Tự do không phải là cho không mà phải đấu tranh mới có được (freedom is not free)

Lời người post: Những cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông rất kiên cường, dũng cảm, mưu lược có thể nói là trận chiến ví như châu chấu đá voi.  Con voi Cộng Sản Bắc Kinh này hung hăng và ác độc vô cùng, nhưng lúc này nó đang kẹt với thương chiến Trung-Mỹ nên không cựa quậy gì được…chì gầm gừ để hù dọa và dùng những thủ đoạn đê hèn của Cộng Sản để giết người. Như công an chìm giả dạng du đãng “đánh trọng thương” người biểu tình, bắt người biểu tình đẩy từ lầu cao xuống chết, giết chết con gái 15 tuổi cho lõa thể, chặt đầu thả trôi sông, trôi biển…. để hăm dọa người khác sợ hãi….những hành động ác độc thời Trung Cổ này chúng ta còn lạ gì đối với chế độ Cộng Sản.

Bảy triệu rưỡi người chống lại một bộ máy đàn áp khổng lồ từng giết chết hằng trăm triệu dân Tàu Đại Lục nay chúng phải chùn bước trước sức kháng cự vì tự do dân chủ của 7 triệu dân Hồng Kông – thượng đế ban phước lành cho Hồng Kông.

Dân Tàu Đại Lục nhắn người biểu tình Hồng Kông: “Cảm ơn đã đấu tranh cho tự do của chúng tôi” 

Trong khi đặc khu trưởng Hồng Kông bà Carrie Lam ủng hộ cảnh sát dùng vũ lực để đàn áp các cuộc xuống đường ở Hồng Kông. Theo BBC  

Đài BBC trích lời từ hãng tin Reuters là Bà Carrie Lâm, đặc khu trưởng Hồng Kông, con gà của Bắc Kinh hôm 19/10 tuyên bố ủng hộ cảnh sát dùng vũ lực đàn áp các cuộc tuần hành chống chính phủ dự kiến diễn ra cuối tuần này, .

Sau một tuần tương đối yên tĩnh, cuộc tuần hành lớn dự kiến xẩy ra hôm Chủ Nhật 20/10 để thử sức mạnh của phong trào dân chủ.  Các nhà vận động dân chủ tuyên bố sẽ tiếp tục mặc dù cảnh sát nói cuộc biểu tình này là bất hợp pháp.

Trong các cuộc biểu tình trước đó, hàng ngàn người đã thách thức cảnh sát và rầm rộ xuống đường dù không được phép. Các cuộc biểu tình này thường khởi đầu ôn hòa nhưng sau đó trở nên bạo lực vào ban đêm.

Tình trạng bất ổn ở Hồng Kông bùng nổ sau khi lãnh đạo Hồng Kông đề xuất dự luật dẫn độ vốn cho phép đưa các nghi phạm sang xét xử tại Trung Cộng, Đài Loan và Ma Cao. 

Vụ một thanh niên Hồng Kông, Chan Tong-kai, bị buộc tội giết bạn gái ở Đài Loan trước khi chạy trốn về lại Hồng Kông đã được đem ra làm ví dụ về lý do tại sao dự luật này là cần thiết.

Hôm thứ Sáu 18/10, Chan Tong-kai, người đang bị giam ở Hồng Kông vì tội rửa tiền, đã viết thư cho bà Lâm nói rằng anh ta muốn nộp mình cho Đài Loan liên quan đến cáo buộc giết bạn gái trước đó.

Bà Lâm nói trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Bảy 19/10 với đài truyền hình RTHK rằng đó là một sự giải thoát vì nó có thể kết thúc vụ án.

Bà cũng nói rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực thích hợp để giải tán các cuộc biểu tình, và rằng họ phản ứng với những người biểu tình bạo lực, trong tình hình cảnh sát Hồng Kông bị chỉ trích là đã dùng bạo lực quá mức với người biểu tình.

Hơn 2.600 người đã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình leo thang vào tháng Sáu.

Kể từ đó, những người biểu tình đưa ra các yêu cầu vượt ra ngoài việc phản đối dự luật dẫn độ, trong tình hình lo ngại gia tăng rằng Bắc Kinh đang làm xói mòn các quyền tự do được bảo đảm khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng vào năm 1997.

Trung Cộng phủ nhận cáo buộc và đã đổ lỗi cho các quốc gia nước ngoài như Hoa Kỳ, Anh và Na Uy đã kích động tình trạng bất ổn.

Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Hồng Kông kể từ khi thành phố này được trả về cho Trung Cộng, đồng thời đặt ra thách thức lớn nhất đối với Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền.

Cảnh sát đã từ chối cấp phép cho cuộc biểu tình vào Chủ Nhật 20/10 lý do nó có thể dẫn đến bạo lực và phá hoại, vốn đã tăng lên trong những tuần gần đây khi những người biểu tình mặc trang phục giống ninja (ngụy trang) đen đã đập phá các trạm tàu điện ngầm, các ngân hàng và cửa hàng của Trung Cộng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết hành động của cảnh sát dường như nhằm mục đích ngăn cản mọi người tham dự cuộc biểu tình.

Các cuộc biểu tình vào thứ Sáu 18/10 ôn hòa hơn, người biểu tình nắm tay tạo thành một chuỗi người dọc theo mạng lưới tàu điện ngầm thành phố và đeo các mặt nạ nhân vật hoạt hình bất chấp lệnh cấm.

Bà Lâm tuần này đã từ chối thẳng thừng hai trong số năm đòi hỏi cốt lõi của người biểu tình, gồm: quyền bầu cử phổ thông và ân xá cho những người bị buộc tội trong các cuộc biểu tình. Bà nói rằng đòi hỏi số một là bất hợp pháp và đòi hỏi thứ hai nằm ngoài khả năng của bà.

Thay vào đó, bà đã tìm cách dập tắt cuộc khủng hoảng bằng các kế hoạch cải thiện nguồn cung nhà ở và giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt. Không khí trong thành phố vẫn căng thẳng.

Những tội ác của nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh gây ra tại Hồng Kông

Trong 1 ngày có nhiều vụ rơi từ trên cao, 8 người tử vong đầy bí ẩn

Ngày 31/8, cảnh sát Hồng Kông tại nhà ga Prince Edward đã đóng cửa và hành hung, dư luận bên ngoài nghi ngờ rằng buổi tối hôm đó có người bị đánh chết sau đó bị huỷ hoại thi thể để xoá dấu vết;  vài ngày sau sự kiện này, các nơi ở Hồng Kông liên tiếp xuất hiện nhiều vụ rơi từ trên cao xuống tử vong, đặc biệt là từ ngày 5 – 6/9, trong 21 tiếng đồng hồ có 1 vụ treo cổ tự tử, 6 vụ rơi từ trên lầu xuống, một không may bị người rơi từ trên cao xuống đụng phải và tử vong.

Đồng thời, hai trường trung học tại Hồng Kông cũng liên tiếp phát đi thông báo có học sinh qua đời, và nội dung 2 bản thông báo lại tương tự nhau, cũng khiến cho dư luận có nhiều tin đồn Người dân Hồng Kông đều phổ biến cho rằng, những sự việc này có liên quan đến cảnh sát. 

Theo tờ Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, khoảng gần 3 giờ chiều ngày 5/9, tại toà nhà Shui Chuen O Estate ở Sa Điền (Sha Tin), một người phụ nữ trung niên rơi từ trên cao xuống dưới tầng 1 và tử vong tại chỗ. 

Khoảng gần 11 giờ ngày 5/9, tại Trung tâm quốc tế Thuận Phong (Shiu Feng Internation Centre), số 174-182  Queen’s Rd E, Wan Chai, một người phụ nữ trung niên rơi từ trên cao xuống tử vong tại chỗ. 

Khoảng 1:10 sáng ngày 6/9, tại khu vực toà nhà Sau Mau Ping South Estate, một ông lão rơi từ trên cao xuống tử vong. 

Khoảng 5:22 sáng ngày 6/9, toà nhà On Yeung ở Cheung On Estate ở Tsing Yi, có một người đàn ông lớn tuổi rơi từ trên cao xuống tử vong. 

Khoảng 10:30 sáng ngày 6/9, tại nhà hoả táng ở Diamond Hill, một người phụ nữ lớn tuổi rơi từ trên cao xuống, và đã tử vong sau khi đưa đến bệnh viện. 

Khoảng 12 giờ trưa ngày 6/9, tại Vườn hoa Victory (Victory Garden) ở Kwai Chung, một người phụ nữ cao tuổi rơi từ trên cao xuống và tử vong tại chỗ, khi rơi xuống đã va phải một bà cụ, sau khi bà cụ được đưa đến bệnh viện cũng không cứu chữa được.  

Ngoài 6 vụ rơi từ trên lầu xuống này, khoảng 10 giờ tối ngày 5/9, một toà nhà ở đường Tung Choi thuộc Mong Kok, có một ông lão treo cổ tự tử. 

Học sinh 2 trường Trung học ở Hồng Kông qua đời

Trước đó, ngày 3/9, trên mạng lan truyền thông báo của hai trường trung học ở Hồng Kông gửi cho phụ huynh học sinh liên quan, một thông báo đến từ Trường trung học công lập Sa Điền, một thông báo khác đến từ trường trung học Po Leung Kuk Tang Yuk Tien (Po Leung Kuk Tang Yuk Tien College).

Nội dung 2 thông báo không khác biệt nhiều, trong đó một học sinh qua đời ngày 2/9, một người qua đời ngày 30/8. 

Trong thông báo đều nhấn mạnh, học sinh đều “không may qua đời”, nhưng không nói cụ thể nguyên nhân tử vong.  

6 người bị cảnh sát bẻ gãy cổ?

Thông tin từ Diễn đàn LIHKG của Hồng Kông tiết lộ, tối ngày 31/8, có 6 người biểu tình tử vong vì bị cảnh sát từ phía sau bẻ cổ 90 độ. Đồng thời cũng cho biết thông tin này là do đích thân một người bạn làm việc ở nghĩa trang nói, cảnh sát và nhân viên y tế đều biết việc này. 

Bà Lương, người đứng đầu khu cộng đồng Quan Đường cũng chia sẻ thông tin trên Diễn đàn LIHKG, “Tối qua làm xong chương trình chiếu phim, có người đến nói rằng, nhà ga Prince Edward có 6 người tử vong, là người bạn làm ở nghĩa trang đích thân nói với anh ta chuyện này, 6 người đều chết vì gãy cổ, bị cảnh sát vặn cổ 90 độ từ phía sau.”

Trang tin Hồng Kông Free Press cũng vô tình quay được đoạn video tại nhà ga Prince Edward, một người phụ nữ phàn nàn rằng một người bạn của cô đã tử vong tại ga Prince Edwward tối ngày 31/8, bố của người này đã đến trụ sở cảnh sát Hồng Kông đòi thi thể, kết quả cũng “bị mất tích”. 

Ngoài ra, trên mạng cũng có thông tin lan truyền nói, vợ của một nhân viên cảnh sát cấp cao tiết lộ với bạn của cô ta rằng, lực lượng cảnh sát đã tiến hành mở cuộc họp nghiên cứu về sự kiện đánh chết người tại nhà ga Prince Edwward, phương án là đưa một khoản bồi thường lớn cho mẹ của nạn nhân để bịt miệng. 

Đối với việc Hồng Kông trong mấy ngày qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ tử vong ly kỳ, người Hồng Kông đều tỏ ra nghi ngờ, có khả năng là cảnh sát đánh chết người biểu tình, rồi tạo chứng cứ “tử vong ngoài ý muốn” để che đậy sự thực. 

Trước đó, cảnh sát Hồng Kông tuyên bố đã bắt giữ hơn 1200 người, trong số đó có nhiều người hiện không rõ tung tích. Người dân Hồng Kông cũng nghi ngờ những người “tự sát” trong thời gian gần đây, liệu có phải có người bị cảnh sát đánh chết rồi nguỵ tạo “chết lần 2”. 

Để tìm kiếm chân tướng, sau ngày 31/8, hằng ngày, người dân Hồng Kông đều tự phát đến ga Prince Edwward đặt hoa tưởng niệm, nhưng bị cảnh sát dùng bạo lực xua đuổi. Ngày 6/9, hàng trăm người Hồng Kông đã tập trung ở lối ra B của ga Prince Edwward, quỳ xuống thỉnh cầu Công ty đường sắt cao tốc Hồng Kông giao ra video đóng cửa nhà ga tối ngày 31/8 để trả lại sự thực. 

Nghi án nhiều thi thể trôi trên biển

Từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ đến nay, số vụ án “tự sát” tại Hồng Kông cũng liên tục tăng cao. Có học giả thống kê hơn 100 vụ tự sát từ ngày 12/6 đến ngày 10/9, và đưa ra nhiều nghi ngờ.

Sau ngày 12/6, các vụ “tự sát” duy trì ở con số 10 người trong khoảng mỗi 10 ngày. Nhưng từ ngày 21 – 31/8, số vụ “tự sát” tăng lên 18 người.

Trong hơn 10 ngày từ ngày 1/9, số người “tự sát” tăng mạnh lên 49 người. Thời điểm này cũng là thời điểm vừa mới kết thúc sự kiện cảnh sát tấn công dã man người dân ở ga Prince Edward hôm 31/9, sau sự kiện này liên tiếp có tin đồn “cảnh sát đánh chết người”.

 Trong khi đó, không ít vụ án liên quan đến án mạng cũng có rất nhiều điểm đáng nghi, bao gồm cả vụ thi thể nhảy lầu nhưng không có vết máu, ngược lại có vết thương cũ, thi thể chết trôi hai tay bị buộc, v.v. Còn có nhiều trường hợp thi thể có trạng thái chết đáng sợ. Một người nữ lõa thể “nhảy lầu”, thi thể gẫy làm 2 đoạn từ phần eo.

Nhiều nghi vấn về vụ xác thiếu nữ biểu tình 15 tuổi

Nữ sinh Hồng Kông Trần Ngạn Lâm 15 tuổi mất tích vào ngày 19/9, khi tìm được chỉ còn là một thi thể lõa thể nổi trên mặt nước. Trong lúc vẫn còn nhiều nghi vấn xung quanh cái chết của cô, thì thi thể của cô đã bị vội vàng đem hỏa táng và chôn cất vào sáng ngày 10/10. Cảnh sát phủ nhận Trần Ngạn Lâm từng bị đánh đập và bị xâm hại, tuy nhiên dư luận liên tiếp lên tiếng đặt ra nhiều nghi ngờ về vụ án này.

Thi thể nữ sinh 15 tuổi tên Trần Ngạn Lâm bị phát hiện nổi trên mặt biển trong tình trạng lõa thể, đã bị nhanh chóng hỏa táng và chôn cất, cảnh sát nói rằng nguyên nhân cái chết của cô không có gì khả nghi.  

Tuy nhiên cư dân mạng đã chỉ ra nhiều điểm nghi ngờ xung quanh việc này, cũng như nhiều vụ “tự sát” thời gian gần đây tại Hồng Kông.

Theo Apple Daily, Trần Ngạn Lâm 15 tuổi, từng nhiều lần tham gia vào hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ. Nhiều thông báo cũng từng đưa tin, Trần Ngạn Lâm 15 tuổi, cao 1,53m, lần cuối cùng chia tay bạn bè là lúc 2:15 chiều ngày 19/9, 10 phút sau, cô nhắn tin cho bạn mình nói đang trở về nhà,  

“Đáng tiếc là đã đi 5 ngày nhưng chưa về đến nhà và mất tích từ đó.” Sau đó, có người nhặt được điện thoại, thẻ căn cước, thẻ học sinh của cô ở trong trường học thuộc khu vực Tseung Kwan O.

Đáng ngờ trong vụ tự sát ở Hồng Kông

Trong chiến dịch phản đối Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông kéo dài hơn bốn tháng qua, thông tin về các trường hợp “mất tích hoặc tự sát” rất thường xẩy ra, trong đó nhiều trường hợp đầy khả nghi. 

Vài ngày trước, cư dân mạng xã hội LIHKG Hồng Kông đã đăng tải một hình ảnh kinh dị cho thấy một người đàn ông quần áo xộc xệch nằm bẹp trên đường, vết máu trên cơ thể không rõ ràng, một chân bị gãy.

Cộng đồng mạng đặt ra nhiều nghi vấn về trường hợp gọi là “tự sát” này.

cơ quan truyền thông Hồng Kông cũng đưa tin xác nhận, khoảng 6 giờ tối tại tòa nhà Hin Keng Estate – Tai Wai, một người đàn ông họ Lian (31 tuổi) bị cho là rơi từ trên cao xuống thiệt mạng.

Cảnh sát sau đó đã xác nhận vụ việc và khẳng định là không có vấn đề gì đáng nghi ngờ.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng tinh ý đã chỉ ra nguyên nhân vụ việc không đơn giản, thậm chí còn liệt kê sáu điểm đáng ngờ: 

– thứ nhất, gần như không có máu trên mặt đất; 

– thứ hai, bị gãy chân như vậy đáng lý phải chảy nhiều máu, nhưng cơ thể ít thấy vết máu;

– thứ ba, thi thể đã bị cứng, phần cổ tay có dấu vết bị trói hoặc bị còng trước đó; 

– thứ tư, đầu nạn nhân nếu từ trên cao đập xuống thì tại sao không thấy bị phun óc ra; 

– thứ năm, có vết bầm tím ở lưng thi thể; 

– thứ sáu, thi thể không phải mới chết vì đã ngả màu trắng, xanh tím.

Qua nhiều vấn đề đáng nghi cho thấy quan điểm của cảnh sát rằng không có dấu hiệu khả nghi là không đúng.

Công luận Hồng Kông cũng chia sẻ, trong phong trào biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ này từ ngày 9/6 đến nay, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2.379 người. 

Ngoài ra, có đến hơn 100 trường hợp “tự tử”, đa số là các vụ “nhảy lầu” và hầu hết đều rất đáng ngờ. Điều đáng nói là phía cảnh sát Hồng Kông thường xuyên kết luận vụ án một cách vội vã.

Mới đây, đã có cư dân mạng tổng hợp tình hình vụ án tự sát ở Hồng Kông từ ngày 12/6 đến ngày 10/9, gọi là “Hồ sơ nhân sĩ tự sát chống Dự luật dẫn độ”, có ý để mọi người tưởng nhớ đến họ.

 Dữ liệu tổng hợp cho thấy, trong chiến dịch phản đối Dự luật dẫn độ này đã xảy ra 108 vụ tự sát, đa số là do “nhảy lầu”. Về độ tuổi, cao nhất là trên 60 tuổi, tiếp theo là từ 20 đến 30 tuổi.

Sau khi tập tin thống kế được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi, nhiều người đã bày tỏ tâm trạng đau khổ: 

“Đầy máu và nước mắt”, “Chúa phù hộ Hồng Kông”, “Cảnh sát đen phải trả nợ máu”, “Mỗi ngày đọc thấy tin này như có dao cứa vào tim”, “Tội ác của thổ phỉ Cộng sản Trung Cộng Lục Địa không sách nào ghi hết!”

Biểu tình Hồng Kông: Lãnh đạo Jimmy Sham bị “tấn công bằng búa”

CHRF cho biết Jimmy Sham bị một nhóm gồm năm người đàn ông cầm búa tấn công ở quận Mong Kok của bán đảo Kowloon, và bị thương ở đầu.

Tổ chức này nói thêm rằng Jimmy Sham tỉnh táo khi được đưa đến bệnh viện, và đang trong tình trạng ổn định.

Đây là lần thứ hai lãnh đạo của CHRF bị tấn công kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy Jimmy Sham thuộc Mặt trận Nhân quyền Dân sự (CHRF) nằm trên đường, người đầy máu.

Sự kiện này xảy ra vài giờ sau khi Đặc khu trưởng Carrie Lam phải ngừng đọc bài diễn văn hàng năm sau khi bị la ó phản đối tại tòa nhà lập pháp.

Các cuộc biểu tình rầm rộ ủng hộ nền dân chủ cho Hồng Kông bắt đầu vào tháng 6 và không có dấu hiệu giảm bớt.

Tổng Hợp

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt