Tuổi Trẻ Mùa Xuân! Thăng Long Ngàn Năm Khát Vọng
Từ thuở mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!
“Thăng Long! Cái tên ấy đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu rời đô cách đây gần 1000 năm… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử của đất nước, bao biến đổi của thời gian… Thăng Long ngàn năm văn hiến đã đi cùng năm tháng với những trang sử hào hùng chói lọi…”
Người Việt Nam ta!!!Dù đi đâu về đâu!!! Dù đang sinh sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất mỗi khi nhớ về cội nguồn, nhớ về ông bà tổ tiên…Đều chạnh lòng thương nhớ đất kinh kỳ Thăng Long… Nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi… Nơi in dấu của những điều huyền diệu về một thuở dựng nước và giữ nước của ông cha ta!
Thăng Long! Cái tên ấy đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu rời đô cách đây gần 1000 năm… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử của đất nước, bao biến đổi của thời gian… Thăng Long ngàn năm văn hiến đã đi cùng năm tháng với những trang sử hào hùng chói lọi… . Mở đầu bằng bản tuyên ngôn bất hủ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư!
Một Thăng Long đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm, cùng quan quân nhà Trần 3 lần đánh đuỏi quân Nguyên Mông “Xã Tắc tam phen chồn ngựa đá-Non sông muôn thuở vững âu vàng”
Một Đông Đô vẫn còn vang vọng hào khí Đông A. Với hội thề Đông Quan và bài Cáo Bình Ngô rung động lòng người… . Một câu chuyện đòi gươm đầy kì bí và một Thăng Long đã đi vào dấu tích oai hùng lừng lẫy của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ mùa xuân năm 1778 đánh tan 20 vạn quân Thanh.
Nhưng bên cạnh những trang sử hào hùng đó, Thăng Long cổ kính cũng trải qua những năm tháng trâm luân, Thăng Long đã chứng kiến cảnh điêu linh, hoang tàn và xơ xác của những vương triều hủ bại, của sự tranh giành ngôi vị quyền bính, của những cuộc trả thù tắm máu giữa các vương triều… Triều đại sau lấy triều đại trước làm bữa cỗ thịnh soạn một cách man rợ. Một Hoàng thành hoang tàn, biến thành tro bụi dưới ngọn lửa trả thù cho “hả dạ”của những quân vương hèn hạ. Một Thăng Long hoài cổ:
Dấu xưa vó ngựa hồn thu thảo…
… Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đã gieo vào lòng thế nhân những khắc khoải, nhớ thương về một cố đô kinh kỳ ắp đầy hoài niệm. Một Thăng Long quy tụ tất cả hồn thiêng sông núi đất Việt, của những buồn vui trong từng hơi thở của người dân Việt. Của những đau thương và mất mát, của những bi ai, khổ luỵ.
Một Thăng Long là niềm tự hào!Nhưng cũng từ Thăng Long ta chạnh lòng nghĩ về hiện tình đất nước xưa và nhất là hiện nay, Thăng Long yêu dấu dưới bạo quyền độc tài đã phôi pha, biến dạng đến nao lòng!
Đất Thăng Long ngày nay với dấu tích xưa đã dần đi vào quên lãng, những 36 phố phường, đình Yên Thái, mặt gương Tây Hồ… đã không còn dáng vẻ cổ kính xưa, mà thay vào đó là sự ồn ào pha tạp với những đường phố bẩn thỉu, đầy bụi bặm, Những khu phố kim chẳng ra kim cổ chẳng ra cổ, với đủ các biển quảng cáo lộn xộn loè loẹt, dây điện giăng treo khắp phố khắp phường như mắc cửi.
Người kinh kỳ, kẻ chợ đã mất đi dáng vẻ thanh lịch vốn có tự ngàn xưa, Cái thanh lịch, lịch lãm của người Hà Nội, giờ không thấy ai nhắc đến, mà thay vào đó là sự pha tạp của dân tứ chiếng quê mùa, con cháu quan lại địa phương do tham nhũng có tiền của đổ về Hà Nội sinh sống và hưởng thụ.
Nhớ về Thăng Long, nghĩ về Hà Nội! Nghĩ về hiện tình đất nước…Ta không khỏi xao lòng … với bao điều còn trăn trở:
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
… … … ………………………….
Nước còn chau mặt với tang thương.
Phải! Khi ngoảnh lại nhìn dòng lịch sử những gì cha ông ta đã đi… chúng ta thấy còn quá nhiều trăn trở, quá nhiều điều mà ta phải “chau mặt” không vừa lòng với những gì cha ông ta để lại!
Một dân tộc dũng cảm là một dân tộc dám nhìn thẳng vào sự thật! Một con người dám nhìn thẳng vào sự thật là một người dũng cảm!
Đúng vậy!Chỉ có những ai, những dân tộc nào dám nhìn thẳng vào sự thật… Dù sự thật có phũ phàng đến đâu cũng phải nhìn thẳng vào nó, thì dân tộc đó mới vượt được chính mình!
Những ai tự nhận mình là kẻ sĩ, hẳn còn nhớ hai câu thơ của nữ sĩ Huyện Thanh Quan trong bài “Thăng Long Thành Hoài Cổ”. Đã chua xót nhắc nhở, nhắn gửi, cảnh tỉnh cho đời cho hậu thế “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ… Nước còn chau mặt với tang thương”. Xấu cũng phải soi, tốt cũng phải soi, soi để mà biết, biết để mà sửa, càng thất bại càng phải học, để rút ra những bài học bổ ích, điều quan trọng là chúng ta phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, học tập những tấm gương của các nước khác như nước Nhật chẳng hạn, họ dám dũng cảm nhận lỗi với các nước mà cha ông họ đã gây ra chiến tranh xâm lược. Từ bài học lịch sử đau thương và mất mát, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, bằng ý chí và hành động họ đã tạo lên một dân tộc Nhật như ngày hôm nay.
Chúng ta đã từng nghe chuyện một nước Nhật đã dạy cho con em mình biết nhìn thẳng vào sự thật từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng câu mở đầu: “Đất nước ta nghèo lắm các em ạ! Chúng ta không có bất cứ một thứ taì nguyên gì được thiên nhiên ưu đãi…”
Và mới đây, nhà nước Campuchia công khai nói lên sự thật với thần dân của mình: Nompenh là của người Hoa và người Việt, còn người Kheme đang ở ngoài ruộng và người rừng… .
Những dân tộc dám nhìn thẳng vào sự thật như thế nhất định họ sẽ vươn lên…vưon xa…bởi từng người dân một họ ý thức được rằng muốn cho dân tộc mình sánh vai bằng các cường quốc năm châu, không có gì bằng sự tự lực tự cường, bằng sự gắng sức vươn lên khi biết nhà mình nghèo lắm, nhà mình còn thua anh kém em và khi thấy được cái nghèo hèn đó, khi thấy được cái sự dựa dẫm ỉ lại đó, đã làm chúng ta nghèo đi, hèn đi… sẽ là động lực để họ vượt qua được chính họ.
Từ việc nhận thức được điều đó và họ ý thức và xác định được rằng: Một dân tộc muốn vươn lên, thì không có sức mạnh nào vững chắc bằng sức mạnh của chính dân tộc đó!
Còn chúng ta! Dân tộc Việt Nam… có làm được điều đó… Có dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng như hiện nay hay không?
Trước hết. Tôi muốn mọi người hay xem nước Việt “nhỏ” hay “không nhỏ” để từ đó chúng ta… Mỗi người Việt Nam hãy bằng lương tâm, lương trị… suy nghĩ về dân tộc mình… Về bản thân mỗi người Việt Nam dù đang ở bất cứ vị trí nào! Cương vị nào và hoàn cảnh nào… trong bối cảnh đất nước hiện nay…
Việt Nam! Nhỏ hay không nhỏ
Chúng ta cần khẳng định một điều là hiện nay Việt Nam “nhỏ”! Đó là sự thật lịch sử mà chúng ta không dễ gì chối bỏ… Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc,chúng ta nói nhiều về tinh thần đấu tranh bất khuất của ông cha giữ nước và cứu nước. Nhưng khi đi sâu vào phân tích đánh giá những cuộc đấu tranh trong lịch sử, thì có lẽ duy nhất cho đến nay,chỉ có cuộc kháng chiến ba lần chống quân Nguyên là cuộc kháng chiến bảo vệ quốc mang nhiều ý nghĩa của cuộc đấu tranh chính nghĩa. Còn lại các cuộc xâm lược khác của ngoại bang, đều có xuất xứ từ mầm mống nội loạn, triều chính đương thời suy tàn thối nát, đi đến tranh giành quyền bính, gây lên cánh nồi da nấu thịt huynh đệ tương tàn. để cho các thế lực phong kiến phương bắc thừa cơ sang xâm lược đô hộ.
Âu cũng là đúng thôi, một người có cuộc sống vô độ, rượu chè be bét, tuỳ tiện buông thả không giữ gìn sức khoẻ, tất cơ thể sẽ bị suy yếu, sẽ là điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào huỷ hoại cơ thể, ắt gây lên bệnh là lẽ đương nhiên, chứ một người khoẻ mạnh, cơ thể tráng kiện thì vi trùng nào dám bén mảng. Nước giàu dân mạnh, thiên hạ thái bình, trên có minh quân trị vì, dưới có hiền thần hiến kế thì kẻ thù dù mạnh đến mấy cũng không dám nhòm ngó!!!
Hãy nhìn xem từ thuở An Dương Vương trị nước, câu chuyện Nỏ Thần, Lông Ngỗng, đã nhắc nhở chúng ta về mầm mống nội loạn, cho đến việc tranh giành quyền bính gây loạn 12 sứ quân thời nhà Ngô, việc hành thích Đinh Tiên Hoàng v.v. cho đến việc thoán quyền đoạt ngôi của Hồ Quí Ly làm cái cớ để giặc Minh sang xâm lược…đến hành động đê hèn cỏng rắn cắn gà nhà của vị hôn quân vô liêm sỉ Lê Chiêu Thống vào bậc nhất nước Nam, đã tạo cơ hội cho 20 vạn quân Thanh ồ ạt sang giày xéo đất nước… và còn rất nhiều những bi kịch khác của dân tộc mà chúng ta không muốn kể ra đây. Chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, thì chúng ta đã mất đi chữ “DŨNG”. Không nhìn ra cái sai của mình thì không bao giờ sửa được cái tật của mình mà tự huyễn hoặc có khác nào AQ của Lỗ Tấn.
Vấn đề thứ hai mà chúng ta “nhỏ”, là trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng nho giáo Trung Hoa, chúng ta không thoát khỏi được tầm ảnh hưởng đó, bị gò bó bởi tư tưởng phong kiến là làm sao chỉ quốc thái dân an, chăn dân trị dân để phục vụ cho chế độ phong kiến, bị hạn chế bởi tầm nhìn gò bó đã thi hành chính sách bế quan toả cảng, chứ không mở mang canh tân đất nước, khuyến khích dân làm giàu, nước mạnh.
Vì vậy, chúng ta khi tìm hiểu nguyên nhân, tại sao chúng ta “nhỏ”, bởi vì lịch sử mà cha ông ta để lại “không lớn” một chút nào, chúng ta không có lấy một công trình kiến trúc, văn hoá hay nghệ thuật nào xứng tầm với lịch sử. Trong khi đó nhìn ra các lân bang. Campuchia có Angkor, Lào có Luang Prabang. Thái có chùa Vàng v.v…Còn chúng ta thì triều đại sau trút giận lên triều đại trước bằng việc huỷ hoại đốt phá cho tan tành để chỉ mỗi một mục đích là cho quân vương hả giận…
Lịch sử có quyền phán xét cái công và tội của mỗi triều đại đại qua, để đời sau coi đó như một tấm gương noi theo hay tránh tai hại. Chúng ta có quyền trách cứ cha ông, cũng như chúng ta phải giành cho con cháu chúng ta cái quyền oán trách chúng ta hôm nay, đã không làm tròn sứ mệnh mà lịch sử giao phó. “Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai thế hệ nào thì thế hệ đó phải có trách nhiệm gánh vác”.
Chúng ta! ai là những người có lương tri, lương năng hãy suy nghĩ trước hiện tình đất nước. Đó là lịch sử, là thượng tầng kiến trúc của giai tầng thống trị đại diện cho thể chế quốc gia đã không có “cái tầm” của thời đại để đưa dân tộc đi lên sánh vai cùng hàng xóm lân bang, bè bạn năm châu bốn bể!!!
Còn hạ tầng cơ sở, tầng lớp bình dân, tầng lớp dân nghèo thì sao? Với một xã hội có mối quan hệ đố kỵ không thoát ra khỏi tư tưởng làng xã, an phận thủ thường “giấc mơ con đè nát cuộc đời con – hạnh phúc nhỏ đựng trong tà áo hẹp”; không muốn ai hơn mình, anh không muốn em hơn, trong lòng không vui với sự vượt trội của bạn, hằn học với hàng xóm mỗi khi bị thua thiệt, trong một xã hội, nếu có một người có chí hướng hơn người, liền bị dè bỉu, chế nhạo cho là hâm là dở người, tìm ngườì tài đã khó, thì việc tiến cử người tài lại là điều hiếm có. Đó là một trong những nguyên nhân xâu xa để chúng ta mổ xẻ phân tích cho cái “nhỏ”của chúng ta. Vì muốn tìm nguyên nhân thì phải xét từ cái gốc. Caí gốc của “Nhỏ”có nguyên nhân không nhỏ từ những vấn đề trên.
Tất cả những nhận xét trên, những dẫn chứng trên đều là sự thật hiển nhiên, dù muốn hay không muốn chúng ta đều phải nhìn thẳng vào sự thật đó để đối mặt với sự thật đó!! Để trong mỗi con người Việt Nam tìm ra được điểm yếu cố hữu của mình, của dân tộc mình, nhằm điều chỉnh và ý thức được trách nhiệm đối với dân tộc, đối với tổ quốc.
Các bạn trẻ Việt Nam thân mến!Trước khi kết thúc bài viết này, tôi xin kể về một dân tộc. Một dân tộc bi hùng nhất trong mọi dân tộc trên thế giới! Đó là dân tộc Do Thái, dân tộc của những đau thương và bi tráng, dân tộc của những huyền tích về một chúa trời giáng thế, về một Jerusalem đau thương và huyền bí và cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử loài người… trong đó nổi bật lên câu chuyện thiêng liêng về hòn đá thề, hòn đá thiêng liêng nhất của người Do Thái.
Lịch sử bi hùng của dân tộc bất khuất
Như chúng ta ai cũng từng biết về lịch sử dân tộc Do Thái, một dân tộc tự hào có dòng dõi của vua David và của triều đại Salomon huy hoàng trong quá khứ. Họ xứng đáng tự hào với một nền văn minh Ả Rập với các quốc gia láng giềng Ai cập, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã v.v… dân tộc Do Thái là một trong số các dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, nó được ra đời cung thời kỳ nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh lưỡng hà và sự phát triển rực rỡ với nền văn minh La Mã cổ đại.
Nhưng cũng kể từ đó nhà nước Do Thái cổ đại cái nôi khai sinh ra dòng đạo chính thống lớn nhất hiện nay, Đạo Thiên Chúa. Do Thái đã phải chịu một số phận mang đậm chất bi hùng, họ bị các bộ tộc và các vùng lãnh chúa khác xâm lược xua đuổi và có ý đồ xâm chiếm tiêu diệt đất nước Do Thái cũng như dân tộc Do Thái.
Để bảo tồn giống nòi và không chịu khuất phục. Một cuộc trường chinh vĩ đại nhất trong lich sử nhân loại đó diễn ra với lời thề thiêng liêng và đầy bí ẩn trước lúc ra đi… dân tộc Do Thái còn thì đất nước Israel còn và dù cho chỉ còn một người Do Thái, dù cho vật đổi sao rời, dù cho thời gian có thể bao lâu, nhưng người Do Thái nhất định phải trở về tổ quốc. Phải chăng lời thề thiêng liêng ấy được tổ tiên của ngưòi Do Thái thực hiện theo nghi lễ Do Thái Giáo trước khi đặt tay lên hòn đá thiêng…
Và người Do Thái đã phải tha phương, những dòng người di cư đưa nhau đi từng tốp, từng nhóm đến khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn và luôn truyền lại cho con cháu lời thề thiêng liêng đó.
Suốt trong đoạn trường mất nước đau thương, tưởng rằng dân tộc Do Thái sẽ bị tiêu diệt, sẽ bị lịch sử nhân loại quên lãng. Nhưng kỳ lạ thay! Trải qua gần hai nghìn năm bị mất tổ quốc, dân tộc Do Thái đã vượt qua được định mệnh nghiệt ngã của lịch sử, họ đã không bị tiêu diệt không bị đồng hoá bởi những nền văn hoá của các dân tộc khác, họ đã chứng tỏ là một dân tộc có sức sông mãnh liệt, dẻo dai và ngày càng bền vững, ngày càng phát triển…
Như chúng ta vừa được chứng kiến, sự kiện nhà nước Do Thái vừa qua đã chính thức công nhận và đón chào những đứa con lưu lạc sang Phi Châu trở về tổ quốc sau gần hai nghìn năm tha phương. Thật là phi thường! Dù đã trải qua hàng ngàn năm bị mất tổ quốc, nhưng họ đã giữ gìn được tài sản DÂN TỘC vô giá! Họ đã khẳng định được một chân lý: Dân tộc do thái là một dân tộc anh hùng! là một dân tộc bất diệt.
Từ những đau thương mất mát, dân tộc Do thái đã khẳng định được nguồn gốc giống nòi của dân tộc mình, tính đoàn kết cộng đồng, bản năng sinh tồn và phát triển không ngừng, ý thức vươn lên mãnh liệt cộng với sự thông minh thiên phú vượt trội hơn các dân tộc, các chủng người khác. Tất cả đã tạo lên một dân tộc Do Thái có đức tính và đặc tính riêng biệt.
Cũng chính từ những phẩm chất có tính đặc biệt này cũng là khởi nguồn của những mâu thuẫn, là kẻ thù của những giá trị kì thị dân tộc, chủng tộc ích kỷ hẹp hòi cả trong qua khứ, hiện tại và tương lai. Họ luôn luôn bị xua đuổi, bị tìm cách cô lập và khống chế, thậm chí bị tìm cách tiêu diệt như dưới thời Đức Quốc Xã.
Cũng chính vì những lý do đó, dân tộc Do Thái luôn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù để bảo tồn giống nòi của dân tộc, đã tạo lên cho họ một ý thức cộng đồng rất cao. Đặc tính này nó vừa mang tính bản năng, nhưng cũng mang tính ý thức, lý trí, đặc tính đó nó vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại cho họ. Đi đến đâu, cư ngụ ở đâu, hay khi đã trở về tổ quốc chung sống cùng dân tộc Palestine, họ vẫn thành lập những cộng đồng người Do Thái riêng, vì vậy trong các sinh hoạt dân cư, ngoài những sinh hoạt tôn giáo ra, người Do Thai cũng không mấy hoà đồng với các cộng đồng dân tộc khác, tôn giáo khác. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho họ bị các cộng đồng khác, tôn giáo khác không mấy thiện cảm, sự ích kỷ, tự kiêu dân tộc thái quá của họ trong các mối quan hệ cũng là đặc tính có nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ngăn cách của họ với các dân tộc khác.
Nếu người Do Thái ý thức được điều đó,vượt qua được những trở ngại này, nếu vượt qua được những hạn chế này. Nhân Dân Do Thái, một dân tộc thông minh, cần cù chịu khó nhất định sẽ trở thành một dân tộc hạnh phúc, xứng đáng được các dân tộc khác trên thế giới tôn trọng và ngưỡng mộ với những công lao và cống hiến của họ đối với sự phát triển của nhân loại.
Ngày nay!Chúng ta biết đến đất nước Israel, tuy vẫn còn những khó khăn mâu thuẫn với các nước lân bang trong việc tái lập quốc do lịch sử để lại. Nhưng những khó khăn đó không ngăn cản được sức mạnh một dân tộc anh hùng bất khuất, giàu tính dân tộc và cần cù thông minh, đã vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Chúng ta biết đến một quốc gia Israel duy nhất trên thế giới có nguồn ngân sách do những kiều dân của mình trên khắp thế giới, gửi về tổ quốc đóng góp theo nghĩa vụ công dân.
Một quốc gia Israel có nền nông nghiệp vi sinh tiến tiến bậc nhất trên thế giới với những thành tựu kinh tế hết sức ngoạn mục. Từ việc nuôi tôm trên nền cát cho năng suất tới 50 tấn/ha, cho tới việc lai tạo, sử dụng công nghệ đột biến gen với sản lượng 500 tấn cà chua/ha/năm
Ngày nay! có lẽ khi nói đến dân tộc Do Thái, không một ai phủ nhận những đóng góp vô cùng to lớn của họ cho sự phát triển của nhân loại, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế chính trị và khoa học kỹ thuật. Không những thế mà dân tộc Do Thái còn là mỏ chất xám vô cùng quý giá của nhân loại. Các vì tinh tú trên bầu trời nhân loại đa phần là những nhân vật kiệt xuất có nguồn gốc Do Thái, những Albert Einstein, Karl Max v.v…..
Các bạn thanh niên Việt Nam thân mến! Hẳn câu chuyện về đất nước Do Thái, dân tộc Do Thái sẽ làm các bạn chạnh lòng nghĩ về tổ quốc… Nghĩ về dân tộc!!!Nhưng xin các bạn chớ hiểu lầm về mục đích của tôi. Một dân tộc Do Thái coi lợi ích dân tộc là trên hết, họ hết lòng vì dân tộc họ, họ có nghĩa vụ với tổ quốc họ trước hết vì dân tộc Do Thái. Họ đóng góp tài chính và sức người, sức của cho một nhà nước Israel, bởi nhà nước đó là của tổ quốc Do Thái và vì dân tộc Do Thái. Nó hoàn toàn khác xa với nhà nước độc tài Cộng Sản Việt Nam, một nhà nước đã vì lợi ích cá nhân chủ nghĩa đã phản bội lại lợi ích dân tộc, đã dìm dân tộc mình trong vũng bùn tăm tối, đã dẫn dắt dân tộc mình đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Một nhà nước độc tài với những kẻ bệnh hoạn đã mất hết lương tâm đã đang tâm bán rẻ tổ quốc giống nòi, sẽ không bao giờ xứng đáng là đại diện cho dân tộc Việt Nam. Mà phải bằng hành động bằng lý trí và lương tâm, mỗi người Việt Nam cần có ý thức cùng nhau xúm vào lật đổ, hất bỏ hòn đá đang cản đường dân tộc chúng ta. Có như thế thì dân tộc ta mới phát huy được sức mạnh dân tộc, cùng nhau mau chóng vươn tới đỉnh cao của ước mơ của loaì người là tự do hạnh phúc.
Nhân sự kiện hải ngoại tổ chức đợt sinh hoạt thanh niên gốc Việt nhớ về cội nguồn với chủ đề “Tuổi trẻ mùa xuân Thăng Long”, tôi, người trong nước, muốn nhắn gửi tới các bạn, những thế hệ tương lai của đất nước, không phải là những lời chào mừng chiếu lệ, sự cổ vũ hoang tưởng, những lời hô hào động viên khích lệ trống rỗng, mà là một sự thật. Một sự thật trần trụi và nặng nề… Để từ đó chúng ta nhìn người lại ngẫm đến ta, nhìn ta lại ngẫm đến người… Để cùng nhau có ý thức có nghĩa vụ của một người con trong cộng đồng người Việt, dù ở đâu, đi đâu hay sống ở phương trời nào… hãy nhớ về cội nguồn để làm điều gì có ích cho bản thân cho dân tộc.
Sứ mệnh lịch sử đang đặt lên vai chúng ta trách nhiệm nặng nề!Hãy cùng nhau ghé vai gánh vác! Mong các bạn đừng thoái thác !
Như Hà