Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thăm Việt Nam

Tư liệu- Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris trong một buổi điều trần tại Thượng viện, ngày 23 tháng 02 năm 2016.

Tư liệu- Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris trong một buổi điều trần tại Thượng viện, ngày 23 tháng 02 năm 2016.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, đã tới Hà Nội trong chuyến thăm 3 ngày để tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt trong tình hinh tranh chấp trên biển Đông tiếp tục căng thẳng.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, đô đốc Harry Harris đến thủ đô Việt Nam hôm 26 tháng 10 để gặp mặt các nhà lãnh đạo chính phủ [CSVN] và quân đội. Chuyến thăm của đô đốc Harris sẽ khẳng định thêm quan hệ hợp tác và sự giúp đỡ của Mỹ để nâng cao khả năng chiến đấu của Việt Nam “đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh hàng hải và thực thi pháp luật.

Trang web của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ USPACOM đưa lên những hình ảnh ghi lại cuộc gặp giữa đô đốc Harris với các quan chức bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Đô đốc Harris tới thăm Việt Nam chỉ một ngày sau cuộc gặp của Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry và Thường Trực ban bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Đinh Thế Huynh tại Washington DC. Trong cuộc gặp mặt với nhân vật quyền lực thứ 2 của đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoại trưởng Kerry tuyên bố 2 nước quyết tâm “tăng cường khả năng bảo vệ việc tuân thủ pháp luật trên Biển Đông.”

Ngoại trưởng Mỹ tái xác định tầm quan trọng của chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ và đô đốc Harris cũng lặp lại cam kết này khi gặp các nhà lãnh đạo của Việt Nam trong chuyến thăm đang diễn ra. Thông cáo của sứ quán Mỹ cũng cho biết đô đốc Harris sẽ tới thành phố HCM, Đà Nẵng và Quảng Nam.

Nhằm củng cố sức mạnh của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, cuối tuần trước chiến hạm USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ [thuộc Hạm Đội 3, bộ chỉ huy ở San Diego, California] đã thực hiện cuộc hành trình tuần tra vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam. Trong trận hải chiến diễn ra năm 1974, Trung Cộng đã chiếm quần đảo này từ tay của hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Bắc Kinh cho rằng cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ là hành động “gây rối” và đã bất ngờ tiến hành các cuộc tập dượt trên biển Đông để đáp lại hoạt động của Mỹ. Washington khẳng định hoạt động của USS Decatur là “thường lệ” để thực thi quyền “tự do hàng hải” trên hải lộ bận rộn bậc nhất của thế giới. Ước tính mỗi năm các hoạt động thương mại trị giá 5,000 tỷ đô la được thực hiện ngang qua tuyến hàng hải này trên biển Đông.

Cùng lúc đó, theo ghi nhận của Reuters, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ tăng cường các cuộc tuần tra trên biển và trên không cũng như củng cố thêm năng lực quốc phòng để “bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”.

Trong khi Philippines đang xích lại gần hơn với Trung Cộng và tách xa hơn với đồng minh Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống Rodrigo Duterte, Việt Nam gần đây đã bày tỏ quan điểm ủng hộ các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Tuần trước, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CS Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh phát biểu sau buổi gặp mặt với phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Cara Amercrombie tại Hà Nội, nói Việt Nam sẽ ủng hộ “việc Mỹ can dự vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương càng lâu bền càng tốt miễn là việc can dự này đem lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.”

Tin Voice of America

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt