TT Obama phài đối diện với những nan đề tại Á Châu

Bài bình luận chuyến công du Á Châu của TT Hoa Kỳ Obama

TỔNG THỐNG MỸ OBAMA PHẢI ĐỐI DIỆN

VỚI NHỮNG NAN ĐỀ TẠI Á CHÂU

Lý Đại Nguyên

Trước chuyến công tác đầu tiên của Tổng Thống Mỹ, Barack Obama tại các nước Áchâu,  khởi đi từ ngày 13/11/2009, đến Nhật, Singapore, Tầu và Hànquốc, thì bọn Bành Trướng Bắc Kinh đã chơi trò ma bùn ăn cướp, đó là ngày 08/11/09, “Chính quyền tỉnh Hảinam (Trungcộng) quyết định thành lập Ủy Ban Thôn Đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật”. Tức là đảo Phú Lâm và Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàngsa của Việtnam. Lần đầu tiên nhà cầm quyền Hànội tay sai Trungcộng, chẳng biết do động cơ nào, vào ngày 16/11/09, đã dám công khai lên tiếng:“Việtnam phản đối quyết định này của phía Trungquốc. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việtnam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai  bên” . Cho thấy, do sự quyết liệt tố cáo thái độ hèn nhát của bọn cầm đầu Việtcộng Hànội bán nước cho Tầucộng của người Việt trong, ngoài nước bùng lên rộng khắp, đã khiến bọn họ run sợ, phải lên tiếng phản đối. Phần khác cũng có thể là do dư luận thế giới, nhất là Mỹ, Nhật, Ấn, Úc và Asean đang đặc biệt quan tâm tới việc Trungcộng cố công chiếm trọn biển Đông.

Thực ra  chuyến công cán tại Áchâu của tổng thống Mỹ, Obama, ngoài những đề tài công khai được đặt ra với các đối tác, như biến đổi khí hậu, việc phổ biến vũ khí hạt nhân, phục hồi kinh tế và nhân quyền…cụ thể như vấn đề Miếnđiện và BắcHàn, thì vấn đề sinh tử không được công khai đặt ra, nhưng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của nước Mỹ và Áchâu, đó là việc Trungcộng bành trướng ở biến Đông, đe dọa an ninh toàn châu Á. Chắc chắn nó phải được đặt ra trong các cuộc nói chuyện giữa tổng thống Mỹ, Barack Obama với Yukio Hatoyama thủ tướng Nhật. Cũng chính vì mối đe dọa của sức mạnh bành trướng Bắckinh, nên, “các nước Asean hoan nghênh sự quan tâm trở lại của Mỹ đối với vùng Đông Nam Á”. Điều này thể hiện sự “công nhận đúng lúc vai trò năng động và vị trí trung tâm Asean đang thực hiện nhằm thúc đẩy hợp tác tại Á châu”. Ngày 15/11/09, tổng thống Mỹ Barack Obama gặp các nhà lãnh đạo 10 nước Asean để bàn về những vấn đề thương mại, đầu tư, an ninh lương thực, thay đổi khí hậu, y tế. Và an ninh nội bộ của mỗi nước. Hai phía tìm cách mở rộng và thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và Asean. Đây là sự cam kết mới của Mỹ đối với các nước trong vùng.

Liệu sự quyết tâm của Mỹ tăng cường hợp tác toàn diện với Asean có làm cùn nhụt tham vọng bành trướng của Bắckinh hay không?  Đó là còn tùy thuộc vào thế cách ứng xử của Mỹ, cụ thể là ở bước đầu của ông Obama làm việc với giới cầm đầu Bắckinh. Theo tạp chí phố Wall nhận định (Đình Ngân dịch) thì: “Trước hết, sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của thế giới ngày nay phụ thuộc vào vai trò của Á châu. Điều này nhờ vào bản chất của sự gắn kết của Trungquốc vào với Mỹ và các nước lớn có ảnh hưởng tại Á châu như Nhậtbản, Ấnđộ, Indonesia, Hànquốc, Australia. Trungquốc đã thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các nền kinh tế hàng đầu Á châu. Nước này cũng đã trở thành cứng rắn trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, và Bắckinh cũng sẵn sàng gửi hải quân tới những mặt trận xa hơn”. “Các nước Á châu sẽ không hoàn toàn thoải mái với Trungquốc ngày càng mạnh hơn. Các nền kinh tế thị trường  phát triển và các nước vươn lên nhanh chóng như Ấnđộ, Indonesia đều đang cảnh giác với Trungquốc cứng rắn. Do đó Mỹ có thể đóng vai trò hữu ích là đối trọng, ngay cả khi hợp tác với Trungquốc. Mặc dù Trungquốc có tầm quan trọng về thương mại, nhưng Mỹ vẫn có ở Á châu những thứ mà Trungquốc không có được như: Quan hệ an ninh trực  tiếp với những nước chủ chốt trong khu vực và 5 thập kỷ được sự tin cậy về chính trị ở nhiều nơi. Tổng thống Obama nên tìm cách tăng cường, hơn là làm yếu đi, sự gắn kết giữa Mỹ với các đồng minh Thái Bình Dương”.

Phố Wall ở New York vốn được coi như chủ nhân ông của hệ thống tài chánh Mỹ. Lời nhắn nhủ của họ với ông tổng thống Mỹ, Obama rõ ràng nằm trong sách lược toàn diện và toàn cầu của nước Mỹ. Nghĩa là trong “tư thế đối tác” với Trungcộng, nước Mỹ phải luôn luôn giữ “vị thế đối trọng” của mình. Và trong vị thế đối trọng thì phải “tìm cách tăng cường, hơn là làm yếu đi, sự gắn kết giữa Mỹ với các đồng minh Thái Bình Dương” trong đó có Nhật, Hàn, Úc, Asean và một đồng minh mới tại Á châu là Ấnđộ. “Đối Trọng trong Đối Tác”, có nghĩa là không để biến nhau thành “Đối Thủ”, như trong cuộc chiến tranh lạnh. Chính vì vậy mà phải đặt mỗi nước vào vị thế “tự phòng thủ” và mở rộng đối tác công bằng với toàn thế giới.

Trong chuyến thăm Trungcộng, tổng thống Mỹ, Obama, trước khi gặp giới lãnh đạo Bắckinh, ông đã thực hiện cuộc đối thoại với 1.500 sinh viên Trunghoa tại Thượng Hải vào ngày 16/11/09. Về những giá trị phổ quát cho tất cả mọi người. Ông nói: “Chính phủ phải đáp ứng nguyện vọng của dân, mở cửa thương mại, cho tự do tiếp cận thông tin, và luật pháp phải bảo đảm sự thi hành công lý chứ không phải chỉ có con người làm việc đó”. Thổng thống Mỹ nói: “Hết sức tin tưởng ở sự cởi mở thông tin. Thông tin càng được tự do thì xã hội càng vững mạnh, vì như vậy người công dân của các nước trên thế giới có thể buộc trách nhiệm cho chính phủ, mọi bên đều phải suy nghĩ cho ra những ý kiến mới, thúc đẩy sự sáng tạo. Cho nên ông luôn luôn là người ủng hộ nhiệt thành cho việc sử dụng internet tự do, cũng là người ủng hộ cỡ lớn cho việc không kiểm duyệt. Đó là truyền thống của nước Mỹ… Theo tổng thống Mỹ, có lúc ông ước gì thông tin đừng được phổ biến quá tự do để khỏi phải nghe bao nhiêu là chỉ trích. Nhưng thực tế là ở Mỹ sự thông tin hoàn toàn tự do, và có vô số những nhà bình luận tha hồ nói gì thì nói về một tổng thống. Cho nên điều đó giúp cho Nền Dân Chủ vững mạnh hơn, giúp cho Người Lãnh Đạo tốt đẹp hơn, vì buộc lòng vị tổng thống phải nghe theo những gì mà ông không muốn nghe, phải tự xét mình trong những việc làm hàng ngày, tự xét mình xem đã làm hết mình cho người dân Hoakỳ hay không, (trích RFA).

Sau đó ông Obama mới gặp giới lãnh đạo Trungcộng. Ông cho biết: “Đã nói với chủ tịch Trungquốc Hồ Cẩm Đào là Nhân Quyền phải được tôn trọng khắp nơi kể cả đối với cộng đồng sắc tộc thiểu số”. Tổng thống Mỹ công nhận: “Tây Tạng là một phần lãnh thổ của Trungquốc, nhưng Hoakỳ hậu thuẫn cho việc nhanh chóng mở lại đàm phán giữa Bắckinh với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma”. Hai nước hứa hẹn cùng dùng thế lực chính trị để giải quyết những trở ngại của thế giới. Mỹ và Trungcộng cùng có xu hướng hòa hợp với nhau để làm gương cho các nước khác trên thế giới. Nhưng thực tế thì Trungcộng vẫn không từ bỏ thôn tính Việtnam và bành trướng ra khắp vùng Đông Nam Á. Đây là nan đề Á châu, mà ông Obama phải đối diện.

Little Saigon ngày 17/11/2009.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt