Từ mập mờ đến chính thức: Trung Cộng nhất quyết chiếm Biển Đông…

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng chiếm tháng 1/1974 của VNCH. Nay chúng đặt căn cứ quân sự và xây phi đạo…

Theo báo Nhật Bản tờ Japan Times, số ra ngày 02/12/2017, mặc dù ảnh vệ tinh của các cơ quan quốc tế đã phát hiện máy bay Trung Cộng J-11B tại khu vực đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2016 và tháng 4/2017, nhưng mãi đến tuần lễ đầu tháng 12/2017, giới truyền thông Bắc Kinh chính thức xác nhận về sự hiện diện nói trên.

Truyền hình Trung Cộng CCTV trong tuần phát đi những hình ảnh cho thấy máy bay tiêm kích J-11B hoạt động trong vùng Biển Đông, cất cánh, rồi hạ cánh trên sân bay trên đảo Phú Lâm mà Bắc Kinh gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing).

Truyền thông Trung Cộng nhấn mạnh là những chiếc máy bay này được cất giữ trong một nhà chứa có trang bị máy điều hòa không khí để bảo đảm mức bảo trì. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Cộng ấn bản ngày 01/12/2017 bình luận: “nhà chứa máy bay có máy điều hòa không khí, sẽ cho phép thường xuyên đưa nhiều máy bay tiêm kích hơn đến khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng gọi là Tây Sa.”

Tờ báo này tin chắc là Bắc Kinh “sẽ xây dựng thêm những địa điểm cất giữ máy bay tương tự như cơ sở đã có trên đảo Tây Sa. Điều đó sẽ giúp Trung Cộng tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông”.

Phi cơ chiến đấu J-11  của Trung Cộng (phiên bản của SU 27 của Nga)

Tờ Japan Times nhắc lại, trên đảo Phú Lâm, Trung Cộng đã xây dựng một phi đạo, các nhà chứa máy bay, khai triển hỏa tiễn địa đối không HQ-9 và thỉnh thoảng điều cả tàu có trang bị hệ thống chống hỏa tiễn đến khu vực nhạy cảm này. Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan cùng khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo có diện tích chưa đầy 3km2.

Từ 2012 Bắc Kinh thông báo đặt một đơn vị quân đội đồn trú tại Phú Lâm, lập ra thành phố Tam Sa, coi đấy là trung tâm hành chính của cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài khu vực Hoàng Sa, Trung Cộng đã xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, cho dù năm 2015 chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo được Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa hỏa tiễn và máy bay tiêm kích đến đảo Phú Lâm là bước đầu. Bắc Kinh sẽ có những kế hoạch tương tự ở Trường Sa.

Máy bay vận tải Trung Cộng diễn tập ở Biển Đông

Cũng trong khu vực Biển Đông, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 02/12/2017 dẫn tin từ Hải Quân Trung Cộng cho biết một phi đội máy bay vận tại Y-9 tham gia một cuộc diễn tập ở Biển Đông. Bài tập là bay trên một hành trình hàng ngàn cây số, thả hàng hóa xuống một hòn đảo trong vùng Biển Đông. Thông cáo không nói rõ là đảo nào. Đây là lần đầu tiên loại máy bay vận tải có sức chở 25 tấn hàng do Trung Cộng chế tạo diễn tập đường xa. Giới quan sát ghi nhận : cuộc diễn tập hôm qua là cơ hội để Không Quân nước này thể hiện khả năng phòng thủ trên biển.

Những trạm Radar bằng vệ tinh của Trung Cộng (hình Internet)

Ngày 16 tháng 12, 2017, hãng tin Press Trust Of India (PTI) của Ấn Độ và nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra cùng ngày đưa tin Viện Viễn Thám Tam Á hôm 15/12/2017 vừa thông báo sẽ phóng thêm 3 vệ tinh quang học vào năm 2018 và sau đó sẽ phóng thêm tổng cộng 7 vệ tinh khác để hoàn tất trước năm 2021 một chương trình khai triển vệ tinh giám sát vùng Biển Đông cả ngày lẫn  đêm.

Theo lời giám đốc Viện Viễn Thám Tam Á, khi hoàn thành, hệ thống vệ tinh này sẽ có khả năng giám sát Biển Đông ngày và đêm, phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu. Viên giám đốc này cũng cho cho biết chương trình khai triển vệ tinh nói trên sẽ hỗ trợ về mặt khoa học cho sáng kiến Con Đường Tơ Lụa trên biển thế kỷ 21 của Trung Cộng, cũng như hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp trên vùng Biển Đông.

Theo PTI, Trung Cộng khai triển hệ thống vệ tinh giám sát ngày đêm ở Biển Đông chính là nhằm gia tăng sự kiểm soát trên vùng biển mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ và đang xây nhiều đảo nhân tạo.

Kế hoạch nói trên được công bố sau khi tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS của Mỹ, ngày 14/12/2017, công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy trong năm 2017, Trung Cộng đã tiếp tục xây thêm các cơ sở hạ tầng gồm phi trường và quân cảng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Càng ngày Trung Cộng càng có những hành động quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ không thể bỏ rơi Biển Đông như trong bài viết “Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Biển Đông ?”, theo nhận định của Ông Lê Thành Nhân đăng trên trang nhà Việt Nam Quốc Dân Đảng – Cả hai con cọp đều cương quyết làm chúa sơn lâm ở khu rừng của mình, cuộc đấu sẽ khó tránh khỏi.

Theo tài liệu The Japan Times, Press Trust Of India, Hồng Kông South China Morning & RFI

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt