Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa và Trườngsa như thế nào?
Chính sách bành trướng xâm lược của Đại Hán có từ ngàn xưa, từ thời kỳ phong kiến, đến không Cộng Sản rồi Cộng Sản. Chủ Nghĩa Đại Hán luôn luôn dòm ngó và thôn tính Việt Nam, muốn biến Việt Nam thành một tỉnh của Tàu. Mặc dù đã không biết bao nhiêu lần bị cha ông ta đánh bại phải chui vào trống đồng để thoát thân về bên kia ải Nam Quan nhưng âm mưu thôn tính của Đại Hán không bao giờ thay đổi. Trước đây Đại Hán chỉ dùng biên giới xâm lăng đường bộ qua nước ta. Nhưng nay họ thanh toán và bịt luôn mặt biển của Việt nam bằng các chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bắt đầu từ năm 1945 và kết thúc vào tháng 12/2007 chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã chiếm trọn vùng biển đông của tổ quốc Việt Nam – Lê Thành Nhân
Cộng Sản Trung Hoa xâm lăng
Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào?
Lê Thành Nhân @ vietquoc.org
Với luật biển của quốc tế năm 1982, Trung Cộng thấy rằng nếu đem hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước quốc tế để xét xử thì Trung Cộng không dính dáng gì đến Hoàng Sa và Trường Sa cả, vì từ bờ biển cực nam của Trung Quốc, tức đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa là gần 270 hải lý, và từ Hải Nam đến Trường Sa gần 750 hải lý. Trong khi luật biển 1982 quy định rằng từ thềm lục địa đến 200 hải lý là vùng có thể khai thác về kinh tế. Vậy Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ngoài ảnh hưởng khai thác kinh tế của Trung Quốc.
Biết đuối lý về mặt pháp lý, Trung Cộng chơi trò dùng thủ thuật “bác học”. Chính quyền Trung Cộng tập trung gần 400 nhà bác học ngày đêm nghiên cứu ròng rã 10 năm rồi đẻ ra một lý thuyết “Lưỡi Rồng Trung Quốc” cho rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa với chu vi “Lưỡi Rồng” như sau: Vòng đai “lưỡi rồng” nằm sát bờ biển Việt Nam cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách đảo Natuna của Indonesia 30 hải lý, cách đảo Palawan của Phillipine 25 hải lý như vậy là nó chứa trọn ba mỏ dầu và khí đốt chính: là Vanguard của Việt Nam, Natuna của Indonesia và Reed Bank của Phillipine nằm gọn trong cái “lưỡi rồng” ấy.
Tuy vậy, đây chỉ công dã tràn xây cát biển đông, 400 học giả cũng bị thất bại trước luật biển năm 1982. Đại Hán Trung Quốc quay lại chiến thuật tằm ăn dâu.
Cuộc chiến bành trướng mặt biển trong 70 năm qua của Đại Hán:
Lần Thứ nhất:
Năm 1945 khi Tưởng Giới Thạch trách nhiệm giải giới quân đội Nhật, thừa lúc Việt Nam đang lúng túng như nước vô chủ nên Trung Hoa (lúc đó do Trung Hoa Quốc Dân Đảng nắm chính quyền) đã chiếm luôn các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức. Năm sau, 1946 Trung Hoa lại hành chánh hoá vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam bằng cách thay tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa. Lúc này dưới chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, chẳng bao giờ nói đến việc xâm lấn thô bạo này. Còn Pháp lúc đó đang đối phó với Cộng Sản Việt Minh cho nên việc Tàu Tưởng chiếm Hoàng Sa cũng không lấy gì quan tâm, vì lúc đó Tàu Tưởng đang hợp tác với Pháp.
Lần Thứ Hai: (phần biển nằm trong 9 gạch vàng-có mũi tên đỏ là Trung Cộng tự cho là của họ)
Năm 1953, lúc Nakita Khrushchev lên thay thế Stalin và trở thành Tổng Bí Thư, Khrushchev thay đổi chính sách ngoại giao chung sống hoà bình với tư bản, trong khi Trung Cộng vẫn chính sách giải phóng các dân tộc ra khỏi bọn tư bản bóc lột nhất tề tiến lên chuyên chính vô sản. Đàn em CSVN đang lâm vào thế bí, sợ chính sách cởi mở của Khrushchev bỏ rơi đàn em nên CS Việt Nam nghiêng về Tàu Cộng. Lợi dụng viện trợ cho CSVN để bành trướng Cộng Sản đỏ, năm 1956 Chu Ân Lai với tư cách chủ tịch Quốc Vụ Viện Trung Cộng đưa bản đồ chín gạch (nine dashes) trao cho Việt Nam, và theo bản đồ này thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt nam chỉ có 12 hải lý kể từ đất liền. Ngày 14-09-1956, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng với tư cách thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Cộng Sản Bắc Việt) ký công hàm chấp nhận sự yêu cầu của Chu Ân Lai tức chấp nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Tuy nhiên khi hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17 vào tháng 7-1954, quân đội Hoà Kỳ thành đồng minh của Việt Nam Cộng Hoà, hải quân Hoa Kỳ đang trú đóng tại quân cảng Cam Ranh và bảo vệ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa như là chiến lược biển Đông nhằm cô lập Trung Cộng vào đất liền, cho nên Trung Cộng chỉ chiếm những hòn đảo nằm phía Bắc vĩ tuyền 17.
Lần thứ ba: (phía các chiến hạm xanh là của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, đỏ là Trung Cộng)
Tháng 1, 1974 lại một thời điểm thuận tiện cho Trung Cộng, lúc đó hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1, 1973. Theo hiệp định này, Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng, đặc biệt Kissinger là kiến trúc sư trong cuộc triệt thoái quân ở Việt Nam, ông là người gốc Do Thái muốn từ bỏ miền NamViệt Nam càng sớm càng tốt. Hơn thế nữa tình hình chính trị Hoa Kỳ rối răm sau vụ tổng thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate. Trung Cộng nhắm rằng Mỹ không bao giờ trở lại Việt Nam cho nên đây là lúc thuận tiện nhất đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19-01-1974 Trung Cộng cho hải quân và thủy quân lục chiến lên các hòn đảo của Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, nhưng cuối cùng vì hải quân Trung Cộng với vũ khí tối tân, với chiến hạm hùng hậu và trong tầm yểm trợ của không quân nên hải quân VNCH phải rút lui. Và quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Cộng từ tháng 1/1974.
Lần Thứ tư
Sau ngày 30-04-1975, ngày miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt, Liên Sô nhảy vào thay Hoa Kỳ ở Cam Ranh, lúc này Việt Nam chỉ còn quần đảo Trường Sa dưới sự bảo trợ của hải quân Liên Sô nên Trung Cộng không có hành động nào lấn chiếm các hòn đảo Trường Sa trong thời gian này. Vào năm 1988 đợi lúc Liên Sô kiệt quệ về kinh tế, từ bỏ ý đồ bành trướng Cộng Sản, tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan tháng 5 năm1988. Gorbachev tuyên bố không can thiệp vào nội bộ các “đồng chí”, co cụm trở về lo việc nội bộ. Lợi dụng tình thế này, Trung Cộng lại xua quân chiếm đảo Trường Sa giết chết gần 80 bộ đội Hải Quân. Nhưng lúc này Cộng Sản Việt Nam lại im lặng, dấu kín, ém nhẹm sự việc không cho báo chí và thế giới biết.
Ngoài những hành động bành trướng của Trung Cộng khi thời cơ cho phép, Trung Cộng còn có những hành động của bọn cướp biển “tàu ô” để thử phản ứng của thằng em Cộng Sản Việt Nam ra sao. Như ngày 27-12-2004, nhà cầm quyền Trung Cộng bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp, mặc dù các ngư phủ này cho rằng họ đang đánh cá trong vùng mà cha ông của họ thường đánh cá trước đây. Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 ngư dân bị thương, và bắt đem đi 8 ngư dân khác. Những lần vi phạm này, CSVN chỉ phản ứng chiếu lệ, rồi im bặt…..Trung Cộng thấy nhược điểm này nên cứ thế mà làm tới.
Lần thứ năm:
Đến tháng 12/2007, bất thần Quốc Vụ Viện Trung Cộng thành lập huyện Tam Sa để sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của họ.
Kết luận:
Những hành động xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam trong 1945, 1946, 1974, 1988 cho ta thấy một điều rằng: Hễ lúc nào Việt Nam vào thế yếu là lúc Đại Hán lợi dụng cơ hội xăm chiếm nước ta, cho dù Đại Hán này Cộng Sản hay không Cộng Sản. Vì thế cha ông ta cho rằng Bắc Phương là kẻ thù truyền kiếp rất nguy hiểm của dân tộc ta. Lịch sữ đất nước ta có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thời nào cũng có. Chỉ trừ 62 năm qua, từ khi CSVN nắm chính quyền là lúc mà đất nước của tiền nhân để lại mất phần đất biên giơi, vùng biển vịnh Bắc Bộ và cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lê Thành Nhân