Trung Cộng bị Phương Tây tẩy chay hội nghị thượng đỉnh Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa cũ năm 1877 (đường màu đỏ)

Con đường tơ lụa: Danh từ này có từ đời thượng cổ, nay nhắc lại “Con Đường Tơ Lụa” có phải kể chuyện cổ xưa không? Thưa không, “Con Dường Tơ Lụa” mới là kế hoạch xâm lược mới của con cháu Đại Hán,Tập Cận Bình.

Con đường tơ lụa ngày xưa: Trung Hoa là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên (TCN). Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hạng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay.
Trên đường về ông và đoàn tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất thích thú. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là “Con Đường Tơ Lụa” lúc này chỉ là đường mòn tải tơ lụa, hàng hóa. “Con đường tơ lụa” thời đó bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Hoa) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, các nước xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường có chiều dài khoảng  6.437 km (theo tài liệu Wikipidia)

“Con đường tơ lụa”  mới được hình thành như thế nào? 

Những đường màu xanh là trong chính sách “Một Vành Đai, Một Con Đường” – Tức đường bộ nối đường biển (MSR) xuyên thế giới chỉ một tuyến đường nối Á, Âu, Phi, Trung Đông

Tập Cận Bình đưa sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), Con đường tơ lụa trên biển (MSR – Maritime Silk Road) phản ánh tham vọng của Trung Cộng từ một cường quốc khu vực sang mang tầm phủ lên thế giới. Sáng kiến này đang được Bắc Kinh tích cực khai triển sau hai năm “quảng bá”, và trên tiến trình thực hiện dè chừng vì sự nghi kỵ của các nước, đặc biệt ở châu Á.

Sáng kiến OBOR lần đầu tiên được Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 9-2013 trong chuyến viếng thăm Kazakhstan. Tháng 10 năm 2013, Tập tiếp tục nêu ra ý tưởng MSR khi viếng thăm Indonesia.

Trung Cộng nhấn mạnh Con đường tơ lụa trên biển (MSR) sẽ lấy các cảng biển quan trọng làm đầu mối. Tuyến đường này sẽ xuất phát từ các cảng biển Trung Cộng, một trong cảng chính có cảng Hải Phòng, trục chính đi qua Biển Đông theo eo biển Malacca, mở nhánh phụ qua eo biển Lombok, Sunda (Indonesia) và tiếp tục xuyên Ấn Độ Dương xuống Mombasa của Kenya, rồi đi dọc vùng châu Phi, tiến vào Biển Đỏ và vịnh Aden để tới Đại Tây Dương.

Thế giới biết rằng Trung Cộng không phải dùng con đường này vào việc giao thông thương mại thuần túy, mà cả một âm mưu về an ninh quân sự nới tiếp nhau như những tiền đồn trên các biển lớn, cho nên “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình nên đã tẩy chay. Vào tháng 5/2017, Trung Cộng tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh về “con đường tơ lụa” nhưng khách mời quan trọng không ai tham dự như bản tin dưới đây:

Phương Tây tẩy chay thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa (tin RFI ngày 18/04/2017)

Trong danh sách được ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Cộng công bố ngày 18/04/2017, trong số khách đã nhận lời mời đến dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa mới, tổ chức vào tháng 5/2017, chỉ có duy nhất một lãnh đạo nhóm G7 là thủ tướng Ý. Đối với một hội nghị mà Bắc Kinh muốn là sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm, sự vắng mặt của các lãnh đạo tầm cỡ trên thế giới là sự thất bại.

Phát biểu nhân dịp giới thiệu hội nghị, ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã nhấn mạnh trên con số đại diện của 110 quốc gia đến tham dự, trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ. Trong số này, dĩ nhiên là có lãnh đạo những nước được cho là thân thiết với Bắc Kinh, từ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho đến thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.

Vương Nghị họp báo tại Bắc Kinh (18/04)

Bên cạnh đó là một số nước muốn giao hảo tốt với Trung Cộng, từ tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, thủ tướng Malaysia Najib Razak, tổng thống Indonesia Joko Widodo hay bà Aung San Suu Kyi, nhân vật số một trong chính quyền Miến Điện hiện nay, cho đến tổng thống Kazakhstan, thủ tướng Thụy Sĩ, Cộng Hòa Tiệp Khắc, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hungari, Serbia và Ba Lan.

Thế nhưng, ngoài thủ tướng Ý Paolo Gentiloni, danh sách không có tên 6 nhà lãnh đạo còn lại trong nhóm G7 quốc gia kính tế phát triển hàng đấu như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Thủ tướng Úc cũng vắng mặt, tương tự như các lãnh đạo Ấn Độ, Hàn Quốc…

Theo hãng tin Reuters, các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ Trung Cộng đã hy vọng là sẽ có ít nhất là một lãnh đạo cấp cao phương Tây đến dự hội nghị, chẳng hạn như thủ tướng Anh Theresa May, để tăng thêm uy tín cho kế hoạch Con Đường Tơ Lụa mới, và nhất là xóa đi hình ảnh đó là “Made in Trung Cộng”.

Thế nhưng, ngoại trưởng Trung Cộng hôm nay đã phải công nhận rằng Luân Đôn chỉ cử bộ trưởng Tài Chính Philip Hammond, đi thay, trong lúc Paris và Berlin cũng chỉ dự trù một phái đoàn cao cấp mà thôi vì cả Pháp lẫn Đức đều lấy lý do bận bịu với những cuộc bầu cử.

Bị phóng viên chất vấn là liệu Bắc Kinh có tức giận trước sự vắng mặt của hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây hàng đầu hay không, ông Vương Nghị xác định rằng Trung Cộng không muốn chính trị hóa một sự kiện mang tính chất “hợp tác tích cực”.

Tuy nhiên, Reuters đã nhắc lại vào năm 2015, nội bộ giới lãnh đạo Bắc Kinh đã rất tức tối vì phần lớn các lãnh đạo phương Tây khước từ lời mời tham gia lễ diễn binh rầm rộ mà Trung Cộng tổ chức linh đình khoe trương để đánh dấu 70 năm kết thúc Thế Chiến Thứ II.

Các lãnh đạo phương Tây khi ấy không hài lòng với danh sách khách mời của Bắc Kinh, trong đó có tổng thống Nga Putin, người đã dùng vũ lực chiếm vùng Crimea của Ukraine một năm trước đó. Phương Tây cũng cảnh giác với thông điệp mà Trung Cộng muốn bắn đi khi phô trương sức mạnh quân sự nhân dịp đó.

Lần này cũng vậy. Mặc dù Trung Cộng đã mô tả kế hoạch “Con Đường Tơ Lụa” mới như là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người, nhiều nước phương Tây đã lo ngại về sự thiếu vắng minh bạch và chi tiết trong dự án này và rất nghi ngờ các ý đồ chính trị thâm sâu của Trung Cộng.

Một lần nữa, theo các nguồn tin ngoại giao được Reuters trích dẫn, sự hiện diện của tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo khác từ các quốc gia có thành tích đáng ngờ về nhân quyền, như Philippines và các nước Trung Á, đã góp phần làm cho phương Tây không muốn tham dự.

Sưu tầm, tổng hợp của trang nhà Vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt