Trung Hoa Dân Quốc bầu Tổng Thống Mới
Cuộc đời: Ông Mã Anh Cửu (Ma Jing Jeou), sinh ngày 13 tháng 7 năm 1950, đảng viên Trung Hoa Quốc Dân Đảng (Kuomintang of China) đắc cử Tổng Thống Đài Loan với tổng số phiếu 58% ngày 22 tháng 3 năm 2008. Ông sinh ra ở Hồng Kông, gia đình di cư sang Đài Loan lúc ông 1 tuổi. Ông tốt nghiệp trường Luật tại đại học Quốc Gia Taiwan năm 1972., tốt nghiệp Master Of Law (LLM) tại trường Đại Học Luật ở New York, tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật (SJD – Doctor of Juridical Science) tại Đại Học Luật Khoa Harvard, Hoa kỳ. Sau khi tốt nghiệp Harvard ông trở về Đài Loan để làm giáo sư luật. Hiện ông có gia đình và hai con. Sự nghiệp chính trị: Ông Mã Anh Cửu, Chủ Tịch Trung Hoa Quốc Dân Đảng (2005-2007). Cựu Bộ Trưởng Tư Pháp của Trung Hoa Dân Quốc năm 1993, Và cựu thị trưởng thành phố Đài Bắc. Phó Tổng Bí Thư của Trung Hoa Quốc Dân Đảng năm 1984-1988, trách nhiệm trong việc Ngoại Giao với Trung Cộng, và thành viên cao cấp trong việc giải quyết những vần để Eo Biển Đài Loan. Trung Hoa Dân Quốc (ĐÀI-LOAN) bầu ra một vị Tổng-Thống mới.Cuộc bầu cử đã được theo dõi không những bởi các đại-cường châu Á mà còn cả bởi Hoa-Kỳ, nước đã thừa-nhận Trung Hoa cộng sản trong khi cung cấp “võ khí phòng thủ” cho Đài Loan,nhân danh “luật về bang giao với Đài Loan” được biểu quyết vào 1979. Tổng Thống Bush của Hoa Kỳ,ngày thứ bảy, đã chúc mừng thắng lợi của ông Ma Jing Jeou, coi đó là “một vận hội mớỉ” cho Trung Hoa và Đài Loan.Trong một thông cáo,Tổng Thống Hoa Kỳ cho biết “tôi tin rằng cuộc tuyển cử này đã cho một vận hôi mới cả hai phe để mở ra và cam kết hỗ tương sẽ giải quyết những dị biệt bằng phương cách hoà bình”. Luôn luôn lo ngại về việc các căng thẳng leo thang và việc mất quân bình lực lượng trong vùng, Washington đã đưa ra những lời vừa chúc mừng, vừa khuyên can dưới hình thức cảnh cáo: “Bổn phận Đài Loan và Bắc Kinh là xây dựng một cơ sở thiết yếu cho hòa bình và sự ổn định bằng cách theo đuổi các đối thoại bằng mọi phương tiện khả hữu và kềm hãm mọi sáng kiến đơn phương khả dĩ làm thay đổi tình trạng ở bên này hay bên kia eo biển” Sau khi ông Mã Anh Cửu được đắc cử vào trách vụ Tổng Thống, các nhà phân tách chánh trị đã đặt ra câu hỏi liệu việc đắc cử này có đánh dấu sự chấm dứt nửa thế kỷ đối đầu giữa Đài Loan và Trung Hoa lục địa hay không? Điều có thể tin chắc là tiến trình này sẽ lâu dài và phức tạp.Thực vậy, trong thời kỳ trước tranh cử, đã có những phái đoàn của Trung Hoa Quốc Dân Đảng sang thăm Trung Cộng và đã được tiếp đoán nồng nhiệt, hình ảnh của Tưởng giới Thạch cũng đã được thay đổi ở Trung Cộng,các du khách đã được trình bày các nhân vật lịch sử cận đại như Tôn Dật Tiên là bậc Quốc Phụ, Mao Trạch Đông là một người cực tốt còn Tưởng Giới thạch là người tốt nhưng không tốt bằng! Dĩ nhiên,Trung Cộng mong muốn Đài Loan không còn là vấn đề với Trung Cộng nếu chấp nhận điều “một quốc gia,hai chế độ”, còn Đài Loan cũng không mong Trung Cộng là một vấn đề của mình nếu Đài loan là một bộ phận tách biệt khỏi Trung Hoa trong công thức “một nước Trung Hoa”.Cho nên,khi ông Mã Anh Cửu đắc cử,Trung Hoa lục địa có được một yên tâm tối thiểu,bởi trước mắt,các sự thù nghịch chưa được đặt ra.Ông Ma Jing Yeou đã đắc cử với một đa số 58%, mặc dù phe đối lập đã lợi dụng những biến động ở Tây Tạng để cảnh cáo. Ông Frank Hsieh của đảng Dân Chủ Cấp Tiến, đảng của ông Trần Thuỷ Biển và ông này đã không thể ra tranh cử một nhiệm kỳ mới, đã tuyên bố là Đài Loan có nguy cơ trở thành một xứ Tây Tạng mới nếu như ông Mã Anh Cửu đắc cử.Chiến thuật này cuối cùng đã làm thiệt hại cho chính ông ta.! Ngay sau khi đắc cử,ông Ma đã tuyên bố nhân dân Trung Hoa ở hai bẹn eo biển mong muốn hoà bình chứ không phải là chiến tranh. Với tất cả sự thận trọng,ông đã nói thêm một thoả hiệp hoà bình chỉ có thể ký kết nếu như Bắc Kinh ngưng chĩa các đầu đạn hoả tiễn sang đảo Đài Loan! Mặc dù có tình trạng “hàm hồ” giữa hai nước, mối liên lạc kinh tế giữa hai bên rất mật thiết,các công ty Đài Loan đầu tư mạnh mẽ ở Trung Cộng tính đến hàng tỉ đô la vì lẽ nhân công ở đây giá rẻ, lại có cùng ngôn ngữ và văn hoá.Cũng vậy,Trung Cộng là bạn hàng lớn nhất của Đài Loan. Tuy vậy ,vẫn chưa có đường bay trực tiếp giữa hai bên eo đảo mặc dù chỉ cách nhau có 200km! Việc bình thường hoá quan hệ giữa hai bên là điều lý tưởng nhưng không thể diễn ra ngay. Đoạn đường còn dài và nhất là những người Đài Loan không có sở trường trong những vấn đề thương thuyết loại này.Theo Jeff Lin của Đại Học Quốc Gia Đài Loan,đây là một thách đố lớn! Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia khác như Chao Chen Ming của Đại Học Cheng Chi “một thoả hiệp về hoà bình không phải là điều có thể dễ dàng hình dung.Việc phát triển quốc gia là một ưu tiên mới” trong khi đó Bruce Jacobs,giáo sư của viện đại học Monash ở Úc cho rằng không thể chờ đợi các tiến triển ngoạn mục trong những ngày sắp tới! Tử tế với Trung Hoa và chờ Trung Hoa tử tế lại là điều chẳng có được! Tin tổng hợp và bình luận |