Trung Quốc đánh thức sự trỗi dậy của một nước Nhật Bản hiếu chiến

Peter Hartcher (Theo Sydney Morning Herald)

Isaac Newton không hề nghĩ tới sự quyết đoán của Trung Quốc khi ông viết định luật nổi tiếng thứ ba của vật lý – đó là tất cả các lực đều tạo ra một phản lực bằng nó và theo hướng ngược lại.

Peter Hartcher

Nhưng dường như định luật này đúng với tình hình chính trị giữa các cường quốc của khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong năm 2010, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã quyết định theo đuổi một đường lối quyết đoán kiểu mới để tuyên bố chủ quyền trên các lãnh thổ các nước khác đã tuyên bố chủ quyền. Và các cường quốc khác trong khu vực đang bắt đầu đưa ra các phản lực.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Barack Obama “chuyển trục” về châu Á là một phản lực trực tiếp chống lại Trung Quốc. Bây giờ Nhật Bản đang cho thấy một số dấu hiệu muốn đẩy lùi Trung Quốc.

Thông báo rằng hai chính trị gia nổi tiếng nhất của Nhật Bản đang phối hợp lực lượng để tạo ra một đảng chính trị mới là một bước ngoặt trong lịch sử thời hậu chiến của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Shintaro Ishihara, thống đốc lâu năm của Tokyo, giã từ nhiệm sở của mình để lập ra một “lực lượng thứ ba” trong chính trị Nhật Bản cùng với sự hợp tác của thị trưởng thành phố Osaka, Toru Hashimoto. Việc tạo ra Đảng Phục hưng Nhật Bản của họ được công bố 10 ngày trước đây.

Mục đích công khai của họ? “Nếu Nhật Bản tiếp tục đi như thế này, nó sẽ chìm xuống hố và chết”, Ishihara nói.

Ông hứa hẹn sự hồi sinh của một nền kinh tế đã trì trệ trong hai thập kỷ qua và sự khôi phục của niềm tự hào dân tộc. Sự lựa chọn của từ “khôi phục” rất có chủ ý – một tham khảo đến Minh Trị Duy Tân, đã biến đổi từ một nước Nhật lạc hậu, phong kiến ​thanh một cường quốc hiện đại kiểu phương Tây.

Cả hai người đàn ông này đều là những chú diều hâu chống Trung Quốc và theo chủ nghĩa quốc gia gây tranh cãi, những người ủng hộ Nhật Bản từ bỏ “hiến pháp hòa bình” lập ra sau chiến tranh và tiến hành một cuộc tái vũ trang lớn.

Không phải là Nhật Bản không có quân đội. Mặc dù hiến pháp mà Mỹ áp đặt lên Nhật Bản quy định quốc gia này không được duy trì bất kỳ lực lượng vũ trang nào, và mặc dù ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ, Nhật Bản đã có lực lượng hải quân lớn thứ tư thế giới và là đối tác hàng đầu tiếp cận lĩnh vực công nghệ quân sự của Mỹ.

Trong những năm gần đây, Ishihara và Hashimoto đã bày tỏ sự ủng hộ việc Nhật Bản cần trang bị cho mình vũ khí hạt nhân, một viễn cảnh đáng báo động cho nhiều người Nhật và một số nước láng giềng. Một tờ báo hàng ngày hàng đầu ở Hàn Quốc, Dong-A Ilbo, đã lên tiếng báo động về “tư tưởng cực đoan cánh hữu” của hai người này.

Seoul có lý do để lo lắng. Hàn Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và lịch sử cay đắng với các cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản.

Đặc biệt là Ishihara, người đang sôi lên muốn đánh nhau với Trung Quốc. Là một nhà văn 80 tuổi, một trong số những nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia hiện đại đang thịnh hành ở Nhật, đã so sánh chiến thuật của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên Tokyo trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giống như những tên mafia.

Khi Bắc Kinh thắt chặt việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, một nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm điện tử, Ishihara cho biết: “Những gì Trung Quốc đang làm là rất tương tự như những gì các nhóm tội phạm có tổ chức làm gì để mở rộng lãnh địa của họ”.

Ông khinh thường bất kỳ thủ tướng Nhật Bản nào đã từng thực hiện nhượng bộ với Bắc Kinh.

“Nhật Bản có thể trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ quốc gia của Trung Quốc”, trừ khi nó đứng lên chống lại Bắc Kinh, ông ta nói. Ông đã lập luận rằng Nhật Bản “không nên ngần ngại” đi đến chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Và năm nay, trong động thái đối kháng chống lại Trung Quốc chưa từng có bởi các quan chức Nhật Bản thời hiện đại, Ishihara đã tìm cách mua lại, dưới tên của chính quyền khu vực Tokyo, một nhóm đảo đang có tranh chấp với Trung Quốc. Và Ishihara đề xuất xây dựng công trình trên chúng.

Những cái gọi là hòn đảo này thực ra chỉ là tập hợp vô dụng của tám tảng đá lớn không có người ở. Chúng được biết tới như là Quần Đảo Senkaku ở Nhật, và Diaoyu ở Trung Quốc. Giá trị của chúng nằm ở chỗ chủ sở hữu chúng có thể tuyên bố chủ quyền hàng hải và các đặc quyền kinh tế đối với tài nguyên dưới đáy biển, mà dường như có bao gồm cả dầu mỏ.

Các đảo này được sở hữu bởi một công dân Nhật, Ishihara đã mua chúng và xây dựng trên chúng. Đây là một hành vi không có mục đích pháp lý. Nó được thiết kế như một hành động khiêu khích thuần tuý đối với Bắc Kinh.

Để loại bỏ ý đồ này, chính quyền quốc gia Nhật bước vào cuộc và mua lại hòn đảo. Mục đích của chính quyền quốc gia là vô hiệu hoá Ishihara. Thủ tướng Yoshihiko Noda nói chính quyền ông không có ý định xây dựng gì trên các đảo này. Ishihara đã bị cản trở.

Nhưng bằng cách quốc hữu hóa các đảo, Nhật Bản vô tình làm chính phủ Trung Quốc – và người dân Trung Quốc – nổi cơn thịnh nộ. Đây là nguồn gốc của cuộc bạo động gần đây nhất, cái đã tạo ra tổn hại cho nền kinh tế của cả hai nước.

Triển vọng của Đảng Khôi Phục Nhật Bản là gì? Nhật Bản đang hướng đến một bầu cử sớm vào ngày 16/12. Một cuộc thăm dò của hãng tin tức Kyodo hai ngày trước đã xếp đảng này ở vị trí thứ hai, sau đảng đối lập Dân Chủ Tự Do, nhưng trên cả đảng Dân Chủ đang cầm quyền.

Đảng này không có nhiều hy vọng là sẽ tự thân nó tạo ra được một chính phủ – đảng này quá mới và không có nhiều thời gian để tổ chức. Nó đã nói sẽ chỉ đưa ra số ứng cử viên tranh cử bằng một nửa số ghế bâof trực tiếp.

Thế như khi mà không có đảng nào có khả năng dành đa số, điều này cũng có nghĩa là Đảng Khôi Phục Nhật Bản sẽ là thành viên quan trọng của một chính phủ liên hiệp.

Hành vi khiêu khích mới đây nhất của Ishihara đối với Trung Quốc là đề nghị một sự liên minh giữa Nhật Bản và hai quốc gia tranh chấp lãnh hải tích cực nhất với Trung Quốc, đó là Việt Nam và Philippines.

Ông ta cũng đề nghị duy trì liên minh với hoa kỳ: “Tuy nhiên, liên quan đến sự xâm lấn của Trung Quốc trên vùng lãnh hải, Nhật Bản chia sẻ mối quan tâm chung với Việt Nam và Philippines và có thể tạo thành một liên minh với các quốc gia về vấn đề này”.

Hashimoto và Ishihara đang tận dụng sự thất vọng ngày càng tăng của các cử tri Nhật Bản dành cho một trong hai chính đảng. Tuy nhiên, sự gây hấn của Trung Quốc đang cung cấp cho hai người này một mục đích và nền tảng mới.

Sẽ là một sai lầm sâu sắc trong lịch sử nếu quyết định tăng cường và mở rộng tranh chấp chủ quyền của Bắc Kinh không chỉ làm hàng xóm lo ngại và làm hồi sinh cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực – Trung Quốc đã đạt được những hậu quả không trông đợi này – mà còn tái vũ trang cho kẻ thù lịch sử của nó, đó là Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản ủng hộ hiến pháp hiện tại của họ và phản đối vũ khí hạt nhân. Nhưng Trung Quốc đang mở cho những người theo chủ nghĩa quốc gia mới ở Nhật Bảm một lối đi, và họ đang tận dụng cơ hội này.

Trong những năm 1980, thủ tướng đầu tiên của Singapore, Lý Quang Diệu, trong một lần khuyên nhủ không nên theo đuổi các vụ kiện tụng chống lại những thương vụ thành công của Nhật Bản lúc đó, đã nói: “Nhật Bản là những thương gia tốt, nhưng họ còn là những chiến binh tốt hơn”. Và ông không nghĩ rằng sức mạnh chiến đấu của các chiến binh Nhật đã chết, chúng chỉ tạm dừng hoạt động. Trung Quốc nên cẩn thận không đẩy các nước láng giềng quá xa.

Peter Hartcher là biên tập viên quốc tế.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt