Trung Cộng vẫn âm thầm xâm lược Biển Đông

Đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa (CSIS)

Mặc dù có những lời tuyên bố làm nguội nhằm đánh lạc hướng tân chính quyền Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á, Trung Cộng đang âm thầm tiếp tục có những hành động xâm lược trên Biển Đông dưới hình thức môi trường, dân sự để từng bước hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông. Mới đây Bắc Kinh mở rộng thẩm quyền của toà án tối cao ra Biển Đông, xây công trình mới ở đảo Hoàng Sa, hôm qua xây xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough…có thể đây là những “món quà” chào đón ngoại trưởng Tillerson đến thăm Bắc Kinh? 

Bắc Kinh mở rộng thẩm quyền toà án ở Biển Đông (Tin RFI ngày 13 tháng 3, 2017)

Tư pháp Trung Cộng nới rộng thẩm quyền “xét xử” ra khắp các vùng biển thuộc “chủ quyền” của nước này, kể cả vùng Biển Đông đang tranh chấp. Trên đây là nội dung bản báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao Trung Cộng tại kỳ họp của Quốc Hội, vào lúc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông.

Theo hãng tin AP, hôm qua, 12/03/2017, chủ tịch Toà án Tối cao Trung Cộng, Chu Cường (Zhou Qiang) thông báo Trung Cộng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải. Theo Tân Hoa Xã, tất cả các vùng biển thuộc “chủ quyền Trung Cộng” sẽ được luật pháp bảo vệ, cả những nơi đang tranh chấp. Theo luật mới, “có hiệu lực” từ tháng 8/2016, thẩm quyền của Toà án Tối cao Trung Cộng bao gồm không những vùng đặc quyền kinh tế mà cả thềm lục điạ và “mọi khu vực khác thuộc chủ quyền Trung Cộng”.

Theo Chu Cường, mọi “công dân Trung Cộng và nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Cộng sẽ bị truy tố ra toà án Trung Cộng”.

AP nhắc lại Trung Cộng đã tự tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, cũng như một phần lớn biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản.

Năm 2016, Bắc Kinh đã bác bỏ một phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực La Haye phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông. Sau vụ này, Tòa án Tối cao Trung Cộng đã diễn giải lại chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông. Quân đội gia tăng hoạt động tại Hoàng Sa và Trường Sa, củng cố các đảo nhân tạo thành pháo đài. Lệnh cấm đánh cá bốn tháng mỗi năm (từ tháng 5 đến tháng 8) tiếp tục được ban hành, viện cớ để truy đuổi ngư dân Việt Nam và Philippines.

Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Cộng Cảnh Sảng khẳng định Trung Cộng có toàn quyền quyết định làm gì thì làm trên đảo “Hoàng Nham”, tức Scarborough. Sở dĩ Bắc Kinh lớn tiếng là vì trước đó Manila tiết lộ với báo chí là Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng không được đòi hỏi chủ quyền ở Scarborough.

Biển Đông : Trung Cộng xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough (tin Reuters và RFI ngày 17 tháng 3, 3017)

Bãi cạn Scarborough (Wikipedia)

Trung Cộng đang xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines, theo tin từ một quan chức cao cấp chính quyền địa phương của Trung Cộng.

Theo hãng tin AP, tờ nhật báo chính thức Hải Nam Nhật Báo hôm nay, 17/03/2017, trích lời một quan chức cao cấp của “thành phố” Tam Sa cho biết là các trạm quan sát môi trường sẽ được xây trên 6 đảo và đá đang tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, nằm ngoài khơi phía tây bắc Philippines. Đây là lần đầu tiên Trung Cộng xây một cấu trúc thường trực trên bãi cạn này.

Bắc Kinh đã chiếm Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012. Sau khi tổng thống Duterte kêu gọi cải thiện quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh, Trung Cộng đã cho phép ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở khu vực này.

Theo lời quan chức cao cấp của “thành phố” Tam Sa, các trạm quan sát khác sẽ được xây trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974 và hiện vẫn là quần đảo tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan.

Cách đây hai ngày, hãng tin Reuters cũng vừa loan tin là một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 06/03/2017, cho thấy là trên Đảo Bắc (North Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng gần đây đã bắt đầu dọn đất và có thể đang chuẩn bị xây một hải cảng, mà theo các chuyên gia có thể là nhằm hỗ trợ cho các cơ sở quân sự. Trước đó, vào tháng 01/2017, cũng đã có thông tin về việc Bắc Kinh xây các công trình trên Đảo Cây, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo các tùy viên quân sự trong khu vực và chuyên gia, công trình mới trên Đảo Bắc cho thấy quyết tâm của Trung Cộng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trên các đảo ở Biển Đông.

Biển Đông: Trung Cộng xây cất công trình mới ở Hoàng Sa (tin RFI & Reuters ngày 15 tháng 3, 2017)

Các hình ảnh vệ tinh gần đây nhất cho thấy là Trung Cộng đã bắt đầu xây dựng công trình mới trên một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, chứng tỏ là Bắc Kinh tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự ở vùng biển này.

Theo hãng tin Reuters hôm nay, 15/03/2017, một ảnh vệ tinh chụp vào ngày 06/03, cho thấy là trên Đảo Bắc ( North Island ) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng gần đây đã bắt đầu dọn đất và có thể đang chuẩn bị xây một hải cảng, mà theo các chuyên gia có thể là nhằm hỗ trợ cho các cơ sở quân sự.

Công ty vệ tinh tư nhân Planet Labs đã cung cấp những hình ảnh nói trên sau khi có tin trong tháng Giêng vừa qua về việc Bắc Kinh xây các công trình trên Đảo Cây, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1974.

Theo các tùy viên quân sự trong khu vực và chuyên gia, công trình mới trên Đảo Bắc cho thấy quyết tâm của Trung Cộng đẩy mạnh xây dựng trên các đảo ở Biển Đông, cho dù Bắc Kinh đang cố tránh một cuộc đối đầu mới với chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump.

Reuters trích lời chuyên gia Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định rằng quần đảo Hoàng Sa “có vai trò rất quan trọng” đối với mọi nỗ lực trong tương lai của Trung Cộng nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Riêng Đảo Bắc nằm trong một vòng cung các đảo có thể tạo thành một lá chắn cho đảo Phú Lâm, nơi mà trong những năm gần đây Bắc Kinh đã đặt các giàn tên lửa địa đối không và các chiến đấu cơ phản lực, để bảo vệ đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Cộng trên đảo Hải Nam.

Tin tổng hợp Trung Cộng xâm lược Biển Đông không ngưng nghỉ.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt