Úc-Việt sẽ nâng cấp ngoại giao “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”

Vương Đình Huệ (Chủ Tịch Quốc Hội CSVN) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc Penny Wong (phải)

Lời người post: Cách đây không lâu, Việt Nam ký quan hệ ngoại giao cao nhất với Nam Hàn là “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ ký bang giao với Úc một hiệp ước ngoại giao tương tự như vây. Cả Nam Hàn và Úc đều có ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ.
Câu hỏi đặt ra khi nào Mỹ mới có “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam? Hiện nay Mỹ-Việt đang ở cấp ngoại giao “đối tác toàn diện” từ năm 2013. Năm 2021, khi đến thăm Việt Nam, bà Kamala Harris đề xuất nâng lên hàng ngoại giao thứ 2 “đối tác chiến lược” nhưng Việt Nam không đồng ý. Sau đối tác chiến lược, mới lên hàng cao nhất “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”…  

Bài viết theo source: The Diplomat.
https://thediplomat.com/2022/12/great-expectations-as-australia-and-vietnam-ponder-comprehensive-strategic-partnership/

Vào tuần trước, Chủ tịch Quốc Hội Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam Vương Đình Huệ đến thăm nước Úc, tại thủ đô Canberra, Huệ gặp một số yếu nhân cao cấp của Úc, trong đó có Thủ Tướng Anthony Albanese. Huệ là ủy viên Bộ Chính trị đứng hàng thứ 4 trong “tứ trụ” triều đình quyền lực nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), cũng là nhà lãnh đạo CSVN cao cấp đầu tiên đến thăm Úc trong bốn năm qua. Chuyến thăm của Huệ là bước tiên phong cho việc thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” khi hai quốc gia này kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao. 

“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” là cao nhất ngang hàng với Việt Nam quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, Trung Cộng và Nga. Quan hệ “đối tác chiến lược” mà Úc-Việt ký vào năm 2018, nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập bang giao. Ý tưởng nâng lên Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lần đầu tiên được cựu Thủ tướng Úc Scott Morrison đề nghị vào tháng 1/2021, trong cuộc điện đàm với Nguyễn Xuân Phúc. Morrison cũng nhắc lại đề nghị này với Phạm Minh Chính trong cuộc gặp riêng bên lề COP26 ở Glasgow vào tháng 11/2021, Morrison cho rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước là “năng động”. 

Các nhà ngoại giao Việt Nam coi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện phản ánh mức độ tin cậy chính trị và chiến lược, và Bộ trưởng Ngoại Giao Úc Penny Wong gần đây cho biết quan hệ đối tác Việt-Úc là “có nền tảng trên sự tin cậy” và rằng “mối quan hệ giữa Việt-Úc rất sâu sắc”. Thật vậy, quan hệ Việt-Úc ngày càng được đặc trưng bởi sự hội tụ của các lợi ích chiến lược. Nổi bật là Úc “nước đầu tiên” và “duy nhất” trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam:
– Là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Hà Nội từ năm 1973, trước khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975.
– Úc là một trong những nước duy nhất ủng hộ Việt Nam trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc vào năm 1977.
– Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, cơ quan ngoại giao Úc tại Hà Nội trở thành cầu nối liên lạc duy nhất giữa nhà nước CSVN và các quốc gia phương Tây không có đại diện ngoại giao tại thủ đô Hà Nội.
– Năm 1994, Paul Keating thủ tướng Úc đầu tiên và là người thứ hai đứng đầu quốc gia phương Tây đến thăm Việt Nam sau chiến tranh 30/04/1975.
– Úc viện trợ cho Việt Nam xây cây cầu đầu tiên bắc qua sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Khi Việt Nam bắt đầu chương trình Đổi Mới kinh tế, Úc là một trong năm nước đầu tư nhiều tiền nhất vào Việt Nam.
– Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand) là ngân hàng đầu tiên đến từ quốc gia nói tiếng Anh mở chi nhánh và phục vụ ATM (Automated Teller Machine) đầu tiên tại Việt Nam.
– Công ty luật Phillips Fox của Úc là công ty luật nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Hà Nội và tiên phong trong việc xuất bản luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài bằng tiếng Anh.
– Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology) đã được trao giấy phép trở thành trường đại học nước ngoài đầu tiên thành lập tại Việt Nam và Đại học Swinburne là một trong những trường đại học nước ngoài đầu tiên được phép thực hiện các chương trình đào tạo tại Việt Nam vào những năm 1990.
– Úc là quốc gia phương Tây đầu tiên đón Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam vào năm 1990, cũng như đón Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1995.
 

Các cuộc thảo luận về việc ngoại giao nâng lên quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện Úc-Việt dường như đã chậm lại trong những năm gần đây, do hai quốc gia đang phải đối diện với đại dịch virus Vũ Hán (COVID-19) và cuộc bầu cử liên bang ở nước Úc vào tháng 5/2022. Một cuộc bầu cử đã đưa Đảng Lao Động Úc lên nắm quyền. 

Không giống như chính phủ Morrison, chính phủ cuả Thủ Tướng Anthony Albanese dường như đã thực hiện tiếp cận ngoại giao nhẹ nhàng và thận trọng hơn. Trong những tháng đầu tiên nhậm chức, những chữ “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” đã không được nhắc đến để mô tả về tương lai của quan hệ ngoại giao Úc-Việt trước khi có chuyến thăm của Vương Đình Huệ. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn trong chuyến thăm của Vương Đình Huệ vào tuần trước. 

Mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã được lặp đi, lặp lại trong các cuộc gặp giữa Vương Đình Huệ và các yếu nhân chính phủ Úc, bao gồm Albanese, Wong, Thống đốc David Hurley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Richard Marles và Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton. Đại sứ nhà nước CSVN tại Úc Nguyễn Tất Thành cũng có nhận xét cò mồi, quan hệ Việt-Úc đã đạt đến độ chín muồi để bước sang một giai đoạn mới của lòng tin, bao hàm việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh, Việt Nam và Úc đã ký Bản Ghi Nhớ về Hợp tác Quốc phòng năm 2010, được thay thế bằng Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về Tăng cường Hợp tác Quốc phòng năm 2018. Hai bên đã thiết lập và duy trì Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng thường niên, Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng, tham vấn hợp tác quân sự hàng năm và Đối Thoại Chiến lược Ngoại giao và Quốc phòng hàng năm. Tuy nhiên, dù nhiều như vậy nhưng nó chỉ giới hạn ở việc đào tạo nhân sự, quân y, an ninh hàng hải, quân đội gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các chuyến thăm hải cảng của tàu chiến Úc. 

Hai bên hiện đang thảo luận khả năng hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ quốc phòng và an ninh mạng. Chiến lược quốc phòng của CSVN là không chấp nhận liên minh quân sự với nước thứ ba. Nhưng chiến lược đó không hề đề cập đến hạn chế sự hợp tác và tăng cường khả năng tự vệ của quốc gia. Việt Nam và Úc đều là quốc gia có vùng biển được coi an ninh hàng hải là an ninh quốc gia. Để đối phó với chiến lược ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà cả hai bên đồng ý và từng lập lại rằng dựa trên luật lệ quốc tế của luật biển chứ không bị cưỡng chế, hợp tác quốc phòng Việt-Úc trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nên bao gồm các cuộc diễn tập quân sự hải quân, tuần tra chung hải quân và hàng hải, chia sẻ an ninh tình báo. Bên cạnh các cuộc đối thoại hiện tại, có lẽ hai bên nên nghiên cứu khả năng kết hợp và nâng lên thành Hội Nghị Bộ trưởng 2+2 thường niên do các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng đồng mời họp và đồng chủ tọa. 

Cả Việt Nam và Úc đều bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện. Điều này có thể sẽ thành hiện thực vào năm tới khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, điều quan trọng là tên của quan hệ đối tác có phù hợp với thực chất không, nếu mối quan hệ giữa Hà Nội và Canberra muốn đạt đến “tầm cao mới” mà cả hai nước đều mong muốn.

Lê Hoành sơn biên dịch

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt