Tuổi Trẻ Việt Nam: Noi Gương Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Giang Và 12 Liệt Sĩ Yên Bái Hãy Can Đảm Đứng Lên Đấu Tranh Cứu Dân, Cứu Nước

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

“Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc của mình, khi bị các nước khác xâm phạm; và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu đồng bào ở trong vòng nguy hiểm khó khăn.” (Nguyễn thái Học – Thư gửi Quốc Hội Pháp) 

 

Cách đây 86 năm, Nguyễn thái Học và 12 liệt sĩ Yên bái lên đoạn đầu đài của chế độ thực dân Pháp. Hôm nay, ngày 17/6/2016, chúng ta làm lễ tưởng niệm. Tưởng niệm Nguyễn thái Học, Nguyễn thị Giang và 12 Liệt sĩ Yên bái cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ tới những vĩ nhân sáng nghiệp, những chiến sĩ anh hùng, những liệt sĩ cách mạng đã dựng nên dân Việt và nước Việt từ ải Nam quan tới mũi Cà mâu. Và cũng đồng thời, chúng ta, nhất là tuổi trẻ ở quốc nội – hải ngoại, hãy noi gương các vị anh hùng,  cố gắng đấu tranh cứu dân, giữ nước, chống lại chế độ độc đoán, độc tài cộng sản hiện nay đang buôn dân, bán nước, đang đọa đày dân tộc Việt nam và dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng. Hãy hành động đúng theo lời Nguyễn thái Học: “Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổquốc của mình, khi bị các nước khác xâm phạm ; và theo nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu đồng bào ởtrong vòng nguy hiểm khó khăn.”

Việt nam Quốc dân Đảng được thành lập từ năm 1926 do ông Phạm tuấn Tài, Phạm quế Lâm, Hoàng phạm Trân tức Nhượng Tống. Lúc đầu các ông định thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã dùng làm phương tiện truyền bá tư tưởng. Phong trào này phát động nhanh chóng, có tiếng vang khắp cả nước, lôi cuốn được nhiều thanh niên trí thức và hào hùng. Trong đó có một  sinh viên trường Cao đảng Thương mại, tính hào hùng, can đảm : Nguyễn thái Học, được cử làm Thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng. Bên cạnh có những tay đắc lực như Nguyễn thế Nghiệp hoạt động ở vùng Vân Nam và ở vùng biên giới Bắc Việt, Cao hữu Tạo, một nhà báo có tài, Nguyễn ngọc Sơn, một người có nhiều tâm huyết, tuổi trẻ, mới du học ở Pháp về. Ngày 25 tháng 12 năm 1927 chính thức khai đại hội và thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Nguyễn thái Học soạn thảo một chương trình gồm 4 thời kỳ như sau :

1)     Thời kỳ phôi thai trong vòng bí mật ;
2)     Thời kỳ dự bị, vẫn giữ bí mật ;
3)     Thời kỳ cách mạng ;
4)     Thời kỳ Cướp chính quyền rồi Kiến thiết : cướp chính quyền và kiến thiết một nhà nước theo cương lĩnh của đảng.

Nguyễn thái Học hợp với các đồng chí ấn định ngày 10 tháng 2 năm 1930 khởi nghĩa cướp chính quyền. Chương trình được chia vùng như sau :

a) Nguyễn thế Nghiệp đặc trách vùng Lao Cay,
b) Nguyễn khắc Nhu tức Xứ Nhu đánh Yên bái, Hưng Hóa, Lâm Thao và Sơn Tây,
c) Vũ văn Giảng tức Vũ hồng Khanh đánh Kiến An.

Cuộc Khởi nghĩa thất bại, các đồng chí khuyên Nguyễn thái Học trốn sang Tàu; nhưng ông không chịu, quyết ở lại tạo một phong trào khởi nghĩa lần thứ hai. Sau đó, ông bị bắt cùng với một số đồng chí  như Phó đức Chính, Đoàn trần Nghiệp tức Ký Con, … và đều bị Hội Đồng Đề Hình của Pháp xử ngày 28-3-1930 tại Yên Bái gồm có 10 án khổ sai có hạn, 30 khổ sai chung thân, 50 đi đày, 40 tử hình. Trong số 40 tử hình, có 13 lãnh tụ lên đoạn đầu đài trước nhất vào ngày 17/6/1930

Nguyễn thái Học ( 1902- 1930): Người làng Thổ tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, cha là Nguyễn văn Hách, mẹ là bà Nguyễn thị Quỳnh, sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà nội, được anh em bầu lên làm Đảng Trưởng Việt Nam Quốc dân đảng ngày 24 tháng 12 năm 1927. Ông quả là một vị anh hùng của dân tộc. Ngoài sự nghiệp, Ông còn để lại câu nói bất hủ mà chúng ta, nhất là giới trẻ nên ghi nhớ : “Không thành công, thì cũng thành nhân”. Nhân ở đây, ta có thể hiểu là người tức là : Nếu không thành công như cũng thành một con người xứng đáng với dân với nước. Nhưng chúng ta cũng có thế hiểu Nhân ở đây như là hạt nhân, là cái mầm ; tức là : Không thành công ngày hôm nay, nhưng cũng đã gieo mầm cho ngày mai, cho thế hệ sau.

Cô Giang: Em của Cô Bắc, và là vị hôn thê của Nguyễn thái Học, cô cùng chị hoạt động rất hăng say và đắc lực cho VNQDĐ. Khi hay tin hôn phu là Nguyễn thái Học bị bắt và bị xử ở đoạn đầu đài Yên bái, Cô Giang vô cùng tuyệt vọng, sau khi để lại một bức thư và một bài thơ tuyệt mệnh, liền dùng súng lục tự tử. Trong thư có lời lẽ oai hùng và cương quyết như sau:   “Anh đã là người yêu nước ! Không làm tròn nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng. Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang ! Các bạn đồng chí phải sống lại sau anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ.”

Cô Tâm: Tức Đỗ thị Tâm, cũng là một nữ đảng viên VNQDĐ. Sau khi cha cô là Đỗ chân Thiết, một nhà cách mạng bị giết năm 1913, cô quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước, liền gia nhập VNQDĐ. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, cô bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn, cô dùng giải yếm nuốt để tắt hơi thở mà chết. Cô mất vào năm đúng 18 tuổi, và đã lưu lại đời sau một gương can đảm của bực anh thư, một tinh thần bất khuất.

Ngày hôm nay, dân Việt đang đau khổ dưới gông cùm độc đoán, độc tài cộng sản, nước Việt bị bạo quyền cộng sản dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng, Tuổi trẻ Việt Nam hãy noi gương Nguyễn thái Học, 12 Liệt sĩ, noi gương Cô Giang, Cô Bắc, Cô Tâm, can đảm đấu tranh lật đổ bạo quyền, như lời Nhượng Tóng, cũng một đảng viên VNQDĐ :

Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng
Thương đời không lẽđứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút, quay gươm súng
Đâu chịu râu mà thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống .
Việc dù hỏng nữa, tội là công .
NhớAnh nhớmãi khi lâm biệt
Cười khóc canh khuya, chén rượu nồng.

( Nhượng Tống khóc Nguyễn thái Học, khi được tin ông bị lên đoạn đấu đài).

Trực Ngôn Chu chi Nam

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt