới đã viện trợ cho Ukraine là 174 tỉ USD gồm United State, Albania, Argentina, Australia, Austria. Azerbaijan, Belgium, Bulgaria, Campuchia, Canada, Colombia, Croatia, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Iceland, Israel, Italy, Japan, Jordan, Kosovo, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Montenegro, Morocco, Netherlands, New Zealand, North Macedonia, Norway, Pakistan, Poland, Portugal, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, South Korea, Spain, Sudan, Sweden, Switzerland, Turkey, United Kingdom.

5) Trong đó 10 nước viện trợ nhiều nhất:

10 nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine

6) Đến tháng 10/2024 Ukraine tiếp tục nhận viện trợ của các nước:

Ngày 18/10 Bộ trưởng Quốc phòng Canada, Bill Blair tuyên bố Canada có kế hoạch cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự trị giá 64.8 triệu Canada (47 triệu USD) bao gồm vũ khí nhỏ, đạn dược và thiết bị bảo vệ.

Ngày 17/10, Úc tuyên bố sẽ viện trợ 49 xe tăng M1A1 Abrams cũ cho Ukraine trị giá 245 triệu USD

Ngày 16/10, Hoa Kỳ đã công bố viện trợ 425 triệu USD gồm hỏa tiễn NASAMS,  RIM-7, hỏa tiễn Stinger; đạn HIMARS; đạn pháo 155mm và 105mm, các vũ khí nhỏ và các thiết bị khác.

Vào ngày 11//10, Đức công bố một gói viện trợ gồm của các nước Đức, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy cho Ukraine trị giá 1.4 tỷ EU. Viện trợ gồm các hỏa tiễn phòng không Skynex, Gepard, xe tăng và pháo tự hành cùng với xe bọc thép, máy bay không người lái, hệ thống radar và đạn pháo.

Vào ngày 9/10 Đức viện trợ hai hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T cho Ukraine từ Berlin vào tuần trước.

Vào ngày 6/10, Hà Lan đã công bố kế hoạch phân bổ gồm 400 triệu EU cho máy bay không người lái tiên tiến để trinh sát, phòng thủ và tấn công.

Vào ngày 3/10, Romania cho biết đã viện trợ cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot từ Bucharest.

7) Biden đến Berlin cùng 3 cường quốc NATO ở châu Âu tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine:

(Từ trái qua phải): Thủ Tướng Anh Keir Starmer, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ Tướng Đức Olaf Scholz và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron (ảnh chụp tại Berlin ngày 18/10/2024).

Ngày 18/10/2024 TT Hoa Kỳ Biden đến Berlin để gặp Thủ Tướng Anh, Thủ Tướng Đức và Tổng Thống Pháp để bàn chuyện ủng hộ cho Ukraine – hãy nghe báo chí lập lại để thấy các cường quốc này vẫn ủng hộ cuộc chiến Ukraine kéo dài như thế chiến tranh Ukraine chưa dứt – ít ra từ đây cho đền cuối năm hay Đảng Cộng Hòa thắng cử.

Joe Biden nói: “Khi Ukraine phải đối diên với một mùa đông khắc nghiệt tới, chúng ta phải – chúng ta phải – duy trì quyết tâm, nỗ lực và sự ủng hộ của mình”, “Và tôi biết cái giá phải trả là rất lớn. Đừng nhầm lẫn, nó không là gì so với chi phí sinh hoạt trên thế giới nơi sự xâm lược đang thịnh hành, nơi các quốc gia lớn tấn công và bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn chỉ vì họ có thể làm như vậy”.

Scholz nói rằng “chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine chừng nào còn cần thiết”, ám chỉ đến tài chánh cho vay quốc tế trị giá 50 tỷ đô la được tài trợ bằng lãi suất từ ​​lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga. “Lập trường của Đức rất rõ ràng: Chúng tôi đang hỗ trợ Ukraine hết sức có thể”. Ông nói thêm. “Đồng thời, chúng tôi đang bảo đảm rằng NATO không trở thành một bên tham chiến để cuộc chiến này không dẫn đến một thảm họa thậm chí còn lớn hơn”.

Tổng hợp admin https://vietquoc.org


(1) https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_military_aid_to_Ukraine_during_the_Russo-Ukrainian_War

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt